Hàng chục trinh sát tỏa 8 hướng bắt đường dây ‘dịch vụ’ bằng giả
Các đối tượng trong đường dây rao bán, làm bằng giả thường lên các trang web rao vặt quảng cáo “dịch vụ” đã bị bắt.
Dụng cụ, chất liệu dùng để sản xuất bằng giả – Ảnh: Ngọc Lê
Ngày 13.4, hàng chục trinh sát, cán bộ điều tra của Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội (C45) – Bộ Công an đã tỏa ra 8 hướng ở TP.HCM và Biên Hòa thực hiện lệnh bắt, khám xét các đối tượng làm giả tài liệu, con dấu của cơ quan tổ chức.
Theo đó, Bộ Công an thực hiện lệnh bắt khẩn cấp và khám xét nơi ở đối với Lê Tấn Cường (30 tuổi, quê ở Bình Định), Lữ Minh Tâm, Lữ Minh Trí, Hồ Thị Thanh Vy, Trần Tư Dũng (ngụ Hóc Môn, TP.HCM), Lê Minh Tuấn, Trần Văn Long.
Trong đó Cường là đối tượng cầm đầu đường dây làm giả tài liệu, con dấu này; sản xuất bằng giả bán cho các đại lý, khách hàng ở các tỉnh, thành. Theo thông tin ban đầu từ cơ quan công an, nếu khách hàng có yêu cầu làm bằng giả, Cường sẽ nhận và chỉ đạo các đối tượng còn lại để sản xuất bằng. Địa điểm sản xuất bằng giả được Cường chọn ngay trong căn hộ ở chung cư C6 – Khu công nghệ cao.
Cường rất lựa chọn khách hàng, chỉ “mê” những “con mồi” lớn, còn những khách hàng đặt hàng lặt vặt một vài bằng Cường để cho “lính” của mình bán bằng.
Sau khi bán bằng, đàn em của Cường sẽ đi giao và lấy tiền mặt. Đối với khách hàng ở tỉnh thành khác ngoài TP.HCM, đối tượng buộc khách trả tiền qua ngân hàng; đối tượng sẽ chuyển bằng qua đường bưu điện.
Video đang HOT
Theo thông tin ban đầu, thủ đoạn chính của các đối tượng trong đường dây làm giả giấy tờ, con dấu tài liệu này là lên các trang web rao vặt để đưa tin về dịch vụ làm bằng đại học, trung cấp, bằng tiếng anh, tin học… với giá rẻ hơn so với giá thị trường. Nhóm này còn lập nguyên một trang web bán bằng giả và đăng những bài quảng cáo trên trang này.
Đường dây này sản xuất nhiều loại bằng giả, chứng chỉ quốc tế – Ảnh: Ngọc Lê
Hai trong số các đối tượng trong đường dây bán bằng giả – Ảnh: Ngọc Lê
Trên trang web của Cường, Cường rao “dịch vụ làm bằng đại học, cao đẳng uy tín, dễ dàng, bảo mật và chất lượng”. Những đối tượng trong đường dây này cũng cam kết mẫu bằng đạt 100% phôi thật, tem 7 màu, mộc giáp lai nổi và mộc đóng. Để tạo niềm tin với “khách hàng”, nhóm này đăng công khai số điện thoại và email để khách có nhu cầu liên hệ, và đối tượng cũng có thể gặp mặt trực tiếp để giao dịch.
Nội dung các tin rao thường là: Cung cấp chứng chỉ Bộ Giáo dục do các trường Đại học từ Bắc vào Nam có uy tín giá 800.000 đồng đến 1,5 triệu đồng/cái; bằng Đại học, Cao đẳng, Trung cấp, THPT các loại giá 5 triệu – 7 triệu đồng/cái; Toeic IIG quốc tế cấp giá 5 triệu – 7 triệu đồng/cái; chứng chỉ anh văn châu Âu A2, B1, B2, C1, C2 giá 5 triệu – 7 triệu đồng/cái. Ai làm số lượng nhiều sẽ có giá ưu đãi.
Điều đáng nói tất cả các loại bằng này có thể lấy chỉ trong 1 giờ.
Bằng giả do đường dây vừa bị bắt sản xuất – Ảnh: Ngọc Lê
Sáng nay, các trinh sát C45 chia thành nhiều mũi, ập vào nơi ở, nơi làm bằng giả của các đối tượng, thu giữ được rất nhiều bằng giả, phôi giả…
Đây là chuyên án của phòng 4 – C45, được các trinh sát phát hiện từ tháng 1.2016. Hiện vụ việc vẫn đang được C45 điều tra, làm rõ.
Ngọc Lê
Theo Thanhnien
Gài chứng chỉ ngoại ngữ giả vào hồ sơ xuất cảnh Canada
Thu tiền tỷ của người muốn sang Canada xuất khẩu lao động, giám đốc Hoa đặt Ly làm chứng chỉ ngoại ngữ giả để hoàn thiện hồ sơ.
Ngày 25/9, Công an quận Nam Từ Liêm, Hà Nội khởi tố bị can, tạm giam Nguyễn Li Ly (25 tuổi, quê Phú Thọ) và 4 người khác về hành vi cung cấp chứng chỉ ngoại ngữ giả cho Ngô Thảo Hoa.
Cảnh sát thu tang vật vụ làm giả bằng đại học, chứng chỉ ngoại ngữ...
Trong tháng 8, cảnh sát nhận được đơn trình báo của nhiều người tố cáo bị Hoa lừa đảo, chiếm đoạt tiền đặt cọc khi đăng ký đi lao động xuất khẩu tại Canada. Vào cuộc điều tra, lực lượng chức năng xác định, từ hai năm trước công ty do Hoa làm giám đốc đã thu của gần 20 người với lời hứa làm thủ tục nhanh gọn. Mỗi suất nộp trước 85 triệu đồng. Chờ đợi lâu không thấy được xuất ngoại, nhiều người đến rút tiền nhưng không được.
Làm việc với cảnh sát, giám đốc Hoa thừa nhận cầm gần 1,5 tỷ đồng của khách hàng, cho hay hồ sơ của 18 người đều bị từ chối cấp visa vì phát hiện có giấy tờ giả chứng chỉ tiếng Anh trình độ A. Những chính chỉ này do Hoa đặt mua với giá 300.000 đồng mỗi chiếc.
Từ đây, "lò" sản xuất bằng đại học, chứng chỉ giả do Ly cầm đầu bị phát hiện. Khám xét nơi trọ của Ly, cảnh sát thu hàng chục bộ dấu của nhiều trường Đại học khắp cả nước cùng gần 1.400 mẫu phôi giả và nhiều thiết bị.
Cơ quan chức năng đang làm rõ hành vi của Hoa và các nghi phạm khác.
Hoàng Việt
Theo VNE
"Buôn" văn bằng giả bằng công nghệ cao Cơ quan CSĐT CATP Hà Nội đang tiếp tục điều tra, làm rõ hành vi làm giả các loại văn bằng, chứng chỉ để bán kiếm lời của Nguyễn Anh Đào (SN 1989, trú tại huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc). Nguyễn Anh Đào và số văn bằng, chứng chỉ giả Lập trang web quảng cáo văn bằng giả Đầu tháng 3-2016, Đội...