Hàng chục triệu người Mỹ đối mặt với cơn bão mùa đông gây ra cái lạnh thấu xương
Ở Mỹ, hàng chục triệu người đang phải đối mặt với cơn bão mùa đông gây ra cái lạnh thấu xương, bão tuyết và mất điện, khiến nhiều kế hoạch gặp gỡ, sum họp dịp nghỉ lễ cuối năm bị hủy bỏ.
Tuyết rơi dày đặc tại Washington, DC, Mỹ. Ảnh tư liêu: AFP/TTXVN
Trong thông báo ngày 23/12, Cơ quan Thời tiết quốc gia Mỹ (NWS) cho biết trên 200 triệu người, tương đương 60% dân số Mỹ, nằm trong khu vực cảnh báo thời tiết nguy hiểm do bão lớn. Đây là phạm vi cảnh báo lớn chưa từng có ở Mỹ.
Theo trang FlightAware, hơn 3.100 chuyến bay nội địa hoặc chuyến bay đến và đi từ Mỹ trong ngày 23/12 đã bị hủy, gây ra tình trạng hỗn loạn tại các sân bay dịp nghỉ lễ. Trong khi đó, hơn 350.000 ngôi nhà và cơ sở kinh doanh rơi vào cảnh mất điện vào sáng 23/12.
* Tại Canada, hãng hàng không WestJet đã phải hủy tất cả chuyến bay lên lịch ngày 23/12 tại sân bay quốc tế Toronto Pearson, bắt đầu từ 9h.
* Trong khi đó, Hàn Quốc hứng chịu đợt giá rét kèm tuyết rơi dày, làm gián đoạn các chuyến bay và gây ra nhiều vụ tai nạn ô tô do mặt đường bị đóng băng.
Ngày 23/12, Cơ quan Khí tượng Hàn Quốc (KMA) cho biết nước này đã trải qua ngày lạnh nhất từ đầu mùa đông đến nay, với nhiệt độ buổi sáng ở các khu vực miền núi của tỉnh Gangwon giảm xuống mức thấp nhất là âm 26,3 độ C. Tại Seoul, nhiệt độ thấp nhất vào buổi sáng giảm mạnh xuống âm 13,6 độ C.
Video đang HOT
Tuyết rơi dày đặc tại Jeju, Hàn Quốc, ngày 18/12/2022. Ảnh: YONHAP/TTXVN
Băng giá kèm tuyết rơi dày xảy ra ở các khu vực miền Nam Hàn Quốc, trong đó có các khu vực Chungcheong và Jeolla, cùng đảo nghỉ mát Jeju.
Tính đến 17h (giờ địa phương, tức 19h giờ Hà Nội), huyện Sunchang ở tỉnh Jeolla Bắc ghi nhận tuyết rơi dày 63,5 cm, trong khi một số khu vực miền núi trên đảo Jeju ghi nhận tuyết rơi dày tới 80 cm.
Tuyết rơi dày giữa thời tiết băng giá đã gây ra nhiều vụ tai nạn ô tô, các tuyến đường bị phong tỏa và nhiều chuyến bay bị hủy. Tổng cộng 472 chuyến bay dự kiến đến và đi từ đảo Jeju đã bị đình chỉ. Các dịch vụ phà chở khách tại đây cũng bị hủy do gió mạnh. Thời tiết lạnh giá cũng buộc nhiều trường học ở tỉnh Jeolla Bắc phải điều chỉnh giờ học hoặc tổ chức các lớp học trực tuyến.
KMA cho biết rét đậm trên khắp Hàn Quốc dự kiến sẽ kéo dài đến Giáng sinh, tức là ngày 25/12.
Pháp: Giá rét sắp thử thách mạng lưới điện, hơn 60% dân số bị ảnh hưởng bởi việc thiếu điện
Nhiệt độ dự kiến xuống gần bằng 0 trong những ngày tới sẽ thách thức khả năng phục hồi của hệ thống lưới điện Pháp.
Để đối phó với nguy cơ thiếu điện, ngày 1/12, chính phủ Pháp thông báo sẽ triển khai kế hoạch cắt điện luân phiên, dự kiến ảnh hưởng tới hơn 60% dân số.
Đường dây tải điện nối từ các tháp làm mát trong nhà máy điện hạt nhân Tricastin ở Saint-Paul-Trois-Chateaux, Pháp ngày 21/11/2022. Ảnh: Reuters
Theo kênh truyền hình RT, đầu năm 2022, công ty điện lực EDF của Pháp đã chứng kiến sản lượng điện của mình giảm xuống mức thấp nhất trong 30 năm do lò phản ứng hạt nhân nhiều lần ngừng hoạt động. Đội ngũ nhân viên đang chạy đua với thời gian để đảm bảo động cơ chạy hết công suất, phục vụ người dân trong điều kiện giá rét mùa đông.
Jean-Paul Harreman, Giám đốc công ty tư vấn năng lượng EnAppSys, cho biết so với các nước châu Âu khác, Pháp dễ bị tổn thương hơn trước cuộc khủng hoảng năng lượng do điện hạt nhân sẵn có bị hạn chế và nhu cầu đặc biệt nhạy với sự thay đổi của nhiệt độ.
Sau tháng 11 với khí hậu ôn hòa, Pháp bước vào tháng 12 với nhiệt độ giảm đột ngột và duy trì ở mức gần 0 độ C sang tuần sau.
Mặc dù vậy, ứng dụng cảnh báo EcoWatt của RTE, mà chính phủ đang kêu gọi người dân tải xuống để được cảnh báo về nguy cơ cắt điện, vẫn đang hiển thị màu xanh ổn định.
Theo Giám đốc Harreman nói, Pháp đang tiến tới những hạn chế về hoạt động nhập khẩu điện. Bên cạnh đó, lượng điện tiêu thụ dự kiến đạt đỉnh 80 GW vào ngày 12/12 tới khi nhiệt độ tiếp tục giảm sâu.
Các bộ trưởng đã cảnh báo về khả năng mất điện trong trường hợp cung cầu chênh lệch quá lớn. Ngày 1/12, chính phủ Pháp thông báo sẽ triển khai kế hoạch cắt điện luân phiên kể từ đầu năm 2023 để đối phó với nguy cơ thiếu điện.
Theo EDF, từ tháng 1/2023, việc cắt điện sẽ thực hiện luân phiên theo từng khu vực và thời điểm cụ thể, bao gồm cả các khung giờ cao điểm từ 8h - 13h hay từ 18h - 20h.
Tình trạng mất điện sẽ không kéo dài quá 2 giờ đồng hồ và được thông báo trước. Ước tính việc cắt điện luân phiên có thể ảnh hưởng đến cuộc sống của hơn 60% người dân Pháp.
Nhà khai thác viễn thông Orange cho biết trong trường hợp một số vùng bị cắt điện kéo dài, đường dây liên lạc khẩn cấp có thể không thực hiện được và Liên đoàn Ngân hàng Pháp (FBF) thừa nhận các máy rút tiền sẽ bị ảnh hưởng.
Trong một tuyên bố trấn an người dân, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron phát biểu trên kênh truyền hình TF1 ngày 5/12: "Điều đầu tiên là không được hoảng sợ. Việc chính phủ chuẩn bị cho những tình huống cắt điện vài giờ mỗi ngày nếu không có đủ điện là điều không thể tránh khỏi".
Công ty điện lực mới đây bày tỏ lo ngại những nỗ lực tiết kiệm điện của các gia đình sau khi được chính phủ vận động chỉ giảm được 1% lượng điện tiêu thụ so với trước.
Trời cực lạnh ở Mỹ khiến cây cối 'nổ tung' như bị súng bắn Mùa Đông lạnh giá bất thường đang tàn phá bang Texas của Mỹ, mang theo những cơn bão tuyết dữ dội và một điều rất đỗi bất ngờ: cây phát nổ! Một thân cây bị đổ gãy trong bão tuyết tại vùngg Dallas-Fort Worth. Ảnh: NBCDFW Theo tạp chí Newsweek, với thời tiết dưới 0 độ C, nhựa cây bị đóng băng bên...