Hàng chục triệu bệnh nhân COVID-19 có thể ‘không trở lại được như xưa’
Hội chứng “ COVID kéo dài” khiến các bác sĩ lo lắng cho tương lai của hàng chục triệu người trên khắp thế giới. Họ có nguy cơ không bao giờ khoẻ lại như trước.
Anh Jeffrey Siegelman, 40 tuổi, nhân viên cấp cứu, phải nghỉ làm 5 tháng vì nhiễm COVID-19. Anh vẫn chưa hồi phục hoàn toàn – Ảnh: NYT
Theo báo New York Times , khi Bệnh viện Mount Sinai mở Trung tâm Chăm sóc hậu COVID hồi tháng 5-2020, đây là cơ sở đầu tiên ở thành phố New York và trên cả nước Mỹ.
Các bác sĩ nghĩ rằng họ sẽ đón nhận những ca COVID-19 nặng từng nhập viện. Ở thời điểm đó – 3 tháng sau khi dịch bùng phát – họ đã biết virus corona có thể gây tổn thương nhiều bộ phận cơ thể chứ không chỉ đường hô hấp.
Những tổn thương vĩnh viễn
Hàng trăm bệnh nhân, phần lớn là phụ nữ, xếp hàng đến khám ngay khi trung tâm mở cửa.
Trong sự ngạc nhiên của các bác sĩ, nhiều người chỉ mắc COVID-19 nhẹ cũng xuất hiện. Họ không nhập viện, còn trẻ, sức khoẻ tốt, không bị bệnh nền như tiểu đường hay béo phì, nhưng nhiều tháng sau cơn bệnh cơ thể vẫn không phục hồi.
“Chúng tôi đã nghe kể về những căn bệnh, chính xác là bệnh do virus, có giai đoạn di chứng kéo dài. Nhưng chúng thường không lâu đến nhiều tháng như những gì chúng tôi chứng kiến ở đây. Bởi vậy chúng tôi vô cùng ngạc nhiên”, bác sĩ Zijian Chen, Bệnh viện Mount Sinai, tâm sự.
Trung tâm Chăm sóc hậu COVID của bác sĩ Chen đến nay đã đón hơn 1.600 bệnh nhân.
Họ trình bày hàng loạt những triệu chứng kỳ lạ không liên quan gì nhau, bao gồm mệt mỏi, đau nhức, khó thở, nhạy cảm nhẹ, không thể vận động mạnh, mất ngủ, tim đập nhanh không lý do, tiêu chảy và chuột rút, trí nhớ giảm sút, hiện tượng “sương mù não” khiến đôi khi không thể diễn đạt ngôn ngữ…
Trong nhiều trường hợp, các triệu chứng kéo dài liên tục từ giai đoạn nặng của bệnh – ở mức độ nào đó, cứ như là bệnh nhân chưa bao giờ khỏi bệnh. Còn đối với một nhóm nhỏ hơn, triệu chứng mới xuất hiện về sau, cứ như một căn bệnh hoàn toàn khác tấn công cơ thể họ.
Trải nghiệm của bà Lada Beara Lasic, 54 tuổi, một bác sĩ chuyên về thận, là ví dụ. Bà nhiễm COVID-19 hồi đầu tháng 4-2020, trải qua 3 tuần bệnh với triệu chứng hơi khó thở, bà cứ tưởng bản thân đã phục hồi.
Bác sĩ Lasic trở lại làm việc nhưng chỉ được một ngày thì tiếp tục ngã quỵ với biểu hiện ban đầu là đau nhức. Bà cố gắng làm việc từ xa trong tháng 5-2020 nhưng triệu chứng không thấy đỡ mà ngày càng tệ hơn. Đến tháng 6 thì bà phải xin nghỉ để tập trung hồi phục.
Bản thân là một bác sĩ, bà Lasic cảm thấy lắng cho những năm về sau. Bà ngờ rằng những gì đang trải qua là hậu quả của một hệ miễn dịch liên tục bị kích thích.
“Chúng tôi biết cơ thể bị viêm là điều không tốt. Nó có thể để lại sẹo, tức những thay đổi không thể cứu vãn. Tôi mắc căn bệnh này càng lâu, sức khoẻ của tôi trong tương lai càng tệ”, bác sĩ Lasic chia sẻ.
Video đang HOT
Điều kỳ lạ là dù triệu chứng nặng như thế, rất khó xác định bệnh lý ở những bệnh nhân như bà Lasic. Xét nghiệm máu chỉ do thấy vài dấu hiệu viêm, men gan tăng và không có gì khác đáng kể.
“Nhiều bệnh nhân đã chi cả triệu đô xét nghiệm, nhưng kết quả không có gì bất thường. Tim, phổi, não… tất cả dường như hoạt động bình thường. Nếu có chẩn đoán nào chắc chắn thì đó là họ đã nhiễm COVID-19 gần đây”, bác sĩ Dayna MacCarthy, chuyên gia phục hồi chức năng của Bệnh viện Mount Sinai, giải thích.
Theo bác sĩ MacCarthy, hầu hết bệnh nhân ở Mount Sinai cải thiện theo thời gian, nhưng với tốc độ cực kỳ chậm và không phải ai cũng may mắn. Một nhóm nhỏ thậm chí không có chút tiến triển nào trong nhiều tháng kể từ lần họ mắc bệnh trong trận dịch đầu tiên ở thành phố New York.
Vài bệnh nhân, có cả bác sĩ và y tá, không bao giờ làm việc trở lại được vì họ luôn mệt mỏi và không thể tập trung. Những người khác thì mất việc làm và không thể nhận trợ cấp tàn tật, lý do chỉ vì các bác sĩ không thể xác định họ bị bệnh gì (COVID-19 đã âm tính – PV).
“Ban đầu, người ta nói con virus này chỉ ảnh hưởng người lớn tuổi, nhưng sự thật tuyệt đối không phải thế. Tôi không thể nghĩ ra điều gì tồi tệ hơn những triệu chứng mà bệnh nhân COVID trẻ phải trải qua”, bác sĩ McCarthy nhận xét.
Bác sĩ Zijian Chen của Bệnh viện Mount Sinai ước tính khoảng 10% bệnh nhân COVID-19 bộc phát triệu chứng kéo dài nhiều tháng – con số tương đương với 100.000 ca bệnh mãn tính chỉ riêng ở bang New York của Mỹ. Một số khảo sát còn cho là nhiều hơn.
Chẳng hạn một nghiên cứu ở Ireland phát hiện hơn phân nửa bệnh nhân COVID, bất kể có nhập viện hay không, bị tình trạng mệt mỏi đến 10 tuần; gần 1/3 không thể quay lại làm việc như trước.
Còn một nghiên cứu quy mô hơn ở Trung Quốc nhận thấy 3/4 bệnh nhân COVID nhập viện vẫn bị ít nhất 1 triệu chứng sáu tháng sau ngày ra viện.
Bà Marjorie Roberts, 60 tuổi, chưa bao giờ cảm thấy yếu như thế trong suốt cuộc đời sau khi nhiễm COVID-19- Ảnh: NYT
Sự trùng hợp đáng ngờ
Đối với nhiều bác sĩ, biểu hiện của “COVID kéo dài” có nhiều trùng hợp đáng kinh ngạc với một hội chứng y khoa bí ẩn khác: Hội chứng mệt mỏi mãn tính (Myalgic Encephalomyelitis/Chronic fatigue syndrome – ME/CFS). Bệnh này ảnh hưởng 2,5 triệu người Mỹ hàng năm.
Hơn một thế kỷ qua, Hội chứng CFS được cho là có liên quan đến nhiễm trùng, gần đây nhất là các căn bệnh như SARS và H1N1. Vì lý do này, dù chưa được chính thức công nhận nhưng các chuyên gia dự báo sẽ có một làn sóng bệnh nhân ME/CFS là những người mắc COVID triệu chứng nặng hoặc kéo dài hơn 6 tháng.
“Nó không phải là cái chết, nhưng nó có thể tồi tệ hơn cái chết với một số người”, bác sĩ Anthony Komaroff, một chuyên gia về ME/CFS hàng chục năm kinh nghiệm, nhận định.
Y học hiểu biết rất ít về ME/CFS. Có bác sĩ cho rằng đây chỉ là hiện tượng tâm lý, một phần do không ai tìm ra nguyên nhân gây bệnh. Vì vậy mà người ta ít đầu tư nghiên cứu, trong khi bệnh có thể lấy mất hàng chục tỉ đô mỗi năm tiền thuốc men cũng như năng suất lao động của bệnh nhân.
Đó là chưa nói đến những cuộc đời phai đi lặng lẽ, đôi khi là gắn với chiếc giường, trong những căn phòng tối.
Ngày nay cộng đồng y khoa đã chấp nhập ME/CFS rộng rãi hơn, nhưng mối liên hệ giữa nó và COVID vẫn chưa được thiết lập. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) chỉ mới bắt đầu dùng cụm từ “COVID kéo dài” từ tháng 9-2020, còn các bác sĩ tự đặt một tên khác: Hội chứng COVID-19 sau cấp tính.
“Có những bệnh nhân tim, thận bị tổn thương vĩnh viễn, nhưng bác sĩ vẫn có thể kê đơn thuốc. Cái khó là hiểu và trị cho những bệnh nhân không tìm thấy vấn đề gì nhưng họ vẫn cảm thấy kiệt quệ về thể chất và tinh thần”, bác sĩ Anthony Komaroff giải thích.
“ME/CFS là một hội chứng không bao giờ phục hồi. Ở góc độ tâm lý, điều này thật sự khủng khiếp”, bác sĩ Dayna McCarthy bổ sung.
Sự trùng hợp giữa “COVID kéo dài” và ME/CFS đáng kinh ngạc đến mức bác sĩ Anthony Fauci – giám đốc Viện quốc gia về dị ứng và bệnh truyền nhiễm Mỹ, liên tục nhắc đến chúng.
Hồi tháng 7-2020, ông Fauci bình luận trên trang tin Medscape : “Thật kỳ lạ khi có quá nhiều người nhiễm COVID có biểu hiện giống Hội chứng mệt mỏi mãn tính. Họ không bao giờ lấy lại mức năng lượng bình thường hoặc cảm thấy khoẻ trở lại”.
********
Với hơn 103 triệu người nhiễm COVID trên toàn cầu tính đến đầu tháng 2-2021, số người mắc triệu chứng mãn tính có lẽ không ít. Và con số này sẽ tăng cao khi dịch vẫn còn trong giai đoạn xấu nhất, virus thì đột biến liên tục.
Ngay thời điểm hiện tại, nhà khoa học và bác sĩ đã bắt đầu lo lắng – một nỗi sợ có thể nhìn thấy và sờ được. Họ sợ rằng nhiều năm về sau, khi người chết đã được chôn và chiến thắng đã được ăn mừng, nhiều bệnh nhân COVID sẽ còn tiếp tục bị đoạ đày.
Sau COVID, vaccine công nghệ mRNA hứa hẹn đánh bại cả ung thư
Tin tốt nhất về những liều vaccine công nghệ mRNA của BioNTech và Moderna là kỹ thuật tương tự cũng có thể đánh bại nhiều căn bệnh khác, bao gồm cả ung thư.
Công nghệ mRNA hứa hẹn sẽ giúp nhân loại chế ngự được những căn bệnh chết người, bao gồm các loại bệnh ung thư.
Người ta vẫn nói, màn đêm sẽ tối nhất ngay trước bình minh. Bóng tối đó chắc chắn là thời điểm hiện tại. Các biến thể dễ lây lan hơn của SARS-CoV-2 lan ra từ Anh và Nam Phi đang khiến đại dịch trở nên trầm trọng hơn trước khi các chiến dịch tiêm phòng sẽ giúp tình hình tốt đẹp lên.
Hãy nhìn vào một số loại vaccine công nghệ mới, và sau đó nhìn về buổi bình minh sắp đến, với ánh sáng có thể chiếu rọi nhiều năm và thập kỷ trong tương lai. Đó là ánh sáng từ triển vọng sử dụng những vũ khí tương tự như vaccine đánh bại COVID-19 để chế ngự những căn bệnh giết người khác, bao gồm các loại bệnh ung thư, vốn cướp đi gần 10 triệu sinh mạng mỗi năm.
Vaccine công nghệ mRNA
Hiện tại, những loại vaccine phòng bệnh COVID hứa hẹn nhất đang sử dụng công nghệ axit nucleic, được gọi là RNA thông tin, hay mRNA. Một loại do công ty BioNTech của Đức hợp tác với Pfizer, Mỹ bào chế và sản xuất. Loại thứ hai là sản phẩm của công ty Moderna, Mỹ, và loại còn lại là của CureVac NV, có trụ sở tại Đức.
Các loại vaccine truyền thống có xu hướng làm bất hoạt hoặc suy yếu virus, khi được tiêm vào cơ thể sẽ kích thích phản ứng miễn dịch, để sau đó có thể bảo vệ cơ thể chống lại các mầm bệnh sống xâm nhập. Nhưng quá trình bào chế lại đòi hỏi nhiều loại hoá chất và tế bào nuôi cấy. Cả quy trình tốn kém thời gian và gây ô nhiễm.
Trong khi đó, vaccine công nghệ mRNA lại không gặp phải những vấn đề này. Chúng hướng dẫn cơ thể tự tạo ra các protein xâm phạm - trong trường này là các protein bao bọc quanh RNA của virus SARS-CoV-2. Hệ miễn dịch khi đó sẽ tập trung vào các kháng nguyên này, thực hành chống đỡ để "chuẩn bị" cho thời điểm các protein tương tự xuất hiện khi SARS-CoV-2 xâm nhập cơ thể.
Vaccine phòng COVID-19 của hãng dược phẩm Pfizer-BioNtech. Ảnh: AFP/TTXVN
Công nghệ này nắm giữ "lời hứa" lớn hơn của mRNA: Chúng có thể ra lệnh cho tế bạo tạo ra bất cứ protein nào mà chúng ta muốn, bao gồm các kháng nguyên của nhiều bệnh khác, chứ không chỉ COVID-19.
Theo chức năng hàng ngày của mình, mRNA nhận hướng dẫn từ "người anh họ" phân tử của nó, tức là DNA trong nhân tế bào của chúng ta. Các đoạn kéo giãn của bộ gien được sao chép, rồi được mRNA mang vào tế bào chất (cytoplasm), nơi các nhà máy tế bào nhỏ xíu, được gọi là ribosome, sử dụng thông tin để tạo ra protein.
BioNTech và Moderna đã rút ngắn quy trình này, bằng cách bỏ qua toàn bộ hoạt động khó hiểu bên trong hạt nhân với DNA. Thay vào đó, trước tiên họ xác định loại protein nào mình muốn. Chẳng hạn, protein gai trên lớp vỏ bao quanh virus SARS-CoV-2. Ssau đó họ xem xét trình tự các axit amin tạo ra protein này. Từ đó họ rút ra các chỉ dẫn chính xác mà mRNA phải đưa ra cho cơ thể.
Quá trình này có thể diễn ra tương đối nhanh, đó là lý do tại sao các nhà phát triển chỉ mất chưa đầy một năm để bào chế vaccine COVID-19, một tốc độ trước đây không thể tưởng tượng được. Nó cũng an toàn về mặt di truyền, vì mRNA không thể quay trở lại nhân tế bào và vô tình chèn các gien vào trong DNA của chúng ta.
mRNA đã bắt đầu từ nỗ lực chống bệnh ung thư
Từ những năm 1970, các nhà nghiên cứu đã có linh cảm rằng họ có thể sử dụng kỹ thuật mRNA để chiến đấu chống lại tất cả các loại bệnh. Nhưng như thường lệ trong khoa học, bạn cần đầu tư số tiền khổng lồ, cùng thời gian và sự kiên nhẫn để loại bỏ tất cả những vấn đề trung gian. Sau một thập kỷ thu hút sự nhiệt tình của giới khoa học, mRNA đã bị chìm xuống trong giới học thuật vào thập niên 1990. Tiến độ dường như bị đình lại. Trở ngại chính là việc tiêm mRNA vào động vật thường gây ra chứng viêm làm tử vong.
Katalin Kariko, một nhà khoa học Hungary nhập cư vào Mỹ trong thập niên 1980, đã hiến dâng cả sự nghiệp của mình cho nghiên cứu mRNA. Thập niên 1990, bà đã cạn kiệt tài chính, bị giáng chức, cắt lương và chịu nhiều thất bại khác, nhưng Kariko vẫn không từ bỏ mRNA. Và rồi sau khi tự mình chiến đấu với căn bệnh ung thư, bà đã có một bước đột phá quan trọng.
Nữ khoa học gia Katalin Kariko và cộng sự Drew Weissman đã phát minh ra công nghệ mRNA mà Pfizer và Moderna sử dụng để bào chế vaccine phòng COVID-19. Ảnh: Univision
Những năm 2000, Kariko và đối tác nghiên cứu nhận ra rằng, việc hoán đổi uridine, một trong những "chữ cái" của mRNA, sẽ tránh được gây viêm. Những con chuột vẫn sống sau khi được tiêm mRNA.
Nghiên cứu của bà thu hút sự chú ý của nhà khoa học tại Đại học Stanford, Derrick Rossi, người sau này đồng sáng lập ra công ty dược Moderna. Nó cũng thu hút sự chú ý của Ugur Sahin và Ozlem Tureci, hai vợ chồng bác sĩ chuyên về ung thư, cũng là những nhà đồng sáng lập BioNTech. Họ đã xin cấp phép cho công nghệ của Kariko và thuê bà làm việc.
Ngay từ đầu, những gì mà nhóm nghiên cứu quan tâm đến nhất là việc chữa khỏi bệnh ung thư.
Ngày nay, để tiêu diệt khối u ác tính, người ta thường dùng bức xạ hoặc hóa chất, làm tổn thương nhiều mô khác trong quá trình đó. Để tiêu diệt khối u ác tính, bạn thường dùng bức xạ hoặc hóa chất làm tổn thương nhiều mô khác trong quá trình này.
Sahin và Tureci nhận ra rằng cách tốt hơn để chống lại ung thư là coi mỗi khối u này là duy nhất về mặt di truyền và huấn luyện cho hệ miễn dịch của từng bệnh nhân chống lại kẻ thù cụ thể đó.
Đó là một công việc hoàn hảo với mRNA. Họ tìm thấy kháng nguyên, lấy "dấu vết" của nó, rồi thiết kế các hướng dẫn cho tế bào để nhằm mục tiêu vào thủ phạm và để cơ thể thực hiện phần còn lại.
Hãy xem các nghiên cứu của Moderna và BioNTech. Chúng bao gồm các thử nghiệm thuốc điều trị ung thư vú, tiền liệt tuyến, ung thư da, tuyến tụy, não phổi và các mô khác, cũng như các loại vaccine chống lại đủ loại bệnh từ cúm tới Zika và bệnh dại. Triển vọng có vẻ tốt.
Tất nhiên phải thừa nhận tiến độ là rất chậm. Các nhà đầu tư cho Sahin và Tureci đã phải chờ đợi hơn một thập kỷ.
Nhưng dịch COVID-19 đã làm tăng tốc quá trình, với sự ra mắt hoành tráng của vaccine công nghệ mRNA. Đã có những dự đoán về một giải Nobel cho Katalin Kariko. Do đó, nghiên cứu về mRNA từ đây sẽ không gặp phải những trở ngại lớn về tiền, sự chú ý hay nhiệt tình từ các nhà đầu tư, nhà quản lý và hoạch định chính sách.
Người Mỹ tạm thở nhẹ với 'phao cứu sinh' 600 đô-la Nhiều người Mỹ đang thức dậy trong tuần này với niềm vui nhỏ có thêm ít nhất 600 USD trong tài khoản ngân hàng khi chính phủ liên bang bắt đầu giải ngân gói cứu trợ COVID mới nhất. Chi phiếu tối thiểu 600 USD cho mỗi người dân Mỹ chỉ giúp họ vơi được một phần nhỏ gánh nặng tài chính do...