Hàng chục tiểu thương “vây kín” trụ sở tiếp dân đòi gặp Chủ tịch TP Huế
Chiều 17/7, hàng chục bà con tiểu thương chợ An Cựu đã tập trung vây kín trụ sở tiếp dân (cổng sau của UBND thành phố Huế), đòi gặp bằng được Chủ tịch UBND thành phố Huế nhằm giải tỏa bức xúc đối với Ban Quản Lý chợ An Cựu.
Theo ghi nhận ban đầu, vào 13h30′ đã có hơn 50 bà con tiểu thương kéo nhau tập trung tại tiền sảnh Trụ sở tiếp dân của UBND thành phố Huế với tâm trạng rất bức xúc. Đây hầu hết là những tiểu thương bán hàng cá, vải vóc nằm phía sâu trong khu chợ An Cựu.
Hàng chục tiểu thương tập trung trước tiền sảnh trụ sở tiếp dân UBND TP Huế để bày tỏ bức xúc
Bà Đào Thị Thắm, một tiểu thương hàng cá chợ An Cựu, nói: “Hơn 150 lô chúng tôi nằm sâu trong chợ mà chỉ có một con đường nhỏ duy nhất dẫn từ bên ngoài vào. Vậy mà những tiểu thương khác lại lấn chiếm dần con đường này làm che hết cả lối vào của người đi chợ. Ngoài ra còn có một số hàng cá khác cũng dọn đến tự do buôn bán ven đường (không đóng thuế, đấu lô như những bà con tiểu thương trong chợ – PV) làm chúng tôi không buôn bán gì được”.
Bà Thắm còn cho biết vụ việc này đã kéo dài từ cách đây 7 năm, những bà con tiểu thương trong trung tâm chợ An Cựu thường xuyên làm đơn gửi lên Ban quản lý (BQL) chợ nhưng phía BQL trả lời rằng con đường này không nằm trong phạm vi quản lý của họ.
Video đang HOT
Bà Đào Thị Thắm, tiểu thương hàng cá khu chợ An Cựu trình bày với phóng viên
Từ 150 lô, đến nay chỉ còn gần 100 lô nằm sâu trong trung tâm do tiểu thương buôn bán không được, nhiều người vỡ nợ đành phải bỏ chợ. Một tiểu thương khác bày tỏ bức xúc “Trách nhiệm của BQL chợ ở đâu khi chúng tôi không buôn bán được vì bị lấn chiếm như thế này. Họ chỉ biết thu tiền thuế của tiểu thương, còn tiểu thương buôn bán ra sao thì họ không quan tâm”.
Con đường Đặng Văn Ngữ dẫn vào khu chợ bị lấn chiếm nghiêm trọng
Trong thời gian qua, ngoài gửi đơn kiến nghị lên BQL chợ An Cựu, bà con tiểu thương còn làm đơn gửi lên các cơ quan chức năng tại địa phương nhưng vẫn chưa nhận được phản hồi thỏa đáng. Bức xúc lên đến đỉnh điểm nên ngay đầu giờ chiều, hàng chục tiểu thương đã kéo đến trụ sở tiếp dân để giải bày với ông Nguyễn Văn Thành, Chủ tịch UBND Thành phố Huế.
Chờ đợi từ 13h30′ nhưng phải đến gần 2 tiếng đồng hồ sau mới có người ở ủy ban ra thông báo chủ tịch đi vắng, mời người dân ra về để giữ trật tự cơ quan. Sau đó, các tiểu thương đã kéo về trong nỗi bức xúc chưa được giải quyết.
Chợ An Cựu – một trong những khu chợ lâu đời và lớn nhất thành phố Huế.
Thành Nhân – Đại Dương
Theo Dantri
Chủ tịch Hà Nội quyết định dừng chặt hạ 6.700 cây xanh
Ngày 20/3, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Thế Thảo yêu cầu Sở Xây dựng, UBND các quận dừng kế hoạch thay thế cây xanh hai bên tuyến phố hiện nay.
Cụ thể, sau khi kiểm tra tình hình, lắng nghe ý kiến công luận, UBND TP.Hà Nội yêu cầu Sở Xây dựng, UBND các quận, và các đơn vị thực hiện dừng việc thay thế cây xanh trên đường phố hiện nay. "Đây chủ trương là đúng nhưng cách làm chưa hợp lý. Do vậy, sau khi nghe ý kiến đóng góp của nhân dân, các nhà khoa học, thành phố thống nhất quan điểm dừng lại việc hạ chuyển, thay thế cây xanh", ông Nguyễn Thế Thảo nói.
Hà Nội quyết định dừng việc hạ chuyển, thay thế cây xanh.
Ông Thảo chỉ đạo đối với những cây đã hạ chuyển thì phải thay thế cây xanh mới đảm bảo mật độ theo quy hoạch. Khu vực này cũng phải hoàn thiện hè đường, đảm bảo giao thông đô thị. Chủ tịch thành phố nhắc nhở đơn vị chức năng tổ chức chăm sóc, quản lý theo phân cấp, quy định.
Chủ tịch UBND TP.Hà Nội yêu cầu Sở Xây dựng phải rà soát, phân loại lại tiêu chí cây, xác định đúng đối tượng cây phải bổ sung, thay thế. Lập kế hoạch, lộ trình thực hiện theo phương châm làm từng bước, đảm bảo duy trì mật độ cây xanh thường xuyên, liên tục cho từng tuyến phố phải thay cây, tếp tục kêu gọi nhà tài trợ đầu tư và triển khai tổ chức thực hiện đề án.
Thành phố yêu cầu Sở Xây dựng chỉ hạ chuyển những cây phải giải phóng mặt bằng xây dựng hạ tầng theo quy hoạch, chỉ thay thế những cây mục ruỗng có nguy cơ đổ gãy, cây nghiêng ảnh hưởng đến an toàn giao thông đển tính mạng, tài sản của nhân dân.
Đối với những cây cong nghiêng, ảnh hưởng đến mỹ quan đô thị và cây không đúng chủng loại đô thị thì thực hiện chỉnh trang thay thế từng bước. Chủ tịch thành phố nhắc nguyên tắc, chỉ thay thế những cây không thể chỉnh trang và duy trì được. Với những cây phải thay thế nếu còn có khả năng sinh trưởng thì phải đánh chuyển đến nơi trồng mới.
Ông Thảo lưu ý Sở Xây dựng trước khi thực hiện kế hoạch phải tạo sự đồng thuận của xã hội thông qua việc tiếp thu ý kiến, đóng góp của nhân dân đóng góp, các nhà khoa học chuyên ngành.
Theo ông Thảo, việc bảo tồn, cải tạo, bổ sung, thay thế cây xanh trên địa bàn Thủ đô là việc làm cần thiết liên quan đến không chỉ đến quản lý phát triển đô thị mà còn là tâm tư tình cảm của nhân dân Thủ đô.
Do vậy, Sở Xây dựng, các đơn vị thực hiện phải nghiêm túc rút kinh nghiệm trong việc tổ chức thực hiện trong thời gian vừa qua, kịp thời khắc phục, chấn chỉnh cách làm trong thời gian tới sao cho việc triển khai thực hiện có hiệu quả nhất là có được sự đồng thuận toàn xã hội.
Quang Phong
Theo Dantri
UBND TP Hà Nội: Hầu hết nhân dân ủng hộ việc thay thế 6.700 cây xanh! UBND thành phố Hà Nội cho biết, trên địa bàn có khoảng 6.700 cây già cỗi, sâu mục, cong nghiêng... cần được thay thế. Trong quá trình thực hiện, Sở Xây dựng đã thông báo và được hầu hết nhân dân tại khu vực thay thế cây đồng thuận, ủng hộ. Chiều ngày 18/3, UBND thành phố Hà Nội có văn bản gửi...