Hàng chục tàu cá Quảng Ngãi bị đập phá từ đầu năm đến nay
Quảng Ngãi thống kê có ít nhất 34 tàu cá của tỉnh này bị nước ngoài ngăn cản, đập phá, tịch thu tài sản trong lúc đánh bắt thủy sản trên biển.
Tại Hội nghị tỉnh ủy sáng 27/11, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi Lê Viết Chữ cho biết, từ đầu năm đến nay có 7 tàu cá với 72 ngư dân địa phương bị nước ngoài bắt giữ. Ít nhất 34 tàu và 422 ngư dân bị nước ngoài (chủ yếu Trung Quốc) ngăn cản, đập phá, tịch thu tài sản trong lúc hành nghề trên biển.
Tàu cá của ông Lê Khởi (quê huyện đảo Lý Sơn) bị đập phá tan hoang trong lúc hành nghề hợp pháp ở vùng biển Hoàng Sa của Việt Nam hồi tháng 8. Ảnh: Trí Tín.
Trước tình hình phức tạp, tỉnh Quảng Ngãi tổ chức thăm hỏi, động viên và hỗ trợ ngư dân tiếp tục bám biển; đồng thời phối hợp với cơ quan chức năng Trung ương có giải pháp kịp thời nhằm bảo vệ tính mạng, tài sản, đưa ngư dân về nước an toàn và bảo vệ toàn vẹn chủ quyền biển đảo.
Video đang HOT
Để giảm thiểu tình trạng tàu cá và ngư dân bị nước ngoài bắt giữ, xử phạt, Quảng Ngãi kiến nghị Chính phủ, Bộ Ngoại giao và các Bộ, ngành Trung ương có giải pháp can thiệp, chấm dứt tình trạng bắt giữ, xử phạt, đánh đập, tịch thu tài sản bất hợp pháp của ngư dân Việt Nam. Bộ Công an tiếp tục chỉ đạo các địa phương điều tra, khởi tố nhóm người móc nối, tổ chức đưa tàu cá đi khai thác thủy sản trái phép ở nước ngoài.
Tỉnh này cũng kiến nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đàm phán với các nước trong khu vực, ký các hiệp định nghề cá để ngư dân có thể khai thác hải sản hợp pháp với các vùng biển nước ngoài. Buộc tàu cá có công suất 90 CV trở lên phải trang bị thông tin liên lạc tầm xa tích hợp định vị vệ tinh (GPS) để quản lý và có cơ sở xác định vị trí tàu khi bị nước ngoài bắt giữ.
Hiện, Quảng Ngãi có hơn 5.450 tàu cá với 38.000 ngư dân lao động trên biển, trong đó có hơn 2.800 tàu có công suất lớn hoạt động đánh bắt thủy sản xa bờ.
Trí Tín
Theo VNE
Giám đốc bệnh viện văng tục, ngăn cản phóng viên tác nghiệp
Miệng nồng nặc mùi rượu, Giám đốc bệnh viện Đa khoa Lương Tài (Bắc Ninh) văng tục, cản trở các phóng viên tác nghiệp về việc cứu chữa hàng trăm nạn nhân bị ngộ độc.
Ông Phạm Văn Phan, Giám đốc Bệnh viện đa khoa huyện Lương Tài, mặt đỏ, liên tục thách thức các phóng viên tác nghiệp. Ảnh cắt từ video.
Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến vừa chỉ đạo khẩn Sở Y tế Bắc Ninh về việc tạm đình chỉ công tác với ông Phạm Văn Phan, Giám đốc Bệnh viện đa khoa huyện Lương Tài do hành vi cản trở phóng viên đưa thông tin về việc cứu chữa cho cả trăm bệnh nhân bị ngộ độc thực phẩm tại đây.
Người đứng đầu ngành y tế đồng thời cử phó giám đốc bệnh viện đảm nhận việc điều hành thay ông Phan.
Trước đó, sáng 15/10, cả trăm công nhân Công ty TNHH một thành viên DHA (Bắc Ninh) bị ngộ độc thực phẩm nhập viện cấp cứu trong tình trạng đau bụng, đi ngoài, buồn nôn.
Trưa cùng ngày, nhiều phóng viên đã có mặt tại Bệnh viện Đa khoa Lương Tài để ghi nhận sự việc. Tuy nhiên vị giám đốc bệnh viện, mặt đỏ và nồng nặc mùi rượu đã có những lời lẽ thiếu tôn trọng, thách thức và cản trở phóng viên tác nghiệp.
Về tình hình sức khỏe của các công nhân bị ngộ độc thực phẩm, sáng nay, trao đổi với VnExpress ông Nguyễn Hạnh Chung, Giám đốc Sở Y tế tỉnh Bắc Ninh cho biết, phần lớn nạn nhân đã xuất viện trong ngày. 33 trường hợp đang được theo dõi có thể sẽ về nhà trong hôm nay.
Sáng nay, Sở y tế Bắc Ninh đã họp về một số vấn đề liên quan Bệnh viện Lương Tài, trong có có việc tạm đình chỉ và kỷ luật với giám đốc Phan.
Bá Đô
Theo VNE
"Phía Trung Quốc dùng búa đinh, dùi cui đập phá tàu tôi" Sự việc tàu cá của ngư dân Trần Hiền chưa nguôi, tối qua 16/8, tàu cá QNg 96697-TS của ngư dân Lê Khởi lại trở về đảo Lý Sơn với nhiều vết tích bị đập phá và bị cướp mất toàn bộ máy móc, tài sản trên tàu. Tàu cá QNg 96697-TS của ngư dân Lê Khởi (ngụ thôn Tây, xã An Hải,...