Hàng chục tàu biển, tàu bay… diễn tập cứu nạn hàng không
Cơ quan chức năng huy động hơn 400 người, hai tàu bay chuyên dụng, thủy phi cơ và bảy tàu biển, thiết bị tìm kiếm cứu nạn…
Sáng 10-11, tại Bãi Lữ (xã Nghi Yên, huyện Nghi Lộc, Nghệ An), Bộ GTVT tổ chức cuộc diễn tập tìm kiếm cứu nạn hàng không năm 2015, với hơn 400 người của ngành hàng không dân dụng, Bộ Quốc phòng, các lực lượng và nhân dân tỉnh Nghệ An.
Lực lượng tham gia diễn tập đang xem tình huống diễn tập như thực hành công tác báo động tại buổi diễn tập bên bờ biển Nghệ An.
Cơ quan chức năng huy động hai tàu bay tìm kiếm cứu nạn chuyên dụng, thủy phi cơ và bảy tàu biển, thuyền tìm kiếm cứu nạn hàng hải, tàu của cảnh sát biển, bộ đội biên phòng, 11 phương tiện, trang thiết bị tìm kiếm cứu nạn chuyên ngành hàng không, dịch vụ khí tượng hàng không, các xe chỉ huy, xe tìm kiếm cứu nạn, xe vận tải…
Tình huống giả định là trên đường hàng không quốc nội W2, một tàu bay cất cánh từ Nội Bài đi Đồng Hới. Sau khi qua đài dẫn đường DVOR/DME Nam Hà 12 phút, Trung tâm Kiểm soát đường dài Hà Nội (ACC HAN) nhận được báo cáo từ tổ lái: “Tàu bay trục trặc động cơ, xin hạ cánh xuống sân bay Vinh”. Năm phút sau, tàu bay bật mã Code khẩn nguy 7700, đồng thời báo cáo bổ sung: “Công suất động cơ giảm và có khói ở buồng lái, xin hạ cánh khẩn cấp”. Ngay sau đó, tín hiệu trên màn hình radar mất và không thể liên lạc được với tàu bay…. Ngay lập tức, hệ thống tìm kiếm cứu nạn hàng không kích hoạt, lên phương án, kế hoạch tìm kiếm, cứu nạn. Các lực lượng triển khai kế hoạch tìm kiếm và cứu nạn tàu bay lâm nạn. Đây là hoạt động thường niên hai năm một lần theo quy định của Tổ chức Hàng không dân dụng Quốc tế (ICAO) mà Việt Nam là thành viên.
Video đang HOT
ĐẮC LAM
Theo_PLO
Chấn động những vụ mang bom lên máy bay
Trong lịch sử hàng không thế giới đã xảy ra nhiều vụ khủng bố chấn động với thủ đoạn gài bom trong hành lý hoặc giấu trong người mang lên khoang.
Một mảnh vỡ của máy bay Hãng Pan Am tại Lockerbie năm 1988 - Ảnh: CNN
Dù vẫn chưa có kết luận chính thức từ giới chức các nước liên quan, nhưng ngày càng có nhiều thông tin cho thấy thảm nạn rơi máy bay Nga tại Ai Cập hôm 31.10 làm 224 người thiệt mạng là do nổ bom. Tờ Independent dẫn nguồn tin từ các nhà điều tra giấu tên tiết lộ tiếng động lạ do hộp đen thu được trong giây phút cuối cùng trước khi máy bay rơi "là tiếng nổ", còn giới chức Mỹ khẳng định với CNN rằng "99,9% đó là một quả bom".
Trước đây, thế giới đã từng chứng kiến nhiều âm mưu đánh bom máy bay, có vụ gây hậu quả thảm khốc nhưng cũng có vụ được phát hiện kịp thời.
Chuyến bay 182 của Air India
Đến nay, thảm nạn xảy ra với chuyến bay Flight 182 của Hãng Air India (Ấn Độ) vào ngày 23.6.1985 vẫn là vụ đánh bom máy bay nghiêm trọng nhất lịch sử hàng không. Theo CBC, tổng cộng 329 người đã thiệt mạng, đa số là người Canada, khi chiếc Boeing 747-237B nổ tung trong không phận Ireland ở Đại Tây Dương khi đang trên đường từ Toronto (Canada) đến New Delhi (Ấn Độ).
Kết quả điều tra cho thấy, một người đàn ông sử dụng tên giả là Manjit Singh đã mang vali chứa bom đến làm thủ tục chuyển từ chuyến bay Flight 181 sang Flight 182, nhưng nhân viên hàng không từ chối vì lý do chỗ ngồi của thủ phạm trên chuyến 182 chưa được xác nhận. Tuy nhiên, trong lúc chờ xác nhận, nhân viên này vẫn nhận hành lý của Singh ký gửi mà không hề kiểm tra. Thủ phạm nhanh chóng biến mất và chuyến bay Flight 182 khởi hành mà không có ông ta. Kết quả điều tra sau đó cho thấy nhóm vũ trang Sikh Babbar Khalsar chống chính phủ Ấn Độ đứng sau vụ việc.
Vụ nổ trên bầu trời Lockerbie
Hơn 3 năm sau vụ Flight 182, vào ngày 21.12.1988, chiếc máy bay số hiệu Flight 103 của Hãng Pan Am phát nổ trên hành trình từ Frankfurt (Đức) đến Detroit (Mỹ). Toàn bộ 243 hành khách và 16 thành viên phi hành đoàn đã thiệt mạng. Những mảnh vỡ lớn của máy bay rơi xuống các khu vực dân cư của Lockerbie, Scotland, làm chết thêm 11 người trên mặt đất, theo BBC.
Năm 2001, ông Abdelbaset al-Megrahi, người Libya, bị kết án chung thân trong phiên tòa gây nhiều tranh cãi tại Hà Lan. Theo cáo trạng, al-Megrahi là sĩ quan tình báo Libya và đã lợi dụng vỏ bọc Trưởng đơn vị an ninh của Hãng hàng không LAA (Libya) để đưa vali gài bom lên máy bay. Người này được chính quyền Scotland phóng thích rồi trục xuất về Libya vào tháng 8.2009 do bị ung thư và qua đời vào tháng 5.2012.
Bom giày và bom quần lót
Âm mưu bất thành này xảy ra trên chuyến bay Flight 63 của Hãng hàng không American Airlines vào ngày 22.12.2001. Chiếc Boeing 767 với 197 hành khách và phi hành đoàn, đang từ phi trường Charles de Gaulle ở thủ đô Paris của Pháp đến phi trường Miami ở bang Florida (Mỹ). Theo tờ Time, thủ phạm Richard Reid, một phần tử Hồi giáo cực đoan đến từ Anh tự nhận là thành viên al-Qaeda, đã mang đôi giày chứa 2 loại chất nổ lên máy bay. Tuy nhiên, khi cố kích hoạt chất nổ trong giày, Reid đã bị các hành khách phát hiện và khống chế. Người này lĩnh 3 án tù chung thân và thêm 110 năm tù giam sau phiên tòa ở Mỹ năm 2003.
Vào ngày 25.12.2009, đến lượt Umar Farouk Abdulmutallab, quốc tịch Nigeria, thất bại khi kích nổ quả bom mini giấu trong quần lót y đang mặc trên chuyến bay 253 của Hãng Northwest Airlines đang chở 289 người hướng đến Detroit, Mỹ. Điều đáng nói là cả Reid lẫn Abdulmutallab đều không hề bị phát hiện khi đi qua các cổng kiểm tra an ninh tại sân bay. Sau những vụ việc này, Mỹ mới quyết định lắp đặt các máy quét xuyên thấu toàn thân tại phi trường đồng thời yêu cầu hành khách phải cởi giày khi kiểm tra.
Âm mưu đánh bom xuyên Đại Tây Dương năm 2006
Đây là tên gọi của kế hoạch khủng bố nhằm kích hoạt chất nổ dạng lỏng trong khoang của 7 chiếc máy bay từ Anh đến Mỹ và Canada. Theo tờ Financial Times, âm mưu này đã bị cảnh sát Anh phát hiện và phá vỡ trước khi có thể được thực hiện. Tổng cộng 24 nghi phạm đã bị bắt giữ ở thủ đô London và khu vực lân cận vào đêm 9.8.2006. Trong số này, 16 người đã bị truy tố về tội khủng bố. Tuy nhiên, chỉ có 3 người là Ibrahim Savant, Arafat Khan và Waheed Zaman bị kết tội âm mưu giết người và lĩnh án chung thân vào tháng 10.2010.
Trùng Quang
Theo Thanhnien
Tận mục máy bay thứ 29 Vietjet vừa đón nhận Máy bay A321 của Vietjet mang số hiệu VN-A665 từ Hamburg đã đáp xuống sân bay Tân Sơn Nhất. Chiếc máy bay A321 của Vietjet là chiếc thứ 10 của đơn hàng mua và thuê 100 tàu bay giữa Airbus và Vietjet. Với việc đón nhận tàu bay mới, Vietjet hiện có 29 tàu bay A320 và A321 đáp ứng nhu cầu đi...