Hàng chục tảng đá lớn lăn xuống ngôi làng ở Quảng Nam sau động đất tại Kon Tum
Dư chấn động đất tại tỉnh Kon Tum đã gây rung lắc tại khu vực huyện miền núi tỉnh Quảng Nam, khiến hàng chục tảng đá lớn lăn từ trên núi xuống một ngôi làng.
Ngày 1/12, UBND xã Trà Don ( huyện Nam Trà My, Quảng Nam) cho biết, vừa kiểm tra hiện trường vụ sạt lở do động đất khiến hàng chục tảng đá lăn xuống làng Tu Hon (thôn 3, xã Trà Don).
Trước đó, chiều và tối 30/11, tại huyện Kon Plông (Kon Tum) liên tiếp xảy ra 6 trận động đất. Trong đó, 3 trận động đất đầu có độ lớn lần lượt là 4 và 3,8 và 3,4 độ richter; 3 trận động đất sau đó nhỏ hơn.
Những tảng đá lăn từ trên núi xuống, nằm cách nhà dân vài chục mét. Ảnh: Trà Don
Do huyện Nam Trà My có vị trí tiếp giáp với huyện Kon Plông nên chịu ảnh hưởng của dư chấn. Nhiều người dân tại đây cho biết, họ cảm nhận rõ rệt 3 – 4 đợt rung lắc rất mạnh, nhất là 2 trận động đất đầu tiên; có người đã hoảng sợ bỏ chạy ra khỏi nhà.
Đáng chú ý, tại làng Tu Hon (thôn 3, xã Trà Don), động đất đã gây ra tình trạng sạt lở với nhiều tảng đá rất lớn lăn từ trên đỉnh núi Ngọc Mong xuống khu vực cách nhà dân khoảng 30 – 50m.
Tại hiện trường, một số tảng đá rất lớn đang nằm chênh vênh hoặc mắc vào một số gốc cây, có nguy cơ tiếp tục lăn xuống gây nguy hiểm cho 17 hộ dân với 69 nhân khẩu và điểm trường mẫu giáo tại làng Tu Hon.
Tảng đá bị vỡ ra khi lăn xuống. Ảnh: Trà Don
Cây rừng bị các tảng đá lớn quật đổ. Ảnh: Trà Don
Nhận tin báo từ UBND xã Trà Don, Ban Chỉ huy PCTT&TKCN huyện Nam Trà My đã chỉ đạo lực lượng khẩn trương tổ chức sơ tán các hộ dân ra khỏi khu vực nguy hiểm, tránh bị đá lăn trúng, đồng thời lên phương án xử lý sự cố sạt lở.
Chưa ghi nhận thiệt hại do trận động đất mạnh nhất xảy ra ở huyện Kon Plông, Kon Tum
Trưa 28-7, trận động đất mạnh nhất lịch sử xảy ra ở huyện Kon Plông (Kon Tum) khiến nhiều tỉnh ở Tây Nguyên và miền Trung đều cảm nhận rung lắc mạnh.
Chiều 28-7, trao đổi với PLO, ông Đặng Quang Hà, Chủ tịch UBND huyện Kon Plông (Kon Tum), xác nhận địa phương chưa ghi nhận thiệt hại gì lớn do ảnh hưởng bởi trận động đất 5 độ trưa nay. Huyện đã yêu cầu các xã trên địa bàn rà soát, báo cáo.
Đồng thời, Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai, Tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự huyện trực tiếp phối hợp với các xã nắm bắt tình hình thiệt hại của bà con để kịp thời báo cáo tỉnh để có hướng chỉ đạo, hỗ trợ khắc phục.
Video: Chưa ghi nhận thiệt hại do trận động đất mạnh nhất xảy ra ở huyện Kon Plông, Kon Tum
Ông Nguyễn Hồng Thực (ngụ xã Đăk Tăng, huyện Kon Plông, Kon Tum) bồng con chạy ra khỏi nhà khi xảy ra trận động đất. Ảnh cắt từ video.
Theo ghi nhận của phóng viên, mặc dù chưa ghi nhận thiệt hại nghiêm trọng nhưng trận động đất đã gây rung chuyển một khu vực rộng lớn. Tâm chấn của trận động đất là huyện Kon Plông tỉnh Kon Tum, nhiều địa phương khác như Gia Lai, Quảng Nam, Đà Nẵng... đều cảm nhận được rung lắc mạnh. Nhiều người hoảng sợ lao ra khỏi nhà khi có rung chấn.
Ông Trần Văn Nết, Bí thư Đảng ủy xã Đăk Tăng (huyện Kon Plông, địa phương gần vùng tâm chấn), cho biết trận động đất đã gây rung chấn mạnh, nhiều vật dụng như bình ly, chậu hoa của người dân đã bị rơi, vỡ.
Người dân địa phương, ông Nguyễn Hồng Thực (ngụ thôn Vi Rơ Ngheo, xã Đăk Tăng), kể: Lúc trận động đất mạnh xảy ra, gia đình ông đang chuẩn bị ăn cơm trưa. Thời điểm này khá yên tĩnh nên khi rung lắc xảy ra cảm nhận rất rõ.
"Tôi đang chuẩn bị bữa cơm, bỗng thấy rung lắc mạnh. Con tôi đứng bên sợ quá, nó khóc nên tôi lao qua bế chạy ra khỏi nhà. Đây là trận động đất mạnh nhất lâu nay tôi cảm nhận được. Do vùng này bà con nghe nhiều nên cũng ít hoảng sợ" - ông Thực nói.
Tại Gia Lai, anh Hoàng Anh Tây (ngụ TP Pleiku) cho biết: "Lúc động đất xảy ra, nhà tôi bị rung lắc rất mạnh. Cả nhà hoảng sợ đều chạy ra khỏi nhà".
Tương tự, ông Lại Tấn Công (ngụ xã Nam Yang, huyện Đắk Đoa, Gia Lai) bày tỏ: "Lần đầu tiên tôi thấy có trận động đất mạnh như vậy. Lúc xảy ra, cả nhà ngồi dưới đất ăn cơm nên cảm nhận rung lắc rất rõ. May mà mọi thứ chỉ rung lắc, không bị thiệt hại gì".
Người dân xã Đăk Tăng (huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum) thường xuyên chứng kiến rung chấn do các trận động đất gây ra và ít lo sợ hơn trước đây. Ảnh: LK
Như PLO đưa tin, trong sáng 28-7, Trung tâm Báo tin động đất và cảnh báo sóng thần, Viện Vật lý Địa cầu (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam), liên tục phát đi bốn thông báo về trận động đất với tâm chấn ở huyện Kon Plông, Kon Tum.
Trận động đất mạnh nhất là 5 độ, xảy ra lúc 11 giờ 35 phút, độ sâu chấn tiêu khoảng 8.1 km và được đánh giá cấp độ rủi ro thiên tai cấp 2.
Trước đó, trận động đất thứ nhất xảy ra lúc 3 giờ 12, độ lớn 3.4; trận động đất thứ hai lúc 8 giờ 35, độ lớn 3.3 và trận động đất thứ 3 xảy ra lúc 11 giờ 17, có độ lớn 4.1 ở độ sâu chấn tiêu khoảng 8.3 km, cấp rủi ro cấp 0.
Nguyên nhân động đất
Tại huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum, trận động đất mạnh nhất được ghi nhận là 4.7 độ xảy ra ngày 23-8-2022. Ban đầu, các chuyên gia xác định đây là động đất kích thích do hoạt động tích nước các hồ chứa thủy điện trên địa bàn huyện Kon Plông gây ra. Từ bốn năm nay, trên địa bàn này liên tục xảy ra hàng chục trận động đất/năm.
Kon Tum chao đảo với 6 trận động đất trong chưa đầy 1 giờ Trong một diễn biến đầy bất ngờ, huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum vừa ghi nhận 6 trận động đất liên tiếp chỉ trong vòng chưa đầy một giờ. Trung tâm Báo tin động đất và Cảnh báo sóng thần đã phát đi thông báo khẩn cấp về sự việc này, khiến nhiều người không khỏi lo lắng. Trong 6 trận động đất...