Hàng chục tấn măng tươi bốc mùi trong khu vườn
Măng tươi bốc mùi được cất giấu trong khu vườn ở Đà Lạt, đang chờ đưa ra thị trường tiêu thụ, vừa bị cảnh sát phát hiện.
Sáng 8/4, Công an TP Đà Lạt (Lâm Đồng) ập vào khu vườn, phát hiện hàng chục tấn măng tươi bốc mùi. Toàn bộ số măng được đựng trong các thùng xốp lớn màu trắng, chất thành đống không có mái che.
Công an kiểm tra lô măng tươi. Ảnh: Quốc Dũng
Chủ lô hàng Phạm Văn Tiến cho biết, lô măng này được mua từ huyện Cát Tiên từ cuối năm 2015. Để giữ măng được lâu, ông đã ủ chua bằng cách cho một lượng lớn muối vào chứ không dùng hoá chất.
Video đang HOT
Do chủ cơ sở không xuất trình được giấy tờ về nguồn gốc cũng như quy trình chế biến nên cơ quan chức năng đã lấy mẫu đi giám định, lập biên bản thu giữ toàn bộ lô măng.
Quốc Dũng
Theo VNE
Thương lái bán heo nhiễm độc bỏ tiền mua thông tin đoàn đi kiểm tra
Đó là thông tin do ông Phan Xuân Thảo - Chi cục trưởng Chi cục Thú y TP.HCM nêu ra tại Hội nghị Thanh tra chuyên ngành của Bộ NNPTNT tổ chức vào sáng 1.4 tại TP. Đà Nẵng.
Tại Hội nghị, ông Thảo cho hay, hiện trên địa bàn TP.HCM có 20 cơ sở giết mổ heo, công suất 7.400 con/đêm, cung cấp lượng thịt cho toàn thành phố. Nguồn heo về những lò mổ này có nguồn gốc từ các tỉnh Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa-Vũng Tàu, Long An...
Ông Phan Xuân Thảo phát biểu ý kiến lo lắng với quy định thanh tra, kiểm tra hiện nay. Ảnh: Đình Thiên
Trong thời gian vừa qua, việc sử dụng chất cấm trong chăn nuôi tại TP.HCM có phần gia tăng. Năm 2014, TP. HCM chỉ phát hiện 3 lô gia súc có sử dụng chất cấm tại 3 cơ sở giết mổ, nhưng trong 6 tháng đầu năm 2015 đã phát hiện 7 lô gia súc nhiễm độc chất Beta-agonist.
Ngoài ra, trong năm 2015 có nhiều lô gia súc từ các tỉnh về TP.HCM qua kiểm tra có tồn dư chất cấm khác như Đồng Nai có 16 lô, Tiền Giang có 7 lô, Long An 4 lô... Riêng 2 tháng đầu năm 2016, Chi cục Thú y TP.HCM đã kiểm tra 451 lô heo từ các tỉnh về thì phát hiện 37 lô nhiễm chất Beta-agonist.
Theo ông Thảo, số lượng gia súc bị phát hiện tồn dư chất cấm chưa đánh giá đúng tình trạng người dân TP.HCM đang phải dùng thịt "bẩn" hàng ngày.
Ông Thảo cho biết, để kiểm soát hết tình trạng thương lái chuyển gia súc nhiễm chất độc vào địa bàn thành phố mà các kênh chính của cơ quan chức năng không kham hết, Chi cục thú y TP.HCM đã bỏ tiền để mua tin từ người dân nhằm có tai mắt thường ngày. Tuy nhiên, các thương lái sẵn sàng bỏ ra số tiền gấp hàng chục lần để mua thông tin, người, thời gian, địa điểm của lực lượng chức năng đi kiểm tra.
"Năm 2015, Chi cục Thú y TP.HCM đã chi 63 triệu đồng thưởng cho 86 nguồn tin báo chính xác thương lái tuồn gia súc nhiễm chất độc vào địa bàn thành phố. Riêng 3 tháng đầu năm 2016, Chi cục đã chi 11 triệu đồng thưởng cho 26 nguồn tin. Tuy nhiên, phía thương lái sẵn sàng bỏ hàng chục triệu đồng để biết thông tin về các cuộc kiểm tra của thành phố. Một trường hợp tôi biết rõ, một thương lái bán heo đã ra giá 10 triệu đồng để mua tin rồi...", ông Thảo nói.
Để tránh tình trạng "lạy ông tôi ở bụi này", ông Thảo góp ý kiến, hiện theo quy chế hiện hành, cơ quan chức năng muốn đi thanh tra, kiểm tra thì phải thông báo cho các cơ sở trước 5 ngày. Với quy định này sẽ tạo điều kiện cho các đối tượng có nhiều biện pháp đối phó, né tránh việc kiểm tra... hay có điều kiện để bỏ tiền mua tin khoảng thời gian cơ quan chức năng đi làm việc. Trong tình trạng vệ sinh an toàn thực phẩm khó kiểm soát hiện nay, cần phải xem xét lại quy định này.
Theo danviet
"Lạc lối" giữa rừng chất độc Đó là lo lắng của ông Hà Công Tuấn - Thứ trưởng Bộ NNPTNT tại Hội nghị Thanh tra chuyên ngành của Bộ NNPTNT tổ chức vào sáng 1.4 tại TP. Đà Nẵng. Hội nghị này có sự tham gia của các lãnh đạo 63 Sở NNPTNT trên cả nước, nội dung chính là bàn các biện pháp để giám sát chặt việc...