Hàng chục “sa tặc” được bảo kê đã bị bắt như thế nào?
Đúng giờ “G”, theo hiệu lệnh, hàng trăm CBCS thuộc các lực lượng từ CSGT, CSCĐ Bộ Công an, có sự phối hợp của Công an Hà Nội… đã đồng loạt ập tới khóa chặt những chiếc thuyền đang hút cát từ lòng sông Hồng. Cuộc vây bắt diễn ra nhanh, bất ngờ đến nỗi, hàng chục chiếc thuyền, đối tượng không kịp trở tay, buộc phải thúc thủ.
Khai thác “ nóng” một chủ phương tiện
“Công trường” giữa lòng sông
Dòng sông Hồng đoạn từ Sơn Tây xuôi về hạ lưu khi đi qua 3 xã Vân Phúc, Vân Nam, Vân Hà thuộc huyện Phúc Thọ (giáp ranh tỉnh Vĩnh Phúc) đã bị biến đổi dòng chảy nghiêm trọng. Cả bãi bồi nổi gần giữa sông nơi người dân các xã trên bao đời nay vẫn chèo thuyền ra trồng hoa màu, nay chỉ còn lại một chấm nhỏ. “Nước sông Hồng chẳng thể hút được bãi bồi lớn như vậy bao năm nay, nhưng nó sắp biến mất bởi những con quái vật hút cát” – một người dân ở xã Vân Nam buồn bã.
Bãi bồi cứ thu nhỏ dần kể từ khi xuất hiện các tàu khai thác cát trái phép. Thông tin với phóng viên, những người dân sống tại các xã trên cho hay, nếu như ở nơi khác, tàu khai thác cát trái phép chỉ có thể lén lút hoạt động thì không hiểu sao tại đoạn sông này, việc khai thác cát trái phép diễn ra khá công khai. Nhiều lần người dân đã thông báo sự việc tới chính quyền sở tại, song vi phạm chưa được xử lý dứt điểm.
Những thông tin bức xúc của người dân tại các khu vực trên được chỉ huy Đội CSGT đường thủy số 1 báo cáo Ban chỉ huy Phòng Cảnh sát đường thủy CATP Hà Nội. Đồng thời, các phòng chức năng CATP Hà Nội cũng tiếp nhận nguồn tin, tổ chức xác minh và báo cáo Ban Giám đốc CATP cho xây dựng phương án xử lý. Thượng tá Nguyễn Văn Cương-Phó trưởng Phòng Cảnh sát đường thủy CATP Hà Nội cho hay: “Xác định những vi phạm khai thác trên khu vực này vượt quá tầm xử lý của đơn vị, do tính chất giáp ranh, nên ngày 23-10, Phòng CSGT đường thủy đã có công văn gửi Cục CSGT đường thủy báo cáo tình hình, xin chỉ đạo cũng như tăng cường lực lượng. Trung tuần tháng 10, Phòng CS PCTP về môi trường cũng đã có trao đổi nghiệp vụ với Cục CS PCTP về môi trường. Một chuyên án lớn đã được xác lập…”.
Trong vai những người nông dân đi làm hoa màu, thuyền chài đánh cá… các trinh sát của Cục CSGT đường thủy bí mật tiếp cận khu vực khai thác cát trái phép ở nhiều khung giờ khác nhau. Sau nhiều ngày bí mật tiếp cận, xác minh, tất cả thông tin được chắp nối vào một đầu mối, với “mẫu số chung” là vi phạm rất phức tạp, có dấu hiệu của việc bảo kê cho hoạt động khai thác cát của một số đối tượng xã hội.
Video đang HOT
Cuộc vây bắt nhanh gọn khiến hàng chục chiếc thuyền, đối tượng không kịp trở tay
Trắng đêm bắt “sa tặc”
Đúng 3h sáng 8-11, trong khi hàng chục tàu, thuyền đang… say sưa hút cát trái phép dưới lòng sông, lực lượng chức năng bất ngờ ập đến bắt giữ cùng toàn bộ tang vật, phương tiện. Cuộc vây ráp diễn ra bất ngờ, nhanh đến nỗi tất cả những chủ tàu thuyền cũng như người làm công trên tàu khai thác cát trái phép đều không kịp kháng cự, chống đối. Tổng số gần 40 tàu khai thác cát trái phép gồm 16 tàu cuốc, hơn 30 tàu chở cát sỏi đã bị tóm. Cả một khúc sông Hồng rực sáng, vang lên những tiếng hò reo, hoan hô của người dân khi thấy lực lượng Công an dẫn giải các đối tượng và phương tiện lên bờ, đưa về trụ sở CAH Phúc Thọ để điều tra, xử lý.
Với đặc thù đánh án trên sông nước, có sự khác biệt lớn so với hoạt động truy bắt tội phạm trên cạn, lực lượng, phương tiện, kỹ năng tác chiến và kế hoạch được lãnh đạo Tổng cục CS QLHC về TTATXH, Cục CSGT đường thủy, CATP Hà Nội chuẩn bị rất kỹ càng. Hơn 40 CBCS gồm những trinh sát, cán bộ dày dặn kinh nghiệm đánh án của Cục CSGT đường thủy được chọn lựa, huy động, phối hợp chặt chẽ với gần 100 CBCS CSCĐ thuộc Bộ Tư lệnh CSCĐ (Bộ Công an) để tham gia phá án.
Một trinh sát tham gia phá án cho hay, chủ tàu thuyền rải đội ngũ “chim lợn” dày đặc trên đường, dọc đê để kịp thời báo cho chủ tàu thuyền nếu phát hiện sự có mặt của lực lượng Công an. Ngoài ra, tất cả những tàu, thuyền hút cát trái phép đều “đỗ” chình ình ở giữa sông, việc tiếp cận mất thời gian, khó khăn, dễ bị phát hiện. Chưa hết, các tàu, thuyền đều nằm rải rác trên một quãng sông hơn 1km. Giữa các tàu, thuyền có điện thoại, liên lạc, thông báo với nhau khi có lực lượng đi kiểm tra, xử lý.
Xác định những khó khăn cần phải vượt qua, phương án, kế hoạch phá án được xây dựng chi tiết, cặn kẽ tới từng khâu, từng vị trí, CBCS cụ thể. Các CBCS đều được phân chia thành từng tốp, với nhiệm vụ cụ thể như số tàu, thuyền cần phải áp sát, khống chế chủ tàu, thuyền… Thậm chí, những hình ảnh của các tàu, thuyền này đều được CBCS nhận dạng. Từng tốp trinh sát được phân chia lặng lẽ, bí mật áp sát tàu, thuyền, khép chặt từng mét nước để không bỏ lọt tàu thuyền nào…
Hiện các đối tượng bị bắt giữ vẫn đang được lực lượng Công an lấy lời khai; số phương tiện đã được cẩu, kéo về bãi tạm giữ phục vụ quá trình điều tra xử lý. Cơ quan Công an vẫn đang làm rõ cũng như truy bắt những đối tượng có liên quan hiện đang bỏ trốn.
Theo thông tin phóng viên ANTĐ nắm được, ngay sau khi chuyên án bắt giữ các tàu hút trộm cát, vận chuyển cát thành công, thực hiện chỉ đạo của lãnh đạo Bộ Công an, Cục CSHS đã vào cuộc. Quá trình thực hiện lệnh khám xét đối với các đối tượng, trong đó có Toàn “cụt” – được cho là kẻ cầm đầu, tổ chức khai thác cát trái phép – cơ quan Công an đã thu giữ nhiều giấy tờ, tài liệu liên quan. Trong ngày 10-11, sau khi phân loại, hơn 10 đối tượng đã bị cơ quan Công an tạm giữ. Được biết, liên quan đến đối tượng Toàn “cụt” là công ty CP Vân Phúc; chỉ có chức năng cứu hộ, cứu nạn trên tuyến sông Hồng, đoạn qua địa phận huyện Phúc Thọ. Lợi dụng danh nghĩa này, các đối tượng đã tổ chức hút cát trái phép.
Theo_An ninh thủ đô
Trung Quốc: Bạo loạn ở Vân Nam, Quý Châu
Tám người được cho là đã thiệt mạng trong một vụ xung đột giữa các công nhân xây dựng và người dân ở tỉnh Vân Nam thuộc Tây Nam Trung Quốc, chính quyền và truyền thông nước này thông báo hôm thứ Tư ngày 15/10, được BBC News dẫn lại hôm nay.
Bạo loạn ở Vân Nam được cho bắt đầu là một cuộc biểu tình. Ảnh AFP
Chính quyền huyện Tấn Ninh nằm cách Côn Minh, thủ phủ tỉnh Vân Nam không xa, thông báo trên tài khoản mạng xã hội chính thức của họ rằng đã xảy ra đánh nhau giữa các công nhân đang xây dựng một trung tâm thương mại và hậu cần và người dân địa phương.
&'Chính quyền cướp đất'
Hình ảnh trên mạng xã hội Weibo cho thấy các thi thể nằm trên đường và các công nhân xây dựng bị trói cùng với đông đảo cảnh sát chống bạo động. Tuy nhiên, những hình ảnh này không thể được kiểm chứng độc lập.
Chính quyền nói rằng cảnh sát sẽ tiến hành điều tra một cách &'đúng luật, khách quan và công bằng' và sẽ trừng phạt những kẻ phạm pháp.
Tờ tạp chí Tài Tân cho biết hồi tháng Sáu cũng xảy ra va chạm. Khi đó người dân đã tố cáo chính quyền &'cướp đất của họ' để làm dự án.
Tạp chí này cho biết một số dân làng đã nói với họ rằng có những người &'mặc đồng phục đen', một số người đeo tấm chắn có huy hiệu công an đã &'tấn công' họ và họ đã đánh trả.
Tranh chấp đất đai là một trong những nguyên nhân chính của hàng chục ngàn cuộc biểu tình trên khắp Trung Quốc mỗi năm. Đa số đều không được truyền thông Trung Quốc đưa tin mặc dù trong một số trường hợp như cuộc nổi dậy của nông dân ở làng Ô Khảm, tỉnh Quảng Đông, hồi năm 2011 đã thu hút sự chú ý của quốc tế và khiến chính quyền Bắc Kinh hứa hẹn hành động.
Cuộc bạo loạn ở Vân Nam diễn ra vào lúc Đảng Cộng sản Trung Quốc sắp họp hội nghị trung ương 4 với các chủ đề chính như nền pháp trị để chống lại tình trạng bất ổn mà Đảng đang rất sợ.
Tại tỉnh Quý Châu sát với Vân Nam hôm 13/10 cũng xảy ra các vụ đụng độ của hàng nghìn dân với lực lượng công an tại huyện Tam Tuệ, làm hai người chết, theo tờ Minh Báo ở Hong Kong.
Lý do cuộc biểu tình được cho là do một quyết định của tỉnh ngưng không nâng cấp thị trấn Tam Tuệ lên thành thành phố.
Hàng nghìn người đã tụ tập ngoài trường tiểu học địa phương ủng hộ học sinh bãi khóa sau khi ban giám hiệu cấm học sinh nghỉ học.
Sau hai ngày diễn biến vụ việc trở nên nghiêm trọng khiến 1.000 cảnh sát cơ động Trung Quốc có hỗ trợ của trực thăng vào cuộc.
Nguồn tin từ Hong Kong cũng nói có sau vụ ẩu đả làm nhiều người bị thương và hai bên công an và người biểu tình đã đánh nhau giành xác hai học sinh bị chết.
Theo NTD/Bizlive
Động đất 6,6 độ richter tại Trung Quốc, 1 người chết, 324 người bị thương Một trận động đất mạnh với cường độ 6,6 độ richter đã làm rung chuyển thành phố Cảnh Cốc, tỉnh Vân Nam, tây nam Trung Quốc vào tối ngày 7/10, khiến ít nhất 1 người thiệt mạng và 324 người bị thương. Động đất xảy ra tại tỉnh Vân Nam, tây nam Trung Quốc. Theo Xinhua, trận động đất xảy ra lúc 21...