Hàng chục quan chức Mỹ bí mật họp khả năng tấn công Venezuela
Khoảng 40 người tham gia cuộc họp bí mật có tên “Đánh giá khả năng sử dụng sức mạnh quân sự ở Venezuela” được CSIS tổ chức ở thủ đô Washington (Mỹ) vào ngày 10-4.
Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) vừa tổ chức một cuộc họp bí mật về Venezuela với sự tham gia của nhiều quan chức Mỹ và Nam Mỹ bàn về khả năng “sử dụng sức mạnh quân sự” với Venezuela, nhà báo điều tra Max Blumenthal xác nhận với đài RT.
Trước đó nhà báo Blumenthal viết trên Twitter: “Tin độc quyền: Tổ chức CSIS của Mỹ vừa mở một cuộc họp kín với sự tham gia của các cố vấn về Mỹ Latinh của ông Trump bàn khả năng Mỹ tấn công quân sự vào Venezuela. Cuộc họp có sự tham gia của cựu lãnh đạo SOUTHCOM (Bộ Chỉ huy miền Nam của Mỹ), một Tướng Colombia và các quan chức Cơ quan Phát triển Quốc tế của Mỹ (USAID) và Hội đồng Tình báo Quốc gia Mỹ…”.
Nhà báo Max Blumenthal. Ảnh: NATIONAL REVIEW
Trên Grayzone (Mỹ) – trang tin độc lập chuyên đưa các bài báo điều tra và phân tích về chiến tranh và đế chế – ngày 13-4, nhà báo Blumenthal cũng có bài viết về một cuộc họp bí mật ở Mỹ về Venezuela.
Họp kín “Đánh giá khả năng sử dụng sức mạnh quân sự ở Venezuela”
Cuộc họp bí mật có tên “Đánh giá khả năng sử dụng sức mạnh quân sự ở Venezuela” được CSIS tổ chức ở thủ đô Washington (Mỹ) vào ngày 10-4. Nhà báo Blumenthal thu thập được một danh sách những người tham gia cuộc họp kín này.
Theo bài viết trên Grayzone ngày 13-4, có khoảng 40 người được mời tham dự cuộc họp này. Trong đó có một số cố vấn thuộc hàng có ảnh hưởng nhất đến chính sách Venezuela của Tổng thống Mỹ Donald Trump. Gồm nhiều đương kim và cựu quan chức Bộ Ngoại giao Mỹ, Hội đồng Tình báo Quốc gia, Hội đồng An ninh Quốc gia, Đô đốc Kurt Tidd – người vừa mới rời khỏi chức Tư lệnh SOUTHCOM.
Danh sách nhà báo Max Blumenthal thu thập được. Ảnh: TWITTER
Video đang HOT
Ngoài phía Mỹ, cuộc họp còn có sự tham dự của nhiều quan chức cấp cao từ các đại sứ quán Brazil và Colombia, như Tướng Juan Pablo Amaya của Colombia. Ngoài ra còn có một số đại diện cấp cao của ông Juan Guaido – lãnh đạo đối lập, Chủ tịch Quốc hội Venezuela, tổng thống tự xưng của Venezuela. Trong số này có ông Daniel Sierra – được xem như cố vấn chính sách cho “chính quyền” Guaido, và ông Carlos Vecchio – được xem như “Đại sứ chính quyền Guaido với Mỹ”. Nguồn tin từ những người tham gia nói các nhân vật này đã quảng bá kế hoạch tái kiến thiết lại kinh tế Venezuela.
Trong bài viết trên Grayzone, nhà báo Blumenthal cho biết trong danh sách tham gia ông thu thập được đề ngày họp là ngày 20-4, chứ không phải ngày 10-4.
Danh sách nhà báo Max Blumenthal thu thập được. Ảnh: TWITTER
Nhà báo Blumenthal đã trao đổi qua điện thoại với nhà nghiên cứu Sarah Baumunk thuộc CSIS và được xác nhận thông tin về cuộc họp. Tuy nhiên khi được hỏi có phải cuộc họp đã diễn ra ngày 10-4 chứ không phải sẽ diễn ra ngày 20-4 hay không, bà Baulunk đã tỏ ra căng thẳng: “Xin lỗi, sao ông lại hỏi những câu này? Tôi có thể giúp được gì?”.
Nhưng sau đó nhà phân tích Baumunk đã xác nhận với nhà báo Blumenthal: “Chúng tôi đã nói về quân sự…khả năng quân sự ở Venezuela. Cuộc họp diễn ra sớm hơn vào đầu tuần này”.
Tổng thống Venezuela Nicolas Maduro (đứng trên cùng). Mỹ vừa họp kín bàn khả năng can thiệp quân sự vào Venezuela. Ảnh: GRAYZONE
Tuy nhiên khi nhà báo Blumenthal hỏi thêm chi tiết về cuộc họp, bà Baumunk từ chối: “Tôi xin lỗi, tôi cảm thấy không thoải mái trả lời các câu hỏi này”, và gác máy.
Grayzone cũng đã nhận thông tin từ nhà nghiên cứu Santiago Herdoiza cũng có tham gia cuộc họp. Nhưng ông Herdoira chỉ nói ngắn gọn: “Tôi xin lỗi, đó là một cuộc họp kín”.
“Họ cực kỳ lo lắng khi có ai đó bên truyền thông biết về sự kiện này. Đó là một cuộc họp cấp rất cao với sự tham dự cơ bản là các nhân vật quan trọng ở Washington có ảnh hưởng đến chính sách về Venezuela của ông Trump, và họ muốn giữ cuộc họp càng kín càng tốt. Cuộc họp cho thấy phương án quân sự đang được nghiêm túc cân nhắc thời điểm này, sau khi tất cả các cơ chế khác ông Trump thực hiện dường như không mang lại kết quả” – nhà báo Blumenthal nói với RT ngày 14-4.
Mỹ nghiêm túc với phương án tấn công Venezuela
Theo Grayzone, cuộc họp bí mật CSIS tổ chức cho thấy chính phủ Trump hiện đang tham khảo phương án quân sự nghiêm túc hơn thời gian trước.
Người kế nhiệm Tướng Tidd, Đô đốc Craig Faller ngày 20-2 từng đe dọa quân đội Venezuela.
Ngày 5-3 Đặc phái viên Mỹ về Venezuela Elliot Abrams từng bác bỏ khả năng Mỹ có hành động quân sự can thiệp vào Venezuela, nói ông chỉ ám chỉ đến đe dọa này để “khiến quân đội Venezuela căng thẳng”.
Lãnh đạo đối lập, tổng thống tự xưng Venezuela Juan Guaido. Ảnh: REUTERS
Tuy nhiên nhà báo Blumenthal vẫn cho rằng các đối tác của Mỹ trong khu vực vẫn miễn cưỡng tham gia vào phương án tân công quân sự Venezuela.
“Bất kỳ cuộc tấn công nào của Mỹ vào Venezuela cũng sẽ tùy thuộc vào sự đồng ý của các chính phủ Colombia và Brazil, và khả năng có được sự đồng ý này rất không rõ ràng. Cả hai chính phủ đều cực kỳ lo ngại về chuyện tăng khủng hoảng di trú, về sự mất ổn định của toàn khu vực và cá hệ lụy kéo theo đó. Và họ cũng lo ngại về một cuộc tấn công trả đũa từ quân đội Venezuela vốn rất thiện chiến” – theo nhà báo Blumenthal.
Bên cạnh thông tin bí mật tổ chức cuộc gặp bàn khả năng can thiệp quân sự vào Venezuela, Mỹ tiếp tục đưa ra các lời hứa cứu trợ nước này một khi Tổng thống Nicolas Maduro ra đi. Ngày 13-4 Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin hứa hẹn Mỹ sẽ dẫn đầu nỗ lực cứu vãn kinh tế Venezuela.
THIÊN ÂN
Theo PLO
Mỹ ra "cảnh báo đỏ" loạt nguy cơ nếu Thổ quyết không cúi đầu trước sức ép về S-400
Quan chức Mỹ cho hay, quyết tâm mua hệ thống S-400 sẽ đẩy Ankara phải đối mặt với loạt nguy cơ.
Giữa bối cảnh Thổ Nhĩ Kỳ "quyết tâm" mua hệ thống phòng thủ tên lửa S-400 do Nga sản xuất, mới đây, Phó phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Robert Palladino đã nêu ra một số nguy cơ mà Ankara sẽ phải đối mặt.
Thổ Nhĩ Kỳ kiên quyết với hợp đồng mua S-400 từ Nga (ảnh: Sputnik)
Ảnh hưởng ngay lập tức, theo ông Palladino chính là việc giao hàng và những hoạt động liên quan tới các phi cơ chiến đấu F-35 mà Thổ đặt mua với Mỹ - đã bị dừng lại. Ông cũng dẫn lời Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence rằng, nước Mỹ "sẽ không đứng yên trong khi các đồng minh NATO mua vũ khí từ đối thủ của mình".
"Chúng tôi rõ ràng đã cảnh báo Thổ Nhĩ Kỳ, quyết định mua S-400 của họ sẽ dẫn tới kết quả là việc đánh giá lại chương trình F-35", ông Palladino cho hay. "Chúng tôi cũng thường xuyên nói, nó làm tăng nguy cơ - có thể dẫn tới các hành động tiềm tàng dựa trên Đạo luật đối phó với các kẻ thù của nước Mỹ thông qua trừng phạt. Điều đó liên quan tới bất kỳ thực thể nào tiến hành các giao dịch như vậy. Và cuối cùng, chúng tôi cũng xem xét nguy cơ - nếu Thổ Nhĩ Kỳ mua S-400, họ có thể sẽ không nhận được hệ thống phòng không và tên lửa Patriot. Vì vậy, đây là những nguy cơ rõ rệt mà chúng tôi đã thảo luận từ lâu và chúng vẫn đang tồn tại".
Phát biểu của ông Palladino được đưa ra chỉ vài ngày sau khi Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan nhắc lại, hợp đồng mua hệ thống phòng thủ tên lửa S-400 do Nga sản xuất đã hoàn tất.
Cũng trong đầu tuần này, Ngoại trưởng Thổ Mevlut Cavusoglu nói, thật lố bịch khi nghi ngờ tư cách thành viên NATO của Ankara vì thương vụ S-400; đồng thời khẳng định, Ankara sẽ không đầu hàng trước sức ép từ phía Mỹ.
"Nếu Mỹ không muốn bán hệ thống Patriot cho chúng tôi thì ngày mai chúng tôi có thể mua tổ hợp S-400 thứ hai, và chúng tôi cũng có thể mua hệ thống phòng thủ tên lửa khác", Ngoại trưởng Cavusoglu nhấn mạnh.
Lầu Năm góc từ lâu đã bày tỏ lo ngại trước khả năng Thổ Nhĩ Kỳ mua hệ thống phòng thủ tên lửa của Nga cùng với các phi cơ F-35 của Mỹ. Washington cho rằng, đó sẽ là cơ hội để các chuyên gia Nga tìm hiểu sâu về các dữ liệu và công nghệ của chiếc máy bay thế hệ thứ năm do Mỹ sản xuất.
Minh Đức
Theo Baotoquoc
Mỹ, Nga và 'lằn ranh đỏ' ở Venezuela Ông Trump từng chỉ trích người tiền nhiệm Obama không thực thi "lằn ranh đỏ" ở Syria. Đến giờ ông đang phải đối mặt với thế khó tương tự ở Venezuela. Trong chiến dịch tranh cử tổng thống, ông Donald Trump không ít lần phàn nàn về chuyện Tổng thống Barack Obama thiết lập "lằn ranh đỏ" ở Syria nhưng không thực thi....