Hàng chục nhà công vụ chưa được thu hồi
Tại khu nhà công vụ của Chính phủ ở Hoàng Cầu (ngõ 61 Trần Quang Diệu, quận Đống Đa, Hà Nội), có 59 cán bộ nghỉ hưu ở nhà công vụ, song chỉ 11 người làm thủ tục trả nhà.
Theo Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản (Bộ Xây dựng), cơ quan này đã tiến hành tiếp nhận, quản lý 180 căn hộ công vụ của Chính phủ để bố trí cho các cán bộ thuộc diện và đủ điều kiện thuê ở nhà công vụ. Trong đó, 80 căn hộ tại Hoàng Cầu (ngõ 61 Trần Quang Diệu, quận Đống Đa, Hà Nội) do Văn phòng Chính phủ bàn giao từ ngày 1/1/2014.
Tiếp nhận quản lý số căn hộ tại Hoàng Cầu, Bộ Xây dựng thống kê có 20 quan chức đang công tác sử dụng 21 căn hộ (trong đó một cán bộ sử dụng 2 căn hộ theo quyết định trước đây của Văn phòng Chính phủ); 30 cán bộ đã nghỉ hưu vẫn sử dụng 30 căn hộ. 29 cán bộ khác đã nghỉ hưu hoặc đã mất song cho người nhà ở hoặc không ở tại 29 căn hộ.
Khu nhà công vụ ở phố Hoàng Cầu. Ảnh: Giang Huy.
Để chuẩn bị cải tạo khu nhà công vụ Hoàng Cầu, Bộ Xây dựng tiến hành tiến hành điều chuyển số cán bộ đủ điều kiện ở nhà công vụ sang khu công vụ mới của Chính phủ tại nhà chung cư CT7, khu đô thị Mỹ Đình và chung cư CT1 – CT2 khu đô thị Yên Hòa.
Sau khi nhận thông báo thu hồi, 11 cán bộ nghỉ hưu đã tiến hành làm thủ tục trả nhà. Những cán bộ nghỉ hưu khác hoặc đã mất, không ở hoặc cho người khác ở nhờ đã được cơ quan chức năng yêu cầu trả nhà trong năm 2014 và đầu năm 2015.
Theo Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản, phần lớn cán bộ đang ở nhà công vụ của Chính phủ tại Hoàng Cầu đồng thuận về việc trả lại nhà khi hết tiêu chuẩn theo quy định. Tuy nhiên, một số cán bộ có khó khăn về nhà ở đề nghị Nhà nước có chính sách hỗ trợ phù hợp với thực tế, đồng thời tạo điều kiện có thêm thời gian sắp xếp chỗ ở mới.
Video đang HOT
Đại diện Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản đã giới thiệu các cán bộ này mua nhà xã hội tại các dự án như Tây nam Linh Đàm (quận Hoàng Mai), Bắc Cổ Nhuế – Chèm (quận Bắc Từ Liêm).
Đoàn Loan
Theo VNE
"Quan chức giàu quá dân không chịu được đâu!"
"Vụ ông Trần Văn Truyền chỉ là một thí dụ thôi, vấn đề quan trọng là phải tìm ra những "ông Truyền" khác. Phải kiên quyết làm mới được vì quan chức mà giàu quá thì dân không chịu được đâu" - đại biểu Đỗ Văn Đương nói.
Ngày 25/11, bên hành lang Quốc hội, đại biểu Đỗ Văn Đương chia sẻ với báo chí những vấn đề liên quan đến kết luận của Ủy ban Kiểm tra Trung ương về khối tài sản nhà đất của ông Trần Văn Truyền - nguyên Tổng Thanh tra Chính phủ.
Đại biểu Đỗ Văn Đương cho rằng, vấn đề tiếp theo phải tìm ra được những "ông Truyền" khác
Là người thường xuyên có ý kiến về phòng chống tham nhũng, vậy xin ông cho biết quan điểm của mình về việc Ủy ban Kiểm tra Trung ương mới đây công bố kết luận về khối tài sản nhà đất của nguyên Tổng Thanh tra Chính phủ Trần Văn Truyền?
Tôi chưa nói ông Truyền có tham nhũng hay không, nhưng quan chức có tài sản bất minh lớn đến như thế mà thu hồi là biện pháp quá cương quyết.
Sự việc liên quan đến khối tài sản của ông Truyền đã được Ủy ban Kiểm tra Trung ương làm rõ và mới đây Thanh tra Chính phủ cũng cho biết việc ông Truyền bổ nhiệm hơn 60 cán bộ trước khi về hưu trong đó có một số trường hợp có khuyết điểm đã được xem xét xử lý. Từ vấn đề liên quan đến ông Truyền, bước tiếp theo cơ quan chức năng nên xử lý thế nào?
Đã bị thu hồi thì rõ ràng là có sai. Do vậy, phải kiểm điểm làm rõ trách nhiệm vì sao có ngôi nhà đó. Anh có lợi dụng chức vụ quyền hạn không, có nhập nhằng hay không. Điều này kết luận của Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã nói rõ, cùng với việc thu hồi thì phải kiểm điểm làm rõ trách nhiệm.
Tùy theo mức độ vi phạm của ông Truyền để kiểm điểm làm rõ ràng trách nhiệm ra sao. Ông Truyền thuộc diện Ban Bí thư quản lý thì trước hết Ủy ban trung ương kiểm tra. Còn nếu có hành vi vi phạm pháp luật thì phải xử lý theo con đường nhà nước.
Được biết ông Tuyền muốn mua lại căn nhà bị thu hồi. Trường hợp Nhà nước bán lại cho ông Truyền theo giá thị trường thì có phù hợp hay không?
Đề xuất mua lại là quyền của người ta nhưng theo tôi trường hợp này thì phải thu hồi để thể hiện sự minh bạch. Còn nếu bán lại cho ông Truyền thì rất nhập nhằng, khó giải thích.
Trong kết luận của Ủy ban Kiểm tra Trung ương chỉ rõ biệt thự ở xã Sơn Đồng (tỉnh Bến Tre) đứng tên con ông Truyền - một cán bộ Cảnh sát giao thông còn trẻ nhưng đã có khối tài sản lớn đến vậy liệu có gì bất thường không, thưa ông?
Làm giàu từ trí tuệ là điều đáng mừng, nhưng trong điều kiện kinh tế khó khăn, lại là cán bộ chiến sĩ trong lực lượng vũ trang thì khó lắm. Một người còn trẻ mà có khối tài sản lớn đến vậy, ẩn sau nó là vấn đề không bình thường. Cũng có thể tài sản đó do thừa kế hay bằng tài năng của con ông Truyền, thì cũng nên làm rõ.
Sau câu chuyện của ông Truyền, người dân đặt ra câu hỏi liệu trong xã hội còn bao nhiêu người như ông Truyền đã "hạ cánh" an toàn?
Vấn đề là phải tìm ra những "ông Truyền" khác, mà ông Truyền chỉ là một thí dụ thôi. Phải kiên quyết làm những người khác nữa. Bởi vì những quan chức mà giàu quá thì dân không chịu được đâu!
Từ câu chuyện của ông Trần Văn Truyền, chúng ta có nên siết lại việc sử dụng nhà công vụ hay không?
Việc này trong luật nhà ở có rồi. Nhà công vụ bây giờ không còn như ngày xưa nữa. Thời bao cấp trước đây người ta mới lạm dụng sử dụng nhà công vụ - nhiều người không ở nhưng đem cho thuê, thậm chí biến thành nhà riêng.
Xin cảm ơn ông!
Quang Phong (ghi)
Theo Dantri
Thu hẹp đối tượng được thuê nhà công vụ Chủ nhiệm Uỷ ban pháp luật Phan Trung Lý cho biết, dự thảo Luật được trình Quốc hội thông qua đã thu hẹp đối tượng được thuê nhà ở công vụ. Chiều 25/11, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật nhà ở sửa đổi với tỷ lệ 83,30% đại biểu tán thành. Trình bày báo cáo của Ủy ban thường vụ Quốc...