Hàng chục người nôn ra máu, nhập viện vì uống nhiều bia rượu Tết
Chỉ trong 3 ngày Tết, khoa Cấp cứu (Bệnh viện Bạch Mai) đã tiếp nhận hơn 60 ca bệnh nôn ra máu, đi ngoài phân đen vì xuất huyết đường tiêu hoá. Đa số các bệnh nhân đều có “thâm niên” uống rượu và dịp Tết thì uống cấp tập.
Chiều 30.1, bác sĩ phụ trách Lê Quang Trí (Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bạch Mai) cho biết, từ 30 Tết đến sáng mùng 3 Tết (30.1), khoa Cấp cứu đã tiếp nhận 260 bệnh nhân nặng, phải điều trị tích cực, trong đó có đến 60 ca xuất huyết đường tiêu hoá. Bệnh nhân nhập viện trong tình trạng đau bụng, nôn ói ra máu hoặc đi ngoài ra máu (phân đen).
Tuổi trung bình của bệnh nhân xuất huyết đường tiêu hoá vì uống nhiều rượu là dưới 40 tuổi.
Anh Vũ Ngọc Được (quê ở Tứ Kỳ, Hải Dương), người nhà của bệnh nhân Vũ Ngọc Mạnh (46 tuổi), cho biết, ở nhà, bệnh nhân mạnh bị nôn ra máu nên người nhà đã đưa đi bệnh viện huyện từ đêm mùng 2 Tết, sau đó chuyển lên Bạch Mai vào sáng mùng 3.
“Anh Mạnh cũng có uống rượu, ngày Tết thì tránh sao được” – anh Được dè dặt cho biết.
Tuy nhiên, theo bác sĩ Trí, bệnh nhân đã có tiền sử uống rượu lâu năm và uống quá nhiều trong dịp Tết nên đường tiêu hoá bị xuất huyết nặng. Ngoài ra, bệnh nhân còn xuất hiện hội chứng sau cai (do nghiện rượu nặng) như run chân tay…
Theo bác sĩ Trí, hầu hết các bệnh nhân xuất huyết đường tiêu hoá đều có tuổi đời khá trẻ, tuổi trung bình chỉ dưới 40 tuổi. Tuy nhiên, họ đều có tiền sử uống rượu lâu ngày dẫn đến xơ gan, hệ tiêu hoá đều bị tàn phá. Ngày Tết khi uống rượu cấp tập thì dẫn đến vỡ tĩnh mạch hệ tiêu hoá dạ dày, ruột, dẫn đến nôn hoặc đi ngoài ra máu. Xét nghiệm cho thấy bệnh nhân đều bị thiếu máu nặng, rối loạn huyết động. Các bác sĩ đã phải truyền máu, nội soi cầm máu cho các bệnh nhân này.
“Không ít bệnh nhân bị xuất huyết nặng phải sốc hồi sức, đặt khí quản. Nếu sau này tiếp tục uống rượu thì sức khoẻ, tính mạng của các bệnh nhân này đều khó đảm bảo” – bác sĩ Trí cho biết.
Nhiều người già mải vui Tết quên uống thuốc kiểm soát huyết áp dẫn đến đột quỵ
Video đang HOT
Ngoài ra, xếp thứ 2 các ca bệnh nặng phải cấp cứu là đột quỵ. Các bệnh nhân khoảng trên 50 tuổi, có tiền sử huyết áp cao. Tuy nhiên, ngày Tết bận rộn hoặc chủ quan nên họ quên uống thuốc kiểm soát huyết áp. Đồng thời chế độ ăn uống nhiều chất béo, uống nhiều rượu, ít vận động khiến cho huyết áp tăng, dẫn đến đột quỵ. Nhiều trường hợp hôn mê sâu, hình ảnh chiếu chụp cho thấy bệnh nhân bị xuất huyết não.
Cụ thể như bệnh nhân Lê Văn Luyện (51 tuổi, Phú Bình, Thái Nguyên), nhập viện chiều mùng 2 Tết trong tình trạng hôn mê sâu, phải đặt ống kiểm soát đường thở. Chiếu chụp cho thấy não chảy máu rộng.
Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bạch Mai vào dịp Tết luôn chật kín
Bác sĩ Trí cho biết, nhóm bệnh thứ 3 là các ca suy thận giai đoạn cuối. Các bệnh nhân này thường có lịch truyền máu 1 tuần 3 -4 lần. Nhưng do dịp Tết ăn uống nhiều nên thận làm việc quá tải, dẫn đến sức khoẻ của bệnh nhân bị yếu đi, phải nhập viện, lọc máu sớm hơn.
Ngoài ra các bệnh như tim mạch, nội tiết hô hấp cũng nhập viện cấp cứu nhiều trong dịp Tết. Tuy nhiên, bác sĩ Trí đánh giá, số bệnh nhân nặng nhập viện cấp cứu tại Bệnh viện Bạch Mai năm nay cũng không có gì đột biến so với mọi năm, khoảng 100 ca bệnh/ngày.
Theo Danviet
Đột quỵ ở tuổi... thiếu niên
Cách đây một tháng, khoa hồi sức tích cực và chống độc Bệnh viện Đa khoa Hà Đông đã điều trị cho một trường hợp 14 tuổi bị đột quỵ, chảy máu não do dị dạng mạch máu não bẩm sinh.
Bạn trẻ cũng cần rèn luyện thể lực thường xuyên để phòng các bệnh lý tim mạch và nhiều bệnh lý mãn tính khác. Trong ảnh: người dân tập thể dục ở công viên Gia Định, TP.HCM (ảnh minh họa) - Ảnh: Ngọc Dương
Trước đó, bệnh nhân này thường hay than đau đầu, chóng mặt, tình trạng này xuất hiện khá liên tục nhưng chỉ ở nhà uống thuốc giảm đau thông thường mà không đi khám để phát hiện bệnh sớm. Sau thời gian được bệnh viện điều trị, bệnh nhân đã ra viện.
Theo GS.TS Phạm Minh Thông, phó giám đốc Bệnh viện Bạch Mai, số lượng bệnh nhân mắc các bệnh lý mạch máu hiện nhiều hơn so với trước đây, một phần do thay đổi nhiều về ăn uống và thói quen vận động, một phần do khả năng và điều kiện phát hiện bệnh.
Đột quỵ là căn bệnh trước đây chỉ gặp ở nhóm người cao tuổi, nhưng nay lại phát hiện cả ở lứa tuổi trẻ và nguyên do bệnh ở người trẻ phần lớn là từ dị dạng mạch máu bẩm sinh.
Dễ bỏ qua triệu chứng
Theo bác sĩ Lương Quốc Chính, khoa cấp cứu A9 Bệnh viện Bạch Mai, đau đầu là dấu hiệu đặc trưng của đột quỵ chảy máu não nhưng thường bị mọi người bỏ qua, không chú ý.
"Phần lớn những cơn đau đầu là lành tính và có thể điều trị bằng các loại thuốc giảm đau thông thường, nhưng có khi đau đầu lại là dấu hiệu của vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, nhất là khi xuất hiện triệu chứng đau đầu dữ dội, đột ngột, đau đầu kèm theo sốt, cứng gáy, đau đầu tiến triển tăng dần hoặc đau kéo dài trong một vài ngày... thì đó có thể là dấu hiệu cảnh báo đột quỵ, do đó cần đi thăm khám sớm nếu như xuất hiện các triệu chứng trên" - bác sĩ Chính khuyến cáo.
Khoa cấp cứu Bệnh viện Bạch Mai cũng từng ghi nhận các trường hợp bệnh nhân bị đột quỵ chảy máu não ở độ tuổi 15-16, nguyên nhân là bị dị dạng mạch máu bẩm sinh nhưng bệnh nhân và gia đình không biết.
GS Phạm Minh Thông cũng cho hay chứng viêm mạch và sau đó tắc mạch chưa rõ nguyên nhân cũng là nguyên nhân làm xuất hiện các bệnh lý mạch máu ở nhóm người trẻ tuổi. Đây cũng được coi là bệnh lý bẩm sinh và trước đây do chưa đủ thiết bị để chẩn đoán nên chậm phát hiện bệnh lý này.
Đầu tháng 8 vừa qua, khoa cấp cứu A9 Bệnh viện Bạch Mai tiếp nhận bệnh nhân 32 tuổi ở Vĩnh Phúc chuyển đến với chẩn đoán đột quỵ nhồi máu não. Bệnh nhân có tiền sử rung nhĩ, hẹp van 2 lá, đã được nong van 2 lá năm 2012 nhưng không điều trị duy trì thuốc chống đông, trước khi đến bệnh viện bệnh nhân đột ngột nói ngọng, liệt mặt trái, liệt nửa người trái, ý thức xấu đi.
Theo các bác sĩ, đây là một trường hợp đột quỵ ở người trẻ có yếu tố nguy cơ là rung nhĩ và hẹp van 2 lá, nếu được can thiệp sớm thì bệnh nhân có cơ hội sống, thậm chí hồi phục. Nhưng điều đó cũng cảnh báo lứa tuổi trẻ hoàn toàn có thể bị đột quỵ nhồi máu não giống như người lớn tuổi.
Có nên duy trì "trẻ uống trà, già tập thể dục"?
Theo kết quả khảo sát mới được Hội Tim mạch VN công bố, số người trưởng thành ở VN được xác định là tăng huyết áp năm 2015 đã tăng lên mức 47%, cao hơn rất nhiều so với khảo sát năm 2008 là 25,1% và đứng ở mức cao trong khu vực Đông Nam Á.
Với kết quả này, ước tính có tới 20,8 triệu người trưởng thành ở VN (25 tuổi trở lên) được xác định là bị tăng huyết áp, trong khi trong những năm gần đây giới chuyên gia dự đoán con số này chỉ ở mức trên 10 triệu người.
Theo ông Thông, những người trẻ luôn tự tin về sức khỏe cần sớm thay đổi lối sống bằng thay đổi chế độ ăn nhiều rau xanh, giảm đường ngọt, giảm chất béo và muối, đồng thời duy trì thời gian rèn luyện thể lực để phòng các bệnh lý tim mạch và nhiều bệnh lý mãn tính khác.
Tại các khu công viên, khu vui chơi công cộng, có một thực tế là lượng người trung niên và cao tuổi tham gia tập thể thao, đi hoặc chạy bộ đông hơn hẳn người trẻ tuổi và người ta đã có câu ví "trẻ uống trà, già tập thể dục" để mô tả tình trạng trái khoáy này.
Tuy nhiên đã đến lúc phải thay đổi vì những bệnh lý những tưởng chỉ xuất hiện ở tuổi già giờ đã thấy ở cả những người trẻ, và chất lượng sống sẽ giảm nhiều nếu còn trẻ mà đã liệt nửa người, nói ngọng, liệt mặt hay yếu chân tay vốn là di chứng của đột quỵ.
"Bệnh nhân cao huyết áp được điều trị và dự phòng hợp lý, thay đổi về chế độ ăn uống và tập luyện cũng duy trì được sức khỏe và tuổi thọ không kém so với những người khác. Người có rối loạn chuyển hóa, thừa cân hoặc béo phì cần phải duy trì khám sức khỏe định kỳ, xét nghiệm các chỉ số sức khỏe để dự phòng bệnh sớm. Phát hiện bệnh sớm thì kể cả ung thư hiệu quả điều trị cũng cao hơn rất nhiều"- ông Thông cho hay.
Thường xảy ra đột ngột
Theo các bác sĩ, khác với nhóm bệnh nhân lớn tuổi (trên 50 tuổi), đột quỵ thường có các yếu tố liên quan từ trước là bệnh lý về tim mạch, tiểu đường, huyết áp, béo phì..., thì nhóm bệnh nhân đột quỵ ở tuổi thiếu niên thường xảy đến đột ngột mà không có các dấu hiệu cảnh báo rõ ràng.
Bệnh nhân có thể xuất hiện những cơn đau đầu, choáng, chóng mặt... không rõ nguyên nhân và thường bị bỏ qua.
Theo Tuổi Trẻ
Cụ ông tử vong tại phòng đăng ký sử dụng đất Nha Trang Ông lão hỏi nhân viên văn phòng vài câu về tình trạng đất của người thân thì bất ngờ ú ớ, tỏ vẻ đau đớn rồi ngã gục. Cảnh sát điều tra nguyên nhân tử vong của ông lão. Ảnh: X.Ngọc Chiều 6/5, cụ ông khoảng 70 tuổi tới Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất TP Nha Trang (Khánh Hòa) ở...