Hàng chục người dàn hàng giữa đường phản đối dự án nhà máy hải sản
Lo ngại dự án nhà máy chế biến hải sản sẽ gây ô nhiễm, khoảng 30 chục người ở Bình Định dàn hàng ngang trên quốc lộ 1 phản đối.
Ngày 27.2, ông Nguyễn Văn Dũng – Chủ tịch huyện Phù Mỹ (Bình Định) cho biết đã vận động người dân phản đối dự án nhà máy chế biến hải sản không tiếp tục kéo lên quốc lộ 1.
Người dân ngồi bệt trên quốc lộ phản ứng dự án nhà máy chế biến hải sản. Ảnh: Người dân cung cấp.
Chiều qua, khoảng 30 người dân xã Mỹ An kéo lên UBND huyện này khiếu nại việc doanh nghiệp triển khai dự án nhà máy chế biến hải sản mà họ cho rằng sẽ gây ô nhiễm môi trường.
Đoàn người phần lớn là phụ nữ sau đó ngồi dàn hàng ngang cản trở giao thông trên quốc lộ 1. Cảnh sát phải phân luồng để xe đi vào tuyến tránh. Khoảng 3 giờ sau trật tự mới được vãn hồi.
Chủ tịch huyện Phù Mỹ cho biết, dự án bị phản ứng do một doanh nghiệp triển khai ở cụm công nghiệp chế biến thủy hải sản Mỹ An, được UBND tỉnh Bình Định phê duyệt từ năm 2008. Tại đây, có 7 hộ dân mở xưởng chế biến, tuy nhiên do hiệu quả thấp nên phần lớn đều đóng cửa. Sau khi một hộ trao trả mặt bằng, nhà nước đã cấp phép cho một doanh nghiệp đầu tư.
Hồi trước Tết Mậu Tuất, huyện đã tổ chức đối thoại khi người dân có đơn đề nghị không cho xây dựng. Tuy nhiên, vài ngày sau, một số người dân xảy ra mâu thuẫn, xô xát với những người “ủng hộ doanh nghiệp”.
“Đến mùng 7 Tết, UBND tỉnh tiếp tục tổ chức đối thoại. Người dân vẫn cho rằng dự án sẽ gây ô nhiễm môi trường và yêu cầu làm rõ việc một số người đánh họ”, ông Dũng cho biết.
Video đang HOT
Ông Trần Châu – Phó chủ tịch UBND tỉnh Bình Định cho biết đã trực tiếp giải quyết vụ việc. “Chúng tôi đã đối thoại với dân. Việc người dân cản trở giao thông là hành vi sai trái”, ông Châu nói.
Lãnh đạo tỉnh Bình Định cho hay doanh nghiệp mới san ủi mặt bằng, chưa đi vào hoạt động. “Do người dân phản đối nên tôi đã đề nghị tạm dừng dự án để tiến hành đánh giá tác động môi trường”, ông Châu cho hay.
Theo Phạm Linh (VnExpress)
Chủ tịch TP.HCM: Cấm sử dụng xe công đi lễ hội
Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong nhắc nhở cán bộ, công chức không vui Tết kéo dài, tập trung trở lại làm việc một cách nghiêm túc, không sử dụng xe công đi lễ hội, không đi lễ hội trong giờ hành chính.
Sáng 22.2, TP.HCM đã tổ chức Hội nghị tổng kết đánh giá lại công tác chăm lo Tết Mậu Tuất.
Không đươc sử dụng xe công đi lễ hội
Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong phát biểu tại hội nghị. Ảnh: Hồ Văn
Phát biểu tại hội nghị, Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong cho biết, thành phố năm nay tổ chức tốt công tác chăm lo phục vụ Tết Mậu Tuất, người dân phấn khởi, Tết vui hơn, ấm áp hơn... Niềm vui nhân lên khi thành phố được thông qua cơ chế đặc thù, tạo khí thế, động lực để phấn đấu hơn nữa. Cả thành phố đã cùng quan tâm chăm lo các đối tượng chính sách, người nghèo thiết thực, tốt hơn, chủ động chăm lo phục vụ cho người dân đón Tết trên mọi lĩnh vực.
Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Lê Thanh Liêm thăm hỏi và tặng quà công nhân trong lễ hội "Vui Tết cùng công nhân". Ảnh: Hồ Văn
Nhưng cũng còn vài điểm rút kinh nghiệm, như thời gian chuẩn bị phải sớm hơn, chủ động hơn. "Đêm 30 Tết người bán hủy, đập phá hoa vì bán không được, việc này ảnh hưởng đến người trồng hoa. Nhìn thấy cảnh này, chúng tôi cũng đau lòng lắm. Cả năm chuẩn bị, thành quả không đạt. Chúng ta cần xem lại vấn đề này. Tình trạng đốt pháo, cờ bạc vẫn còn..., mặc dù quy mô nhỏ nhưng cần siết lại, không để tái diễn các năm sau", ông Phong nói.
Ông Phong cũng nhắc nhở cán bộ, công chức không vui Tết kéo dài, tập trung trở lại làm việc một cách nghiêm túc, không sử dụng xe công đi lễ hội, không đi lễ hội trong giờ hành chính.
Theo báo cáo, thành phố thực hiện hiệu quả chính sách an sinh xã hội, chăm lo chu đáo đời sống vật chất, tinh thần cho các đối tượng chính sách có công, người nghèo, hộ nghèo, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt... với tổng kinh phí hơn 1.388,6 tỷ đồng (tăng hơn 80 tỷ đồng so với Tết Đinh Dậu 2017). Trong đó, ngân sách Trung ương chăm lo Tết cho các đối tượng chính sách với tổng kinh phí là 13,1 tỷ đồng, ngân sách thành phố chăm lo hơn 798,9 tỷ đồng (tăng hơn 88 tỷ đồng so với Tết năm 2017).
Thăm, tặng quà người dân, đối tượng chính sách trong dịp tết là nét đẹp truyền thống của TP.HCM. Ảnh: Hồ Văn
Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TP.HCM và các đoàn thể vận động các doanh nghiệp và xã hội cùng triển khai nhiều chương trình chăm lo Tết các đối tượng chính sách, các hộ dân nghèo, công nhân, sinh viên, nông dân gặp khó khăn và các đối tượng xã hội với tổng kinh phí trên 576,6 tỷ đồng.
40 triệu lít bia phục vụ tết
Theo Sở Công thương, hàng hóa phục vụ Tết đầy đủ, dồi dào gắn với việc thực hiện cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam". Người tiêu dùng tiếp tục có xu hướng thay đổi dần tập quán mua sắm, tiêu dùng thay "ăn Tết" bằng "vui Tết". Việc kiểm tra an toàn vệ sinh thực phẩm được thực hiện thường xuyên trên diện rộng, không để xảy ra ngộ độc thực phẩm trong những ngày Tết.
Bia, rượu và tai nạn giao thông là nỗi ám ảnh của xã hội.
Theo báo cáo từ 3 chợ đầu mối, lượng hàng nhập chợ bình quân 9.250 tấn/ngày, thời điểm cao điểm từ ngày 26 đến ngày 29 tháng Chạp, lượng hàng hóa về chợ tăng khoảng 50% - 80% so với ngày thường, sản lượng từ 13.000 -16.500 tấn/đêm. Các doanh nghiệp sản xuất bia, rượu, nước giải khát đã tăng sản lượng sản xuất lên 30% so với tháng thường, đạt khoảng 40 triệu lít bia và 45 triệu lít nước giải khát và không tăng giá vào dịp Tết; doanh nghiệp bánh kẹo cung ứng nhiều sản phẩm mới, mẫu mã đẹp, chất lượng tương đương bánh ngoại nhập, sản lượng tăng từ 10 - 20%, đạt khoảng 18.000 tấn, giá không tăng so năm 2017.
Các chương trình văn hóa - nghệ thuật được thiết kế, dàn dựng, tổ chức phục vụ đáp ứng nhu cầu thưởng ngoạn của người dân thành phố và khách du lịch quốc tế như: đường hoa, đường sách, đường đèn tiếp tục là điểm sáng, là sản phẩm đặc trưng của TP.HCM đón Tết truyền thống.
Hoạt động đưa đón, vận chuyển hành khách được đảm bảo trên cả ba lĩnh vực: đường bộ, đường thủy và hàng không với số lượng cao hơn so cùng kỳ. Trật tự giao thông được đảm bảo thông suốt, các điểm nóng về ùn tắc giao thông được xử lý kịp thời, không xảy ra ùn tắc giao thông, kể cả các tuyến đường đến các khu, điểm du lịch. Tình hình an ninh chính trị - trật tự xã hội được giữ vững, các loại tệ nạn xã hội, mê tín dị đoan giảm rõ rệt, tình hình gây rối trật tự công cộng, cờ bạc, đá gà giảm hẳn; số vụ cháy được kéo giảm rõ so với cùng kỳ.
Mặc dù chủ động xây dựng các phương án và tổ chức thực hiện kế hoạch bảo đảm trật tự an toàn giao thông, tuy nhiên tình hình chung tai nạn giao thông trên địa bàn tăng cả 3 mặt (số vụ, số người chết và số người bị thương).
Trong 7 ngày Tết, từ ngày 14.2 - 20.2.2018 (29 tháng Chạp đến mùng 5 Tết) xảy ra 44 vụ phạm pháp hình sự, giảm 7 vụ (-13,7%) so cùng kỳ; đã điều tra khám phá nhanh 26 vụ (tỷ lệ 59,1%), tạm giữ 28 đối tượng, trong đó có vụ sát hại 5 người trong một gia đình tại quận Bình Tân, nghi phạm 18 tuổi đã bị bắt giữ ngay sau một ngày hiện trường bị phát hiện. Xảy ra 39 vụ tai nạn giao thông, tăng 14 vụ ( 56%), làm 3 người chết, tăng 1 người, làm bị thương 31, tăng 5 người so với cùng kỳ. Nguyên nhân chủ yếu do người điều khiển phương tiện giao thông thiếu cẩn thận, có sử dụng rượu bia khi tham gia giao thông; không xảy ra tai nạn giao thông đường thủy, đường sắt. Một số quận - huyện chưa quản lý chặt chẽ địa bàn, vẫn còn hiện tượng mua bán, lấn chiếm vỉa hè, giữ xe quá giá quy định, tình trạng đốt pháo trái phép, cờ bạc với quy mô nhỏ vẫn còn xảy ra tại một số địa bàn...
Theo Danviet
Huế: UBND phường thiếu vắng cán bộ ngày mùng 6, dân phải quay về Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của một phường ở TP.Huế (Thừa Thiên-Huế) vắng bóng cán bộ trong buổi làm việc đầu tiên sau kỳ nghỉ Tết Mậu Tuất. Sáng 21.2 (tức mùng 6 Tết), một số người dân ở phường Phú Hòa, TP.Huế phản ánh đến PV Dân Việt việc trụ sở UBND phường Phú Hòa đóng cửa và vắng...