Hàng chục người dân bao vây công ty đòi nợ
Liên tiếp 2 ngày qua, hàng chục chủ nợ ở các tỉnh Gia Lai, Kon Tum, Phú Yên… vây trước cổng Công ty CP New Hope (Khu công nghiệp Nhơn Hòa, thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định) để đòi nợ.
Theo thông tin ban đầu, sự việc bắt đầu xảy ra vào khoảng 8 giờ sáng 15/10, khi hàng chục chủ nợ các tỉnh Gia Lai, Kon Tum, Phú Yên, Bình Định kéo vào Cty CP New Hope thuộc Cty CP Tập đoàn Thịnh Phát Kon Tum (trụ sở chính tại tỉnh Kon Tum) yêu cầu công ty giải quyết số nợ hơn 7,2 tỷ đồng bán mỳ lát.
Bảo vệ công ty yêu cầu những người này ra khỏi công ty, không được gây mất trật tự. Tuy nhiên, một số người dân đã dàn hàng ngang, thậm chí nằm xuống trước đầu xe, không cho xe xuất hàng khỏi công ty.
Sự việc trở nên căng thẳng buộc Công an thị xã An Nhơn phải có mặt tại hiện trường xử lý.
Người dân bao vây công ty để đòi nợ từ một người tên Vũ
Theo bà Nguyễn Thị Phượng (tỉnh Gia Lai), chủ đại lý thu mua mỳ (sắn) lát tại địa phương, nhiều năm nay, bà Phượng bán hàng cho công ty thông qua trung gian là ông Đinh Xuân Vũ (35 tuổi, ở TP Quy Nhơn, Bình Định), tiền bạc rất sòng phẳng. Tuy nhiên, từ đầu năm 2014 đến nay, ông Vũ nợ nhiều người với số tiền hơn 7 tỷ đồng, riêng bà Phượng gần 600 triệu đồng.
Video đang HOT
“Chúng tôi thu mua mỳ của dân cũng phải mua chịu, khi bán công ty xong rồi trả dân. Bây giờ, không có dân cũng tìm đòi nợ, thậm chí xiết nợ. Gọi điện thì ông Vũ khất lần không chịu trả nên chúng tôi phải kéo xuống nhờ Cty giải quyết. Không lấy được tiền thì phải lấy lại hàng”, bà Phượng bức xúc nói.
Qua tìm hiểu, người thiếu nợ dân là ông Đinh Xuân Vũ (35 tuổi, cư trú ở TP Quy Nhơn, Bình Định) – người bán hàng trung gian với Cty CP New Hope.
Theo giấy ghi nợ do ông Đinh Xuân Vũ viết tay thỏa thuận với các chủ nợ. Theo đó ngày 24/7/2014, ông Vũ còn nợ 8 người với tổng số tiền hơn 7,2 tỷ đồng và hẹn ngày 30/7/2014 sẽ hoàn trả. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại là 18/10 ông Vũ vẫn chưa trả.
Trao đổi về vấn đề trên, ông Nguyễn Ngọc Thạch – Phó tổng GĐ Công ty cổ phần New Hope – cho biết, công ty không hề nợ người dân. Các giấy nợ mà người dân đưa ra đều chỉ liên quan đến ông Vũ. Lâu nay công ty thu mua sản phẩm qua đại lý trung gian là ông Đinh Xuân Vũ. Từ cuối năm 2013 đến tháng 4/2014, công ty đã mua gần 150 tỷ và đã trả 149 tỷ. Hiện số dư nợ của ông Vũ còn ở phía công ty là 925 triệu đồng.
Giấy nợ của ông Vũ với người dân
“Chúng tôi rất thông cảm cho người dân, nhưng đó là việc mua bán của người dân với ông Vũ. Còn việc người dân bao vây nhà máy, không cho công ty xuất hàng là ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh, sản xuất của công ty”, ông Thạch phàn nàn.
Ông Lê Văn Lai, Giám đốc công ty CP đầu tư hạ tầng Khu công nghiệp Nhơn Hòa (đơn vị chủ đầu tư), cho rằng, ở góc độ ban quản lý, công ty chỉ can thiệp nhằm bảo vệ trật tự, trị an khu công nghiệp. Còn việc mua bán giữa công ty với người dân thì không thể can thiệp.
Hiện đại diện Công ty CP New Hope đã họp bàn với cơ quan chức năng cùng người dân để tìm phương án tháo gỡ. Trong khi đó, ông Vũ đề nghị được gia hạn thời gian khoảng 45 ngày để trả nợ. Tuy nhiên người dân không đồng ý và yêu cầu công ty đứng ra bảo lãnh số nợ này.
Doãn Công
Theo Dantri
Ngày 1/6: Tàu TQ liên tiếp tấn công tàu Việt Nam
Vào lúc 11h30 trưa nay, các tàu Hải cảnh, Hải giám, tàu kéo và máy bay Trung Quốc bất ngờ nhào đến tấn công các tàu chấp pháp Việt Nam. Màn tấn công này kéo dài gần 2 tiếng, trong phạm vi 5 hải lý.
Phóng viên Hồng Chuyên của Infonet đang có mặt tại khu vực gần quần đảo Hoàng Sa nơi giàn khoan Hải Dương -981 của Trung Quốc đang hạ đặt trái phép trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, điện thoại vệ tinh về tòa soạn cho biết: "Vào lúc 11h30 trưa nay, khi tàu cảnh sát biển 2016 đang hoạt động ở khu vực cách giàn khoan Hải Dương 981 khoảng 9 hải lý thì xuất hiện hàng chục tàu Trung Quốc ồ ạt lao ra cản phá, chèn ép. Tàu CSB 2016 bị tàu Hải cảnh 46001 của Trung Quốc áp sát và cố tình tạo hiện trường &'bị đâm va', có lúc khoảng cách giữa hai tàu chỉ còn là 20m. Tình thế hết sức căng thẳng.
Các tàu chấp pháp của Việt Nam đã mở loa tuyên truyền bằng 3 thứ tiếng yêu cầu Trung Quốc rút ngay giàn khoan về nước. Phía Trung Quốc cũng phát loa ngang ngược cho rằng đây là vùng thuộc quyền tài phán của Trung Quốc và yêu cầu tàu Việt Nam rời khỏi khu vực này. Đồng thời lúc này trên bầu trời cũng xuất hiện máy bay cánh bằng, bay với độ cao rất thấp (chỉ khoảng 200m) bên trên không phận để uy hiếp tàu cảnh sát biển 2016. Từ boong tàu, chúng tôi có thể nhìn rõ số hiệu máy bay là CMS - V3843. Chiếc máy bay này lượn 4 vòng trên đầu các tàu của Việt Nam.
Tàu dịch vụ của TQ dùng vòi rồng áp lực cao tấn công tàu Kiểm ngư trên vùng biển thuộc đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam. (Ảnh tư liệu)
Ngoài ra tàu kiểm ngư KN 635 cũng bị tàu kéo Trung Quốc số hiệu 242, 285, và các tàu Hải cảnh, hải giám số hiệu 44003, 44074, 46102, 46059, 44103... ép sát, cản trở. Trong đó, tàu 46102 của Trung Quốc đã hung hãn dùng vòi rồng tấn công tàu kiểm ngư của Việt Nam khoảng 5 phút .
Sau hơn một giờ cản trở các tàu chấp pháp của Việt Nam làm nhiệm vụ trên vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, các tàu Trung Quốc mới dừng lại. Phạm vi tàu truy đuổi và tấn công các tàu của Việt Nam lên đến 5 hải lý. Đến phút cuối lại xuất hiện thêm một máy bay cánh bằng nữa".
Cũng theo phóng viên Hồng Chuyên báo về từ sáng sớm ngày 1/6, đội hình tàu chấp pháp của Việt Nam ra quân trong ngày hôm nay bao gồm tàu CSB 2016, tàu Kiểm Ngư KN 635, KN 769, KN 763.
Sáng ngày 1/6, tàu KN 635 cũng đã bị tàu Hải cảnh 32 và tàu 3210 đuổi theo nhằm truy cản và phun vòi rồng tấn công. Tuy nhiên, tàu KN 635 đã áp dụng mẹo... chạy ngược gió và kết quả là toàn bộ vòi rồng từ các tàu của Trung Quốc đều bắn không tới tàu KN 635. Cuộc rượt đuổi này kéo dài khoảng 3 hải lý.
Tàu CSB 2015, một trong 3 tàu CSB hiện đại vừa được bàn giao hồi tháng 8/2013.
Theo quan sát của lực lượng kiểm ngư và cảnh sát biển, trong ngày hôm qua (31/5), tại hướng đông bắc giàn khoan Hải Dương 981, xuất hiện một tàu vận tải kéo lớn đậu sát giàn khoan. Tiếp đó, chiếc cần cẩu trên giàn khoan nhận lấy thứ gì đó từ tàu vận tải trên để đưa lên giàn khoan. Quá trình trung chuyển này diễn ra suốt buổi sáng cho đến cuối chiều thì kết thúc.
Theo nhận định của PV thì có thể phía Trung Quốc đưa lương thực, thực phẩm lên phục vụ cho những người đang làm việc trên giàn khoan. Song, cũng không loại trừ phía Trung Quốc đưa thêm thiết bị, máy móc ra Hoàng Sa để thực hiện mục đích thăm dò dầu khí.
Theo Hồng Chuyên (Infonet.vn)
Tàu VN kiên trì chấp pháp trong bao vây và vòi rồng Ngày 31/5, các lực lượng chấp pháp Việt Nam tiếp tục tiến sâu vào khu vực TQ hạ đặt giàn Hải Dương 981 trái phép để tuyên truyền, yêu cầu TQ rút giàn khoan và các tàu bảo vệ ra khỏi vùng biển Việt Nam. Phía TQ đã huy động các tàu bao vây, đâm va, dùng vòi rồng tấn công tàu Việt...