Hàng chục người biểu tình bị bắt, thủ đô Paris chìm trong khói lửa
Ngày 16/11, người biểu tình áo vàng đã tụ tập tại Paris khi phong trào này chuẩn bị kỷ niệm một năm. Người biểu tình đã tổ chức tuần hành hàng tuần tại thủ đô nước Pháp để phản đối các chính sách của chính phủ.
Các cuộc biểu tình quy mô lớn lúc đầu bắt nguồn từ việc tăng thuế xăng dầu vào tháng 11 năm ngoái. Chính phủ Pháp đã hủy bỏ kế hoạch này và Tổng thống Pháp Emmanuel Macron thậm chí đã hứa sẽ thực hiện nhiều biện pháp để đảm bảo an ninh kinh tế, nhưng các cuộc biểu tình vẫn tiếp tục, với nhiều người tụ họp để bày tỏ sự bất mãn đối với tình hình chung trên cả nước.
Người biểu tình đổ ra đường phố Paris
Trước cuộc biểu tình vào sáng 16/11, hơn 20 ga tàu điện ngầm đã đóng cửa. Bắt đầu từ khoảng 11h trưa, người biểu tình bắt đầu chặn đứng các con đường ở trung tâm Paris. Không lâu sau khi cuộc biểu tình bắt đầu, cảnh sát đã phải sử dụng hơi cay để đẩy lùi người biểu tình áo vàng. Hàng trăm người đã tụ tập tại Porte Champerret ở phía Bắc thủ đô. Các sĩ quan cảnh sát đã nói với người tuần hành rằng cuộc biểu tình chưa được cấp phép và kêu gọi họ rời khỏi khu vực.
Đến 13h cùng ngày, người biểu tình bắt đầu phóng hỏa đốt cháy các hàng rào, xe cộ và đụng độ với cảnh sát. Cảnh sát Pháp cho biết cho đến 11h30 sáng, họ đã bắt giữ 33 người và thực hiện khám xét đối với 1.192 người. Cảnh sát cho biết nhiều người đã bị bắt ngay từ trước khi cuộc biểu tình diễn ra.
Hiện, con số người biểu tình bị bắt đã lên đến 41. Tình hình căng thẳng ngày càng gia tăng khi cảnh sát chống bạo loạn chật vật trong việc chống lại đoàn người biểu tình hung hãn đập phá, chặn đường, phóng hỏa. Khung cảnh hỗn loạn đang diễn ra trên khắp các nẻo đường của kinh đô ánh sáng.
Một số hình ảnh khác tại cuộc biểu tình:
Video đang HOT
Anh Thư
Theo vietnamnet
Thế giới và bài toán chống biến đổi khí hậu
Từ London đến New York; từ Perth đến Paris, các nhà hoạt động chống biến đổi khí hậu đã tham gia cuộc tổng biểu tình trên toàn thế giới trong ngày 20-9.
Đây được cho là ngày tuần hành chống biến đổi khí hậu lớn nhất trong lịch sử thế giới.
Tuần hành chống biến đổi khí hậu trên cầu Victoria ở Brisbane, Australia ngày 20-9. Ảnh: Reuters
Những cuộc biểu tình quy mô lớn ở Australia
Hàng chục ngàn sinh viên, công nhân và người lao động Australia đã xuống đường tuần hành, nhằm kêu gọi các hành động mạnh mẽ hơn nữa chống biến đổi khí hậu. Các cuộc tuần hành đồng loạt diễn ra tại 8 thành phố lớn và 104 thị trấn khác nhau trên khắp nước này.
Tại Melbourne, Australia, hoạt động tuần hành cũng diễn ra mạnh mẽ, với sự có mặt của hơn 100.000 người. Tại Quảng trường The Domain của thành phố Sydney (bang New South Wales), gần 10.000 người đã có mặt từ rất sớm để chuẩn bị cho sự kiện. Một diễn giả của nhà tổ chức vì môi trường thuộc nhóm đối tượng thanh thiếu niên cho biết tuần hành sẽ tập trung vào việc đưa ra ba yêu cầu đối với chính phủ, bao gồm: chấm dứt các dự án khai thác than mới; tiến tới mục tiêu 100% sử dụng năng lượng tái tạo vào năm 2030; tạo điều kiện tìm kiếm việc làm và thay đổi ngành nghề cho các công nhân, cộng đồng lao động đang làm việc trong lĩnh vực khai thác than. Theo diễn giả này, các mục tiêu là hoàn toàn có thể đạt được, điều duy nhất còn thiếu là ý chí chính trị.
Hoạt động tuần hành cũng diễn ra mạnh mẽ tại Gold Coast (bang Queensland), Hobart (bang Tasmania). Giới truyền thông địa phương Australia đưa tin hơn 2.500 doanh nghiệp Australia đã cam kết tham gia vào cuộc tuần hành ngày 20-9 hoặc đóng cửa hoặc cho phép nhân viên của họ nghỉ việc để đi tuần hành, thông qua việc ký với tổ chức Not Business As Usual, một liên minh "nhóm các doanh nghiệp Australia và toàn cầu cam kết hỗ trợ người lao động tham gia vào cuộc tuần hành vì khí hậu". Trong số các nhóm lao động tham gia có Liên minh Hàng hải Australia thông báo rằng 380 nhân viên của Cảng Hutchison tại Sydney ngừng làm việc từ 10 giờ đến 14 giờ (giờ địa phương) để tham gia cuộc tuần hành.
Hội đồng Công đoàn Australia (ACTU) cũng ủng hộ cuộc tuần hành. Trong một tuyên bố của mình, ACTU cho biết một trong những nguyên tắc cơ bản của chủ nghĩa công đoàn là tập trung sức mạnh của tất cả mọi người để cùng nhau đứng lên bảo vệ công lý.
Nhân viên Amazon & Microsoft
Hồi tháng 3, hơn 1,6 triệu người Mỹ tham gia hoạt động Global Climate Strike lần đầu tiên để yêu cầu hành động về cuộc khủng hoảng khí hậu. Phong trào thanh thiếu niên toàn cầu này đã yêu cầu người lớn cùng tham gia và nhiều người cho biết sẽ đáp lại lời kêu gọi.
Hơn 1.500 nhân viên của Amazon cam kết xuống đường và các nhân viên của Microsoft cũng cho biết họ sẽ tham gia các cuộc đình công. Microsoft Workers 4 Good đã viết trên Twitter vào đầu tháng này: "Các công nhân của Microsoft sẽ tham gia cùng hàng triệu người trên khắp thế giới bằng cách tham gia cuộc đình công Global Climate Strike do thanh niên lãnh đạo vào ngày 20-9 để yêu cầu chấm dứt thời đại nhiên liệu hóa thạch". Thương hiệu quần áo ngoài trời Patagonia cho biết họ có kế hoạch ngừng hoạt động vào trong ngày 20-9 để cho phép nhân viên tham gia Global Climate Strike. Các cửa hàng ở Italia và Hà Lan sẽ đóng cửa vào ngày 27-9 và tại Thụy Sĩ vào ngày 28-9.
Tại New York (Mỹ), 1,1 triệu học sinh được phép nghỉ học trong ngày 20-9 sau khi thành phố tuyên bố sẽ không phạt học sinh tham gia các cuộc tuần hành. Thị trưởng New York Bill de Blasio ủng hộ động thái này. "Thành phố New York sát cánh với những người trẻ tuổi của chúng tôi. Họ là lương tâm của chúng tôi", ông viết trên Twitter. Đám đông sẽ tập trung tại trung tâm thành phố Manhattan, nơi các nhà hoạt động khí hậu trẻ sẽ có bài phát biểu, bao gồm cả Thunberg, người đang ở New York để tham dự Hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu của LHQ.
Trong khi đó, Đại hội Công đoàn (TUC) ở Anh kêu gọi các thành viên của mình hỗ trợ các nhà hoạt động chống biến đổi khí hậu.
Greta Thunberg
Các cuộc tuần hành quy mô lớn chống biến đổi khí hậu trên toàn thế giới được thực hiện theo lời kêu gọi toàn cầu từ Tổ chức Global Strike 4 Climate, trước thềm Hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu của LHQ.
Đây cũng là cuộc tuần hành lần thứ ba được giới sinh viên, học sinh Australia phát động theo phong trào do Greta Thunberg, một học sinh 16 tuổi người Thụy Điển, khởi xướng hồi tháng 8-2018. Thunberg đã dành 15 ngày để đi thuyền buồm không khí thải xuyên qua Đại Tây Dương - từ Plymouth (Anh) đến New York (Mỹ). Tháng 8-2018, thiếu niên này đã bắt đầu tổ chức các cuộc biểu tình hàng tuần bên ngoài Quốc hội Thụy Điển vào thứ sáu hàng tuần, từ đó trở thành người khởi xướng phong trào của các nhà hoạt động thanh thiếu niên chống biến đổi khí hậu. Trong tuần này, Thunberg đã gặp cựu Tổng thống Mỹ Barack Obama và nói với các chính trị gia Mỹ rằng họ đã không có đủ hành động để chống lại biến đổi khí hậu.
Thunberg được mời nói chuyện tại Hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu của LHQ vào ngày 23-9 tới. Theo Thunberg, có khoảng 4.638 sự kiện tuần hành đã được tổ chức tại 139 quốc gia trong tháng 9 này. Bằng cách tổ chức tuần hành vào ngày 20-9 và 27-9 tại một số quốc gia, những người biểu tình hy vọng sẽ gây áp lực lên các chính trị gia và các nhà hoạch định chính sách để buộc họ có hành động về các vấn đề khí hậu.
Thiếu niên Katie Eder, đồng sáng lập kiêm Giám đốc điều hành của tổ chức Liên minh Tương lai, cho biết biến đổi khí hậu là "ngọn lửa báo động mà các nhà lãnh đạo chính trị của Mỹ giả vờ không nhìn thấy".
AN BÌNH
Theo cadn.com.vn
Bộ trưởng Pháp 'ngã ngựa' vì tiêu hoang Bộ trưởng Môi trường Pháp Francois de Rugy hôm nay (16/7) tuyên bố từ chức sau khi có tin ông dùng tiền nộp thuế của người dân để tổ chức các bữa tiệc đầy tôm hùm và rượu ngon. Ông De Rugy, nhân vật số 2 trong chính phủ Pháp, tuyên bố trên Facebook rằng ông đã đệ đơn từ chức lên Thủ...