Hàng chục nghìn tỷ đầu tư công “đắp chiếu”, nợ công không tăng mới lạ
“Vấn đề ở đây là chúng ta không có khả năng trả nợ, tức là khoản vay về đầu tư xong không tạo ra lợi nhuận để mà trả nợ, do vậy buộc phải đi vay để trả nợ”, TS. Nguyễn Đức Kiên, Phó chủ nhiệm Uỷ ban Kinh tế Quốc hội phân tích.
Xung quanh câu chuyện dư nợ Chính phủ đến năm 2014 đã tăng khoảng 105%, tương đương 85,9 tỷ USD, khoảng 1,8 triệu tỷ đồng, Dân Việt đã có cuộc trao đổi với TS. Nguyễn Đức Kiên.
Theo ông Kiên, nguyên nhân nghĩa vụ trả nợ trên thu ngân sách tăng một cách kinh khủng, gấp đôi năm 2011 là vì câu chuyện thu chi chưa giải quyết được và khoảng cách ngày càng nới rộng ra.
Có phải ông đang muốn nói đến câu chuyện đầu tư công thua lỗ tràn lan của các doanh nghiệp Nhà nước trong thời gian qua khiến ngân sách bị thất thu không?
Như tôi đã nói có nhiều khoản đầu tư nhưng không có khả năng trả nợ. Ví dụ Nhà máy phân đạm Ninh Bình, tổng mức đầu tư 11.000 tỷ đồng, nhưng sau 4 năm hoạt động lỗ 2000 tỷ đồng. Với tốc độ như thế này thì sau 6 -7 năm cũng hết vốn luôn.
TS. Nguyễn Đức Kiên, Phó chủ nhiệm Uỷ ban Kinh tế Quốc hội
Hay như Nhà máy giấy Phương Nam ở Long An đầu tư khoảng gần 3.000 tỷ đồng xong giờ phải bỏ đi vì công nghệ bóc đay không phù hợp, không bóc được, chọn công nghệ sai nên không ra được sản phẩm. Nếu tiếp tục vận hành, thì mỗi tấn sản phẩm do dây chuyền này sản xuất sẽ chịu mức lỗ 4,6 triệu đồng. Và điều tất yếu sẽ xảy ra là, Nhà máy rơi vào tình trạng càng sản xuất càng lỗ và không có khả năng thu hồi vốn.
Hoặc Nhà máy gang thép Thái nguyên với vốn đầu tư ban đầu 4.200 tỷ đồng sau đó đội vốn lên 8.000 tỷ đồng nhưng vẫn “đắp chiếu” và còn xin thêm 1.000 tỷ đồng cùng nhiều hỗ trợ khác. Cùng thời điểm đầu tư đó thì Hoà Phát cũng đầu tư 3.200-3.600 tỷ đồng nhà máy thép của họ, đã vận hành và thu hồi vốn xong.
Hoặc mới đây nhất là cầu Việt Trì, không chỉ lỗi đầu tư công mà cả huy động BOT xây cầu mới để thu phí. Cầu Việt Trì được thi công từ 1986 và đến 1991 thì hoàn thành. Đây là cầu có cấu thép liên hợp dầm bê tông của Liên Xô thiết kế, tuổi thọ ít nhất 70 năm, mà giờ chưa được 30 năm đã hỏng và đầu tư một cầu mới BOT khác gần đó (cầu Hạc Trì – pv).
Thực tế, cầu Việt Trì vẫn còn đi được mà chúng ta lại huy động nguồn lực xã hội để đầu tư cầu mới rồi bắt cả xã hội è lưng ra trả phí. Về danh nghĩa, ta nói huy động vốn ngoài xã hội để thi công cho thu phí nhưng bản chất vẫn là đầu tư công, người dân phải trả phí chứ có phải tiền từ trên trời rơi xuống đâu…
Video đang HOT
Một đất nước mà những dự án đầu tư công như thế thì hỏi tiền đi đến đâu, làm sao làm được.
Đúng là đầu tư công hiện nay có nhiều bất cập, nhiều dự án thua lỗ gây thất thoát cho ngân sách. Tại sao người ta lại đầu tư những dự án mà biết rõ nó không mang lại hiệu quả như vậy? Có phải vì là tiền ngân sách nên họ không có trách nhiệm về việc phải đảm bảo hiệu quả của đồng vốn?
Vì chúng ta không gắn trách nhiệm đầu tư công với trách nhiệm của một cá nhân. Mới đây nhất, ngày 11.7, Uỷ ban kiểm tra Trung ương nói về dàn nhạc nước 200 tỷ đồng ở Hải Phòng và yêu cầu kiểm điểm lãnh đạo Hải Phòng về sai phạm này. Đây là lần đầu tiên chúng ta làm việc đó thôi.
Như tôi đã nói, chúng ta có hàng loạt dự án đầu tư công không hiệu quả nhưng không tính đến việc quy trách nhiệm cá nhân. Vấn đề là luật đã có từ lâu nhưng chúng ta không làm. Tại sao lại không làm thì tôi chịu.
Vì sao lại có tình trạng đầu tư công thua lỗ nhiều đến như vậy. Phải chắc quy trình đấu thầu của mình đang có vấn đề hay năng lực của doanh nghiệp không ổn?
Mạng đấu thầu của chúng ta được đưa công khai trên Internet, các doanh nghiệp lên mang chào thầu công khai, khi trúng thầu, doanh nghiệp cũng chỉ mang cán bộ kỹ thuật đến nơi triển khai dự án thôi, còn công nhân lao động thuê ngay tại chỗ.
Còn về năng lực, các doanh nghiệp xuất thân từ doanh nghiệp nhà nước sau đó cổ phần hoá thì năng lực chuyên môn của công ty đó là nhất, không có công ty tư nhân nào địch lại được. Vấn đề nằm ở lợi ích nhóm.
Xin cám ơn ông!
Bộ Tài chính vừa công khai bản tin số liệu nợ công của Chính phủ với dư nợ Chính phủ trong 5 năm qua, từ năm 2010 đến 2014, đã tăng thêm hơn 936,6 nghìn tỷ đồng. Cuối năm 2010, tổng dư nợ Chính phủ là gần 47 tỷ USD, tương đương hơn 889 nghìn tỷ đồng. Đến cuối năm 2014, dư nợ Chính phủ đã tăng khoảng 105%, tương đương 85,9 tỷ USD, khoảng 1,8 triệu tỷ đồng. So với GDP, dư nợ của Chính phủ năm 2014 tương đương 46,4% GDP. Tuy nhiên, con số mới nhất được Bộ Tài chính vừa cập nhật tính tới ngày 31.12.2015, ước tính dư nợ Chính phủ lên tới 50,3% GDP. Trong khi đó, giới hạn trần nợ cho phép giai đoạn năm 2011-2015 được Quốc hội khóa XIII thông qua thì nợ Chính phủ không quá 50% GDP. Như vậy, so với mức trần, nợ Chính phủ trong năm 2015 đã vượt trần 0,3%.
Theo Danviet
Tái cơ cấu kinh tế:Thiếu toàn diện, chưa triệt để!
Quá trình thực hiện đề án tái cơ cấu tổng thể nền kinh tế đã đem lại những kết quả tích cực. Tuy nhiên, xét trên ba vấn đề chính là tái cơ cấu hệ thống các tổ chức tín dụng, tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước và tái cơ cấu đầu tư công vẫn còn nhiều điểm nghẽn....
Tại Hội thảo Đánh giá quá trình tái cơ cấu kinh tế Việt Nam 2011 - 2014 do Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) tổ chức ngày 17/12, Ts. Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng CIEM cho biết quá trình tái cơ cấu nền kinh tế giai đoạn 2011 - 2014 đã đạt được một số thành quả đáng ghi nhận như ổn định kinh tế vĩ mô, tiền tệ được giữ vững, tăng trưởng kinh tế phục hồi, môi trường kinh doanh và đầu tư đã được cải thiện...
Nếu không đẩy cải cách nhanh lên thì những thách thức khác như sự yếu kém năng lực cạnh tranh, yếu kém của DN, yếu kém trong sản xuất nông nghiệp sẽ không khắc phục được và đã kém lại càng kém hơn.
Gánh nặng nợ công
Theo báo cáo của CIEM, mặc dù những thành công của quá trình tái cơ cấu là rất đáng khích lệ. Song tái cơ cấu đầu tư công mới chỉ dừng lại ở siết chặt kỷ luật đầu tư công chứ chưa tập trung vào các giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư, tránh lãng phí đầu tư. Kỷ luật kỷ cương đầu tư công còn lỏng lẻo, mặc dù đã có những văn bản pháp luật quy định chặt chẽ, những chỉ thị liên tục của Thủ tướng Chính phủ.
Theo ông Nguyễn Xuân Thành, Giám đốc Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright, mặc dù có kết quả tích cực về cải thiện hiệu quả đầu tư công, nhưng sau 4 năm tái cơ cấu, nợ công lại tăng mạnh, theo hướng gia tăng rủi ro khủng hoảng nợ công. Về trung hạn, rủi ro lớn nhất đối với ổn định kinh tế vĩ mô là nợ công tăng lên trên 65% GDP và ở mức không bền vững.
"Trong phân tích bền vững nợ công cho Việt Nam - năm 2014, IMF đã phân tích rằng việc Chính phủ duy trì mức thâm hụt ngân sách trong giai đoạn tới ở mức như hiện nay thì tỷ lệ nợ công/GDP sẽ tăng tới mức không bền vững", ông Thành dẫn chứng.
Đối với tái cơ cấu DNNN, tốc độ cổ phần hóa vẫn còn chậm, chất lượng cổ phần hóa còn có nhiều vấn đề, những ưu đãi cho DNNN vẫn tiếp tục là yếu tố làm méo mó thị trường. Đáng lưu ý hơn, mặc dù quá trình diễn ra quyết liệt, song 4 năm qua, những vấn đề cốt lõi của tái cơ cấu DNNN vẫn chưa "chạm" đến.
"Hạn chế, yếu kém lớn nhất của DNNN hiện nay là cơ chế hoạt động của DNNN nói chung và thể chế quản trị DNNN nói riêng còn nhiều điểm chưa phù hợp với cơ chế thị trường", ông Nguyễn Tú Anh, Trưởng ban Kinh tế Vĩ mô (CIEM) nhận xét.
Đặc biệt, trong số các DN mà Nhà nước nắm quyền kiểm soát, kết quả thoái vốn ngoài ngành để tập trung vào lĩnh vực kinh doanh nòng cốt vẫn còn khiêm tốn (4.460 tỷ đồng được thoái vốn khỏi lĩnh vực tài chính, bất động sản trong tổng số 16.193 tỷ đồng chính thức đầu tư vào chứng khoán, quỹ đầu tư, bảo hiểm, ngân hàng và bất động sản tính đến tháng 10/2014).
Thêm vào đó, nợ phải trả của các tập đoàn, tổng công ty nhà nước vẫn là gánh nặng lớn đối với nền kinh tế (tổng nợ phải trả của 781 DNNN tính đến cuối 2014 là 1,87 triệu tỷ đồng).
Trong khi đó, về tái cơ cấu hệ thống ngân hàng, ông Tú Anh cho biết vẫn còn những hạn chế nhất định như quá trình xử lý nợ xấu vẫn đang kéo dài. Thêm vào đó, chênh lệch lãi suất huy động và lãi suất cho vay còn ở mức cao. Cơ chế xử lý nợ xấu của công tỷ quản lí tài sản (VAMC) còn thiếu minh bạch nên không thể hình thành thị trường.
Đặc biệt khi đánh giá về kết quả của tái cơ cấu ngân hàng, ông Thành cho rằng kết quả tái cơ cấu hệ thống ngân hàng về ngắn hạn rủi ro lớn nhất đối với ổn định kinh tế vĩ mô là nợ và ngân hàng yếu kém chưa được xử lí.
Bên cạnh đó, so với các nước trong khu vực, những cải cách vẫn chưa đủ để tạo ra được môi trường kinh doanh thuận lợi. Các chỉ số về môi trường kinh doanh, quản trị nhà nước của Việt Nam vẫn còn rất thấp. Đặc biệt lưu ý là những vấn đề trong thể chế điều chỉnh quan hệ nội bộ các bộ máy nhà nước hầu như chưa được đụng chạm đến trong quá trình tái cơ cấu...
Thể chế và thị trường
Một trong những nguyên nhân khiến tái cơ cấu kinh tế chưa đạt được thành quả như kỳ vọng được Ts. Lưu Bích Hồ, nguyên Viện trưởng Viện chiến lược, Bộ KH&ĐT, nhận định là do chúng ta không nhận thức đúng vai trò của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường và làm cho chúng méo mó.
Ông Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng CIEM, cũng cho rằng thách thức lớn nhất hiện nay là đang có một khoảng cách lớn giữa thể chế tạo ra bởi các hiệp định thương mại tự do và thể chế trong nước. Do vậy, "nếu không đẩy cải cách nhanh lên thì những thách thức khác như sự yếu kém năng lực cạnh tranh, yếu kém của DN, yếu kém trong sản xuất nông nghiệp (ngành chăn nuôi) sẽ không khắc phục được và kém lại càng kém hơn", ông Cung lo ngại.
Theo ông Cung: "Chỉ khi chúng ta thay đổi thì chúng ta mới biến những thách thức thành cơ hội. Giờ không phải là lúc kêu ca có quá nhiều điểm yếu mà chúng ta phải biến điểm yếu thành điểm mạnh, biến thách thức mà hiệp định thương mại tự do tạo ra thành cơ hội".
Tuy nhiên, để làm được điều này, theo ông Cung, trước hết chúng ta phải tạo ra thị trường cạnh tranh công bằng và trật tự vì nó là động lực thúc đẩy phân bổ lại nguồn lợi như tài sản của Nhà nước trong DNNN, tài sản của DN tư nhân mà hiện nay đang bị kìm nén... Nếu làm được việc này, môi trường kinh doanh nói chung và năng lực cạnh tranh sẽ có những đột phá tiến bộ.
Bên cạnh đó, ông Thành cũng kiến nghị, để cải cách kinh tế hiệu quả như về điều hành chính sách tài khóa, Việt Nam phải thiết lập quy tắc cân bằng ngân sách trung hạn cho giai đoạn 5 năm, những năm tăng trưởng tốt có thặng dư, những năm cần kích cầu có thâm hụt, nhưng bình quân cả giai đoạn ngân sách phải cân bằng.
Về điều hành chính sách tiền tệ, ông Thành cho rằng việc tín dụng tăng trưởng mạnh trong năm 2015 nhưng không đi vào các hoạt động sản xuất là một quan ngại cần phải được giải quyết.
Ông Nguyễn Đình Cung - Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lí kinh tế Trung ương Đề án tái cơ cấu cần phải hết sức cụ thể, như lĩnh vực DNNN thì phải có các cơ chế cụ thể đảm bảo đến năm 2020 phải đạt được kết quả gì. Nói tăng hiệu quả đầu tư công nhưng cụ thể là gì ở từng lĩnh vực một. Chú trọng đến phát triển đồng đều, phải đảm bảo hệ thống theo dõi đánh giá tác động tái cơ cấu với bình đẳng trong xã hội. Bởi quá trình tái cơ cấu là kế hoạch và đường đi để đạt được mục tiêu cụ thể hơn. Ông Ray Mallon - Cố vấn cao cấp Dự án RCV Tái cơ cấu kinh tế giai đoạn 2016-2020 cần nhấn mạnh đến bối cảnh hội nhập quốc tế của giai đoạn này, bối cảnh hội nhập đặt Việt Nam trước thách thức lớn, nếu không tái cơ cấu mạnh mẽ, đổi mới thể chế thì Việt Nam sẽ biến cơ hội thành thách thức. Cũng như giai đoạn tới đòi hỏi chúng ta cần phải có những thay đổi về chính sách, cải cách mạnh mẽ hơn. Bà Phạm Chi Lan - Chuyên gia kinh tế Theo tôi, tái cơ cấu kinh tế giai đoạn 2016-2020 phải xác định trọng tâm là thay đổi tư duy và vai trò của Nhà nước để thị trường vận hành tốt vì trong nền kinh tế thị trường có hai bàn tay điều khiển là thị trường và Nhà nước bổ sung gắn bó với nhau. Do vậy, Nhà nước phải thay đổi thì thị trường mới vận hành tốt hơn. Đó là thay đổi tư duy, cho thị trường vận hành, đồng thời thu hẹp vai trò và phạm vi Nhà nước nhưng phải nâng cao hiệu lực của Nhà nước. Thay đổi cách thức quản lí nhà nước, bộ máy nhà nước phải cấu trúc lại chức năng vai trò của các bộ vì hiện nay các bộ thực hiện nhiều chức năng cùng một lúc, chủ sở hữu, giám sát thị trường, hoạch định chính sách nên những chức năng lại xung đột lợi ích với nhau.
Theo Thời báo kinh doanh
Dự án 8.000 tỷ đồng "đắp chiếu", vẫn xin thêm hỗ trợ là sao? TS. Nguyễn Đức Kiên, Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Kinh tế Quốc hội, cho rằng việc Thủ tướng không đồng ý "ném" thêm 1.000 tỷ đồng vào Công ty cổ phần Gang Thép Thái Nguyên (TISCO) là hợp lý. "Những người đứng đầu TISCO có dám khẳng định sẽ có lãi nếu Chính phủ đồng ý bỏ thêm 1.000 tỷ đồng vào dự...