Hàng chục nghìn người Myanmar biểu tình ngày thứ 9 liên tiếp
Hàng chục nghìn người biểu tình xuống đường tại các thành phố lớn của Myanmar ngày thứ 9 liên tiếp, sau khi giới chức siết luật kiểm soát lưu trú.
Tại cố đô Yangon, thành phố lớn nhất Myanmar, các sinh viên ngành kỹ thuật hôm nay diễu hành qua khu vực trung tâm, mặc đồ màu trắng và mang những biểu ngữ yêu cầu thả cựu lãnh đạo Aung San Suu Kyi, người đã bị giam kể từ khi quân đội lật đổ chính quyền dân sự của bà hôm 1/2. Một đoàn xe buýt di chuyển từ từ quanh thành phố, bóp còi nhằm phản đối cuộc đảo chính.
Một đoàn xe máy và ô tô cũng chạy qua thủ đô Naypyidaw. Còn tại thành phố Dawei, ven biển phía đông nam, một ban nhạc chơi trống trong khi đám đông tuần hành giữa thời tiết nắng nóng. Tại Waimaw, bang Kachin, những người biểu tình mang theo cờ và hát đồng thanh. Ảnh chân dung bà Suu Kyi xuất hiện khắp cả nước.
Những người biểu tình giơ ảnh cựu lãnh đạo Aung San Suu Kyi tại thành phố Yangon, Myanmar, hôm 13/2. Ảnh: Reuters .
Video đang HOT
Lệnh tạm giữ cựu lãnh đạo Myanmar, với cáo buộc nhập trái phép thiết bị liên lạc, sẽ hết hạn vào ngày mai. Giới truyền thông chưa liên lạc được với Khin Maung Zaw, luật sư của bà, để hỏi về những khả năng sắp xảy ra.
Hiệp hội Hỗ trợ Tù nhân Chính trị, một nhóm thực hiện các hoạt động giám sát, cho biết hơn 384 người đã bị giam kể từ khi đảo chính xảy ra hồi đầu tháng. Các vụ bắt chủ yếu được tiến hành ban đêm, khiến nhiều người biểu tình ở Yangon giơ biểu ngữ kêu gọi giới chức “ngừng bắt cóc người dân vào đêm”.
Nỗi lo ngại càng gia tăng sau khi giới chức hôm 13/2 thông báo sửa đổi Luật Quản lý Hành chính Phường xã, trong đó khôi phục quy định người dân cần báo cáo về khách ở qua đêm, vốn bị bãi bỏ dưới thời chính quyền bà Suu Kyi. Người vi phạm phải nộp tiền phạt hoặc thậm chí lĩnh án tù.
Bên cạnh đó, giới chức còn đình chỉ luật hạn chế lực lượng an ninh bắt nghi phạm hoặc khám xét nhà riêng nếu không có sự chấp thuận của tòa án, đồng thời phát lệnh bắt những người nổi tiếng ủng hộ các cuộc biểu tình phản đối quân đội tiếp quản quyền lực.
Quân đội Myanmar ngày 1/2 bắt Cố vấn Nhà nước Suu Kyi, lãnh đạo thực tế của đất nước, làm bùng phát các cuộc biểu tình lớn nhất trong hơn một thập kỷ. Nhiều nước phương Tây phản đối động thái của quân đội Myanmar, trong khi Mỹ đã áp lệnh trừng phạt với một số tướng lĩnh cấp cao của lực lượng này.
Internet tại Myanmar gián đoạn diện rộng
Kết nối Internet tại Myanmar gián đoạn "trên quy mô quốc gia" khi hàng nghìn người xuống đường phản đối việc quân đội tiến hành đảo chính.
Nhóm giám sát mạng NetBlocks trong bài đăng trên Twitter ngày 6/2 cho biết dữ liệu truyền qua mạng Internet thời gian thực tại Myanmar giảm xuống còn 54% so với mức thông thường. Một số nhân chứng cho biết dịch vụ mạng di động và kết nối Wifi đã ngừng hoạt động.
Sự cố xảy ra trong bối cảnh khoảng 1.000 người tham gia tuần hành trên đường phố Yangon, đánh dấu cuộc biểu tình có nhiều người tham gia nhất kể từ khi Cố vấn Nhà nước Aung San Suu Kyi bị quân đội bắt hôm 1/2. Kết nối Internet tại Myanmar cũng bị gián đoạn diện rộng vào ngày quân đội tiến hành đảo chính.
Thiết giáp lội nước BRDM-2MS dẫn đầu đoàn xe quân sự tại thủ đô Naypyidaw, Myanmar, ngày 4/1. Ảnh: Reuters .
Trước đó, đại diện hãng viễn thông Telenor cho biết các bên cung cấp dịch vụ Internet và di động nhận lệnh chặn truy cập mạng xã hội Twitter và Instagram "tới khi có thông báo mới", sau động thái chặn Facebook hôm 5/2. Bộ Thông tin và Truyền thông Myanmar chưa bình luận về sự cố gián đoạn kết nối và việc hai mạng xã hội bị chặn.
Quân đội Myanmar bắt Cố vấn Suu Kyi và một số lãnh đạo cấp cao trong đảng Liên minh Quốc gia vì Dân chủ (NLD) cầm quyền, với cáo buộc có hành vi gian lận trong cuộc bầu cử hồi tháng 11/2020. Cảnh sát Myanmar cáo buộc Suu Kyi nhập trái phép thiết bị liên lạc và tạm giữ bà đến ngày 15/2 để điều tra.
Quân đội Myanmar ngày 2/2 cảnh báo dân chúng không đăng những "tin đồn trên mạng xã hội" có thể kích động "bạo loạn và gây bất ổn". Facebook cùng ngày xóa một trang liên quan đến mạng lưới truyền hình thuộc sở hữu của quân đội Myanmar.
Lãnh đạo các nước và tổ chức thế giới đã lên tiếng hy vọng Myanmar giải quyết khác biệt bằng biện pháp hòa bình cũng như sớm trở lại ổn định. Cuộc đảo chính ngày 1/2 cũng dẫn tới một số cuộc biểu tình phản đối ở các nước như Thái Lan và Nhật Bản.
Quân đội Myanmar yêu cầu nghị sĩ rời thủ đô Quân đội Myanmar yêu cầu các nghị sĩ mới được bầu rời khỏi thủ đô Naypyitaw trong 24 giờ sau khi tổ chức đảo chính và kiểm soát quyền lực. Các nghị sĩ Myanmar vừa được bầu trong cuộc bầu cử tháng 11/2020 tới thủ đô Naypyitaw để dự phiên họp đầu tiên của quốc hội vào hôm 1/2, song quân đội Myanmar...