Hàng chục nghìn người đòi công lý cho George Floyd ở London
Hàng chục nghìn người biểu tình “Mạng sống người da màu quan trọng” tập trung ở London để lên án bạo lực cảnh sát, đòi công lý cho George Floyd.
Người biểu tình hôm 6/6 tập trung ở trung tâm London trong một cuộc biểu tình ôn hòa nhưng kết thúc với việc một số người đụng độ với cảnh sát kỵ binh gần nơi ở của Thủ tướng Boris Johnson tại Phố Downing. Biểu tình bùng phát tại Anh sau cái chết của người đàn ông da màu George Floyd tại bang Minnesota, Mỹ hôm 25/5.
Cảnh sát trưởng London Cressida Dick cho biết 27 cảnh sát bị thương trong vụ tấn công “gây sốc và hoàn toàn không thể chấp nhận” trong các cuộc biểu tình chống phân biệt chủng tộc với hàng chục nghìn người tham gia cuối tuần qua, bao gồm 14 người hôm 6/6. Hai người bị thương nặng và một người bị ngã ngựa phải trải qua phẫu thuật.
Giới chức kêu gọi người biểu tình không tiếp tục tập trung tại London ngày 7/6, cảnh báo họ có nguy cơ lây lan Covid-19. Tuy nhiên, người biểu tình vẫn đứng chật cứng con đường bên ngoài Đại sứ quán Mỹ ở bờ nam của sông Thames.
Người biểu tình sau đó diễu hành qua sông về phía quốc hội và phố Downing, dừng trên cầu để quỳ xuống và hô lớn: “Công bằng ngay bây giờ?”. Tại Quảng trường Quốc hội, nhiều người gắn áp phích ở hàng rào bên ngoài tòa nhà.
Video đang HOT
Cảnh sát đụng độ người biểu tình ở London, Anh hôm 7/6. Ảnh: Reuters.
“Bây giờ là lúc chúng ta cần phải làm gì đó. Chúng ta đã trở nên quá hài lòng ở Anh nhưng phân biệt chủng tộc giết chết George Floyd được sinh ra ở Anh trong thời kỳ chủ nghĩa thực dân và người da trắng tối thượng”, Hermione Lake, 28 tuổi, đang cầm một tấm biển đọc có dòng chữ “Im lặng của người da trắng = bạo lực”, cho hay. “Chúng ta cần moi ruột hoàn toàn chế độ. Chúng ta cần cải cách lớn, thay đổi lớn”.
Tại Bristol ở miền tây nước Anh, những người biểu tình giật đổ và xô xuống sông bức tượng của nhà buôn nô lệ thế kỷ 17 Edward Colston.
Cuộc biểu tình ở London hôm 7/6 chủ yếu ôn hòa. Những người tham gia vẫy các tấm bảng hiệu và hô vang: George Floyd! và “Vương quốc Anh không vô tội”.
Khi số người giảm dần, một số người biểu tình đụng độ với cảnh sát bên ngoài Bộ Ngoại giao sau khi một người đàn ông bị bắt. Họ ném chai lọ, pháo sáng và hô lớn: “Mạng sống người da màu quan trọng!” khi cố gắng xô đẩy qua hàng ngũ cảnh sát chống bạo động. Một cảnh sát bị chảy máu đầu và được đồng nghiệp giúp đỡ.
Thủ tướng Johnson nói rằng người dân có quyền phản kháng một cách hòa bình, nhưng các cuộc biểu tình đã “bị phá hỏng bởi thói côn đồ”.
Cảnh sát cho biết 29 người bị bắt trong cuộc biểu tình hôm 6/6 tại London vì các hành vi phạm tội bao gồm cả gây rối bạo lực. Thêm 12 người đã bị bắt hôm 7/6 tại trung tâm London, phần lớn vì tội vi phạm trật tự công cộng.
Một video xuất hiện trên mạng xã hội trước đó cho thấy một cảnh sát London bị người biểu tình đá ngã xuống vỉa hè gần tòa nhà quốc hội trong cuộc biểu tình với sự tham gia của ít nhất 15.000 người ở công viên Hyde hôm 3/6, trong khi những người khác đứng vỗ tay. Người đá cảnh sát đã bị bắt và sĩ quan này không bị thương nặng.
Cái chết của Floyd khiến biểu tình bùng phát tại toàn bộ 50 bang của Mỹ và sau đó lan ra nhiều quốc gia khác như Pháp, Anh, Đức, Australia, Canada, Áo. Biểu tình nâng lên thành đấu tranh chống phân biệt chủng tộc khi ký ức về những cái chết thương tâm và bất công của người da màu được khơi dậy.
Biểu tình chống phân biệt chủng tộc lan khắp toàn cầu
Người dân ở Mỹ, Australia và châu Âu ngày 6/6 tổ chức các cuộc biểu tình lớn lên án nạn phân biệt chủng tộc và bạo lực cảnh sát.
Tại Anh, hàng nghìn người biểu tình đã tập trung tại Quảng trường Quốc hội ở trung tâm London và những con phố xung quanh, bất chấp thời tiết lạnh và mưa như trút nước. Hầu hết mọi người đều đeo khẩu trang để ngăn nCoV và liên tục hô vang "George Floyd", "Mạng sống người da màu cũng quan trọng", "Không công lý, không hòa bình".
Không khí im lặng sau đó bao trùm quảng trường trong khoảng một phút, khi mọi người đồng loạt quỳ xuống nền đất ẩm ướt và giơ nắm đấm lên trời, biểu tượng cho phong trào chống phân biệt chủng tộc.
Người dân biểu tình chống phân biệt chủng tộc ở London hôm nay. Ảnh: NY Times.
Tại Paris, Pháp, chính quyền đã cấm mọi người tụ tập trước Đại sứ quán Mỹ, song hàng nghìn người dự kiến vẫn biểu tình tại đó và khu vực gần tháp Eiffel. Điều này lặp lại một cuộc biểu tình hôm 3/6 thu hút gần 20.000 người tham gia, tưởng nhớ đến Adama Traoré, một người Pháp đã chết sau khi bị cảnh sát bắt giam vào năm 2016.
Thủ tướng Đức Angela Merkel nói cái chết của George Floyd "thật khủng khiếp" và "phân biệt chủng tộc". "Chúng tôi biết một vài điều về phân biệt chủng tộc ở đây và có rất nhiều điều phải làm liên quan tới nó. Đó là những điều tôi muốn nói rõ ràng", bà Merkel cho biết trong cuộc phỏng vấn với đài phát thanh Đức Deutsche Welle.
Tuy nhiên, Thủ tướng Đức cho biết bà tin rằng "với sức mạnh dân chủ ở Mỹ, họ sẽ có thể vượt qua tình huống khó khăn này".
Cùng ngày, hàng chục nghìn người dân trên khắp các thị trấn và thành phố ở Australia cũng xuống đường biểu tình ủng hộ cho phong trào "Mạng sống người da màu cũng quan trọng", bất chấp cảnh báo của Thủ tướng Scott Morrison rằng các cuộc tụ tập lớn có thể gây ảnh hưởng tới nỗ lực kiểm soát Covid-19.
Các cuộc biểu tình ở Mỹ đã lan khắp 50 bang sau khi George Floyd, một người đàn ông da màu, bị cảnh sát ghì chết hôm 25/5.Biểu tình nâng lên thành đấu tranh chống phân biệt chủng tộc khi ký ức về những cái chết thương tâm và bất công của người da màu được khơi dậy.
Biểu tình tại Mỹ bước sang ngày thứ 12 Biểu tình tại Mỹ sau cái chết của George Floyd đã bước sang ngày thứ 12 và đến nay chủ yếu đều diễn ra trong ôn hòa. Các cuộc biểu tình trên khắp nước Mỹ, khởi đầu từ sự phẫn nộ sau cái chết của người đàn ông da màu George Floyd dưới tay cảnh sát ở Minneapolis, bang Minnesota, giờ đây phát...