Hàng chục nghìn người đã thiệ.t mạn.g do chiến tranh ở Sudan
Trong vòng 14 tháng kể từ khi cuộc chiến nổ ra, ước tính chỉ riêng tại bang Khartoum của Liban đã có hơn 61.000 người đã thiệ.t mạn.g, gấp nhiều lần so với con số đã được ghi nhận.
Khói bốc lên sau giao tranh tại Khartoum, Sudan. Ảnh: AFP/TTXVN
Nội dung trên được Nhóm nghiên cứu Sudan thuộc Trường Vệ sinh và Y học Nhiệt đới London công bố trong tuần qua. Các nhà nghiên cứu cho biết ngay cả trong thời bình, nhiều trường hợp t.ử von.g vẫn không được ghi nhận ở Sudan. Khi giao tranh leo thang, nhiều khu vực gồm bệnh viện, nhà xác và nghĩa trang gần như bị chia cách và không cập nhật thông tin về số lượng người chế.t. Trong khi đó, các dịch vụ Internet và viễn thông bị gián đoạn liên tục khiến hàng triệu người không thể liên lạc với thế giới bên ngoài.
Trưởng nhóm nghiên cứu, nhà dịch tễ học Maysoon Dahab cho biết để ước tính mức độ chính xác nhất số người chế.t do chiến tranh ở Sudan, nhóm này đã sử dụng phương pháp “bắt, đán.h dấu – thả, bắt lại”.
Phương pháp này cũng được sử dụng để ước tính số người thiệ.t mạn.g trong các cuộc biểu tình ủng hộ dân chủ ở Sudan vào năm 2019 và đại dịch COVID-19, khi không thể thực hiện kiểm đếm đầy đủ.
Theo đó, các nhà nghiên cứu đã lập ra 3 danh sách thống kê những người đã t.ử von.g. Danh sách thứ nhất dựa trên khảo sát công khai trên các nền tảng truyền thông xã hội từ tháng 11/2023 đến tháng 6/2024. Danh sách thứ 2 sử dụng các nhà hoạt động cộng đồng để khảo sát theo mạng lưới riêng. Danh sách thứ 3 được tập hợp từ các nội dung “cáo phó” được đăng tải trên phương tiện truyền thông xã hội – thông lệ phổ biến tại nhiều địa phương nước này.
Các nhà nghiên cứu tìm kiếm thông tin những cá nhân xuất hiện trong các danh sách. Càng ít sự trùng lặp giữa các danh sách, thì khả năng các ca t.ử von.g đã không được ghi nhận càng cao. Nhóm này cho biết: “Những phát hiện của chúng tôi cho thấy phần lớn các trường hợp t.ử von.g đều không được phát hiện”.
Các nhà nghiên cứu ước tính số ca t.ử von.g ở bang Khartoum thậm chí đã vượt qua con số 20.178 người được nhóm Dự án dữ liệu sự kiện và vị trí xung đột vũ trang (ACLED) của Mỹ ghi nhận. Số liệu của ACLED đang được Liên hợp quốc và nhiều nguồn khác trích dẫn.
Bà Dahab cho biết các nhà nghiên cứu không có đủ dữ liệu để ước tính số lượng người chế.t do chiến tranh ở các khu vực khác của đất nước cũng như thừa nhận dữ liệu trên có thể chưa hoàn toàn chính xác. Một quan chức của Hiệp hội Bác sĩ người Mỹ gốc Sudancho biết những phát hiện này có vẻ “đáng tin cậy”. Trong khi đó, ông Abdulazim Awadalla – đồng trưởng nhóm nghiên cứu cho biết con số người t.ử von.g thậm chí còn cao hơn.
Video đang HOT
Xung đột tại Sudan bắt đầu từ tháng 4/2023 khi giao tranh giữa quân đội Sudan và Lực lượng Hỗ trợ nhanh bán quân sự (RSF) nổ ra ở thủ đô Khartoum và nhanh chóng mở rộng về phía Tây ra khắp Darfur, ảnh hưởng đến cuộc sống của hàng triệu người dân.
Cỗ máy tuyên truyền của Houthi đang trỗi dậy như thế nào?
Houthi, một lực lượng nổi lên từ những năm 1990, nhưng chỉ trong hơn 6 tháng qua, nhóm phiến quân ở Yemen này bắt đầu trở thành cái tên quen thuộc không chỉ với phương Tây mà còn trên các bản tin quốc tế.
Houthi tự tuyên bố họ là lực lượng tiên phong vì chính nghĩa của người Palestine và thề tiếp tục tấ.n côn.g cho đến khi Israel kết thúc chiến tranh với Hamas trong bối cảnh hơn 32.000 người Palestine đã thiệ.t mạn.g trong cuộc xung đột Israel-Hamas, theo số liệu của Bộ Y tế Gaza.
Một lộ trình bài bản
Tại Yemen, sau khi nội chiến bắt đầu năm 2014, Houthi đã nhanh chóng mở rộng ảnh hưởng trong nước, phần lớn thông qua mạng xã hội và công nghệ. Tuy nhiên, thông điệp của Houthi hầu như không gây được tiếng vang ngoài biên giới Yemen.
Tuy nhiên, mọi chuyện đã thay đổi vào ngày 19/11/2023, khi Houthi bắt giữ tàu Galaxy Leader của Israel. Houthi loan tin về vụ bắt giữ tàu Galaxy Leader bằng một đoạn phim được dựng đầy hấp dẫn, chất lượng cao đăng trên kênh truyền hình của lực lượng này, ghi lại cảnh trực thăng chở các tay sún.g tiếp cận tàu hàng Galaxy Leader từ phía sau. Sau khi trực thăng đáp tàu Galaxy Leader, các thành viên Houthi xông vào buồng lái và bắt tất cả 25 thành viên thủy thủ đoàn làm con tin.
Ảnh chụp lại đoạn phim Houthi công bố về vụ bắt giữ tàu Galaxy Leader trên Biển Đỏ hồi tháng 11/2023.
Đoạn phim đã gây tiếng vang với người dùng mạng xã hội sau khi được đăng tải. Người ta cũng ghi nhận sự gia tăng số lượng các nội dung được Houthi đăng tải bằng tiếng Anh nhằm thu hút khán giả phương Tây. Các quan chức Houthi đăng các tuyên bố chính thức bằng tiếng Anh thay vì chỉ có tiếng Arab để tăng phạm vi tiếp cận. Nói cách khác, Houthi dường như đã nhận thức rõ hơn về tầm quan trọng của các kênh truyền thông xã hội để gia tăng ảnh hưởng và danh tiếng trên toàn cầu. Sau cuộc tấ.n côn.g vào mùa Thu năm ngoái, lực lượng này thậm chí đã nhận được tin nhắn hỗ trợ trực tuyến từ người dùng tại Yemen, các quốc gia Arab khác và các quốc gia phương Tây.
Houthi không dừng lại ở các kênh xã hội chính thức của riêng mình. Sau khi đưa tàu Galaxy Leader cập cảng Salif, Houthi đã cho phép những người có ảnh hưởng trên mạng xã hội lên tàu và đăng nội dung họ tạo ở đó lên mạng. Con tàu thậm chí đã trở thành một điểm thu hút khách du lịch ở Yemen. Thủy thủ đoàn của tàu vẫn bị giam giữ và Houthi tuyên bố đối xử với những con tin này theo các giá trị Hồi giáo.
Mỹ cùng các đồng minh đã nhắm mục tiêu vào nhóm này bằng một liên minh quốc tế và tiến hành nhiều cuộc không kích. Đáp lại, Houthi tuyên bố rằng một cuộc chiến trực tiếp với Mỹ là mục tiêu của họ; và tại các cuộc biểu tình gần đây, những người ủng hộ Houthi thậm chí đã hát vang một câu thơ nổi tiếng: "Chúng tôi không quan tâm, chúng tôi không quan tâm: Hãy biến nó thành một cuộc chiến tranh thế giới vĩ đại".
Điều đáng nói là hiện nay nhiều người có lượng người theo dõi lớn trên mạng xã hội đã háo hức chia sẻ các thông điệp ủng hộ Houthi bằng tiếng Anh, ca ngợi nhóm này đã thách thức Israel và những nước ủng hộ, đặc biệt là đồng minh Mỹ. Houthi, tận dụng sự bất bình ngày càng lan rộng đối với cách hành xử của Israel trong cuộc chiến, đang tích cực tuyên truyền hướng tới không chỉ những người Arab mà còn với những người Nam Á, người châu Âu và người Mỹ. Dù vấp phải ch.ỉ tríc.h từ nhiều quốc gia và tổ chức, các cuộc tấ.n côn.g của Houthi mặt khác lại nâng cao uy tín của lực lượng này trong giới hoạt động phản chiến ở Trung Đông và trên toàn thế giới. Cuộc chiến Israel-Hamas bước sang tháng thứ 6, và càng thể hiện rõ những vận động mạnh mẽ trong bộ máy truyền thông của Houthi để tận dụng thanh thế mới có được của lực lượng này.
Đây là một phần trong chiến lược truyền thông cốt lõi của Houthi khi tập hợp được sự ủng hộ trong khu vực về người Palestine, cũng như những nhận thức đầy đủ về tiềm năng và tầm quan trọng của các hoạt động tuyên truyền trực tuyến trong bối cảnh xung đột.
Ngược dòng lịch sử, có thể thấy toàn bộ câu chuyện là những gì Houthi đã nỗ lực hướng tới và lên kế hoạch bài bản trong nhiều năm. Lực lượng này công khai thúc đẩy cái gọi là "chiến tranh mềm", hay nói cách khác là chiến tranh tâm lý.
Tiề.n thân là nhóm "Ansar Allah", nghĩa là "những phụ tá của Chúa", nhóm này tập trung vào sự hồi sinh tôn giáo và văn hóa nhánh Zaidi của dòng Hồi giáo Shi'ite. Các chiến lược truyền thông ban đầu được nhóm sử dụng chỉ gồm những phương thức đơn giản như rải tờ rơi và tổ chức trại hè tr.ẻ e.m. Vào đầu những năm 2000, một nhà lãnh đạo có sức lôi cuốn của Ansar Allah là Hussein al-Houthi, đã chỉ huy và tập hợp một lực lượng nổi dậy chống lại Chính phủ Yemen.
Chính trong những năm chiến tranh chống lại chính phủ, hệ thống tuyên truyền của Houthi đã được xây dựng từng bước. Họ tự mô tả mình là lực lượng chống chủ nghĩa đế quốc, chiến đấu chống tham nhũng và ảnh hưởng của nước ngoài. Năm 2012, Houthi tiếp tục mở rộng phạm vi tuyên truyền bằng cách thành lập Al-Masirah, một kênh truyền hình bằng tiếng Arab có trụ sở tại Beirut.
Năm 2014, Houthi tràn vào thủ đô Sana, lật đổ chính phủ. Saudi Arabia sau đó dẫn đầu một liên minh quân sự tiến hành chiến dịch né.m bo.m kéo dài nhiều năm Yemen nhằm đán.h bật lực lượng Houthi và cố gắng khôi phục quyền lực cho Chính phủ Yemen lưu vong được quốc tế công nhận.
Nhiều năm giao tranh đẫm má.u, bất phân thắng bại, gây ra nạn đói và đau khổ lan rộng ở Yemen, quốc gia nghèo nhất thế giới Arab. Hàng trăm nghìn người Yemen đã chế.t vì chiến tranh, đói khát và bệnh tật.
Houthi không chỉ đứng vững sau cuộc chiến chống lại Saudi Arabia cùng liên minh quân sự có sự hậu thuẫn của Mỹ, mà thậm chí còn phát triển mạnh mẽ, thiết lập một nhà nước và cai trị bằng "nắm đấ.m sắt". Houthi hiện nay tự coi là họ là chính phủ hợp pháp của Yemen, phớt lờ chính phủ lưu vong được quốc tế công nhận. Thông điệp của Houthi ở Yemen hiện nay chính là "chỉ có chúng tôi ở Yemen, chúng tôi đại diện cho người Yemen".
Lệnh ngừng bắ.n dù kết thúc hơn một năm trước, chiến sự gần như đã tạm yên, song thực tế kỳ vọng hòa bình vẫn mong manh ở Yemen. Saudi Arabia và Houthi đã thực hiện một số vụ trao đổi tù nhân. Một phái đoàn Houthi được mời tham dự các cuộc đàm phán hòa bình cấp cao ở thủ đô Riyadh hồi tháng 9/2023.
Các sự kiện chính trị ở Trung Đông trong những tháng gần đây được đưa tin xen kẽ với các thông điệp quan trọng của Houthi, mang lại cho nhóm này vị thế và tầm ảnh hưởng trong khu vực mà họ đã tìm kiếm từ lâu. Những tuyên truyền của Houthi không thay đổi sau ngày 7/10/2023, cuộc chiến ở Gaza chỉ đem lại điểm khác biệt là mang chúng đến được với khán giả toàn cầu.
Người biểu tình ủng hộ Houthi tại Bani Hushaish, Yemen. Ảnh: Khaled Abdullah (Reuters).
"Nước đục thả câu"
Nhiều phân tích của giới chuyên gia truyền thông cho rằng Houthi đang lợi dụng sự thất vọng của nhiều người Arab với các nhà lãnh đạo vì không nỗ lực đủ mạnh mẽ để thúc đẩy lệnh ngừng bắ.n hoặc chấm dứt chiến tranh giữa Israel và Hamas. Dễ thấy rằng các hoạt động tuyên truyền trực tuyến của Houthi ít tập trung vào những gì họ làm được, mà chủ yếu tập trung nhiều hơn vào những gì "đối thủ" của họ không làm.
Công bằng mà nói, từ khi xung đột Israel-Hamas bùng phát đến nay, các quốc gia Arab được cho là chưa phát huy hiệu quả ảnh hưởng và vị thế cho các nỗ lực hòa bình, phần nhiều vẫn chỉ mang tính biểu tượng. Nhiều nhà lãnh đạo Arab vẫn giữ lập trường không nghiêng về bên nào trong cuộc xung đột, trong khi một số quốc gia lại bị ràng buộc bởi các thỏa thuận bình thường hóa với Israel, mà nhiều nội dung trong đó cho đến nay vẫn ít nhiều gây tranh cãi vì ít tính đến quyền lợi của người Palestine.
Trong khi đó, các nhà lãnh đạo Houthi không ngần ngại bày tỏ sự ủng hộ đối với Palestine. Trong bài phát biểu hồi tháng 1/2024, cựu lãnh đạo Ủy ban cách mạng tối cao Houthi nêu rõ: "Lập trường của Yemen đối với Gaza là một lập trường anh hùng và nhân đạo mà tất cả các quốc gia Arab và Hồi giáo nên áp dụng".
Trên mạng xã hội X, người phát ngôn của Houthi là Mohammed al-Bukhaiti, với tài khoản hơn nửa triệu người theo dõi, đã viết nhiều bình luận bằng tiếng Anh như "Hãy chấm dứt nạn diệt chủng ở Gaza và chúng tôi sẽ ngừng các hoạt động quân sự chống lại Mỹ, Anh và Israel. Đây chẳng phải là yêu cầu chính đáng, đạo đức và nhân đạo ư?"; hay "Chiến thắng trong cuộc chiến nhận thức quan trọng hơn chiến thắng trong trận chiến quân sự".
Trên X, ông al-Bukhaiti hầu như chỉ đăng bài bằng tiếng Anh trong những ngày gần đây, ch.ỉ tríc.h chủ nghĩa đế quốc phương Tây và "nhóm cầm quyền theo chủ nghĩa phục quốc Do Thái" đồng thời kêu gọi những người theo dõi Mỹ đọc tác phẩm của trí thức cánh tả Noam Chomsky. Ông viết: "Giờ đây tôi muốn truyền bá thông điệp của mình đến người dân các nước phương Tây và tôi hy vọng rằng những người dân tự do trên thế giới sẽ truyền bá lại thông điệp đó trên quy mô lớn nhất"
Nổ mìn ở Sudan khiến 10 dân thường thiệ.t mạn.g Nguồn tin y tế giấu tên tại một bệnh viện ở thành phố Shendi, bang River Nile, ngày 21/1 cho biết một vụ nổ mìn đã khiến 10 dân thường thiệ.t mạn.g trong một chiếc xe buýt ở miền Bắc Sudan. Theo nguồn tin, "10 dân thường đã thiệ.t mạn.g do vụ nổ mìn trên xe buýt" hôm 20/1. Khi vụ nổ xảy...