Hàng chục nghìn người bị lừa trúng xe Mercedes trên Facebook
Hơn 50.000 người dùng, phần lớn trong số đó đến từ Việt Nam đã chia sẻ bức hình từ một trang không tên tuổi với hy vọng trúng 2 chiếc Mercedes-Benz E Class.
Theo fanpage có tên Mercedes-Benz 2016, họ sẽ tặng 2 chiếc xe dòng E Class 2016. Việc của người dùng là bấm nút Like trang này, comment màu sắc yêu thích và chia sẻ tấm hình lên tường. Trang này còn cho biết, họ sẽ bốc thăm ngẫu nhiên và trao quà vào ngày 8/3. Hiện giá một bản Mercedes-Benz E Class từ 2 đến 2,8 tỷ đồng.
Nội dung thông báo trúng giải trên fanpage lừa đảo.
Tính đến 0h ngày 6/3, đã có 50.000 lượt thích fanpage này và hơn 55.000 người chia sẻ bức ảnh lên trang cá nhân với hy vọng trúng xe.
Trao đổi với PV, bộ phận Truyền thông Mạng xã hội của Mercedes-Benz cho biết, đây không phải là chương trình của họ. Đại diện Mercedes-Benz cảnh báo, có rất nhiều trang trên Facebook thông báo tặng xe miễn phí, tuy nhiên “chúng tôi khuyến cáo người dùng nên cẩn trọng khi chia sẻ thông tin cá nhân trên các kênh trực tuyến”.
Theo số liệu từ Facebook, fanpage này được khởi tạo hôm 28/2. Bức ảnh lừa trúng giải trên là nội dung đầu tiên được đăng tải trưa 5/3.
Theo một chuyên gia mạng xã hội tại TP HCM, hình thức lừa để câu like này khá phổ biến trên Facebook. Ban đầu, chủ trang sẽ tạo nội dung tặng quà miễn phí, đòi hỏi người dùng like trang của họ. Khi có số lượng “thích” lớn, các post trên có thể bị xoá để biến thành một fanpage “sạch”, phục vụ các mục đích khác.
“Để đưa một trang Facebook có hàng chục nghìn người like trong thời gian ngắn hiện rất khó, hoặc tiêu tốn nhiều tiền bạc vì mạng xã hội lớn nhất thế giới thay đổ cơ chế so với trước. Do đó, lừa đảo câu like là cách kiếm người dùng nhanh nhất”, vị này cho biết.
Video đang HOT
Ngoài bức ảnh lừa đảo trúng xe Mercedes-Benz, một fanpage khác cũng đang công bố tặng người dùng iPhone 6S. Cơ chế “trúng quà” tương tự khi người dùng phải like fanpage, bình luận màu iPhone và chia sẻ lên tường. Nội dung này hiện có gần 30.000 người chia sẻ, phần lớn trong số này cũng đến từ các tài khoản ở Việt Nam. Theo chuyên gia trên, đây cũng là trang lừa đảo và người dùng nên cẩn trọng chia sẻ.
Theo Zing News
Đăng tin bắt cóc trẻ để câu like
Những thông tin trẻ con bị bắt cóc đăng trên Facebook thời gian gần đây đều là "tin vịt" do người dùng "phây" thêu dệt nhằm câu view, câu like.
Ngày 28-1, trên các diễn đàn mạng lan truyền thông tin một em bé 12 tháng tuổi bị bắt cóc giữa chốn đông người ở TP.HCM. "Ngay trước ngõ nhà em, đường Nguyễn Trọng Tuyển sầm uất giao với Nguyễn Đình Chính, Phan Đình Phùng có hẳn đồn công an phường luôn. Bà ẵm cháu 12 tháng tuổi ngồi xe đẩy đi dạo. Có hai thằng đi xe máy nhảy xuống bế phốc đứa cháu ẵm đi luôn, mà chợ nhé, đồn công an nhé, cửa hàng đầy rẫy nhé (quần áo, đồ ăn, hủ tíu, bánh mì, mì quảng...) mà bà đứng hình luôn. Giờ thấy bà và cha mẹ đang khóc lóc ngất lên ngất xuống ở đồn công an mà sợ cứ ôm chặt con mình" - một trang mạng viết.
Cha giành con, dân mạng đồn bắt cóc
Cũng chia sẻ nội dung bắt cóc nói trên, thậm chí khẳng định bản thân và hai đồng nghiệp trong công ty cùng chứng kiến, Facebook Tr. còn kể thêm chuyện người cha đẩy xe đưa con mình đi chơi thì con bị người lạ bắt mất. Thông tin này khiến nhiều gia đình có trẻ nhỏ lo lắng vì sự táo tợn của bọn bắt cóc cũng như sự bất lực của công an.
Tuy nhiên, khi trực tiếp gặp "nạn nhân" và những người dân xung quanh, chúng tôi lại ghi nhận được một câu chuyện khác. Sự thật là người cha muốn giành quyền nuôi con nên đã đến bắt bé đi.
Ông Nguyễn Minh Kiệt, người đẩy xe đưa cháu ngoại đi dạo chiều 28-1 ở phường 15, quận Phú Nhuận (TP.HCM), kể: "Lúc đó tôi đưa cháu đi dạo thì nó (con rể) tới. Nó đi cùng ba người nữa, đến nói mấy câu rồi giật đứa nhỏ đi mất. Lúc đó vì đột ngột nên tôi cũng đơ người ra. Mấy hôm nay, chúng tôi qua nhà nó (quận 8) nhưng nó đi đâu biệt tăm biệt tích, nhà đó cũng khóa cửa, chúng tôi không vào được. Giờ tôi không biết cháu tôi ra sao, mẹ nó với bà ngoại cũng mất ăn mất ngủ vì thương con, thương cháu".
Ngoài ra, ông Kiệt cho biết thêm Công an phường 15, quận Phú Nhuận cũng đã hướng dẫn gia đình ông một số thủ tục pháp lý để gia đình sớm đón cháu trở về.
Trung tá Trần Dũng, Trưởng Công an phường 15, quận Phú Nhuận, xác nhận đó chỉ là tranh chấp quyền nuôi con giữa hai vợ chồng chứ không phải vụ bắt cóc như cộng đồng mạng đồn đại. "Trong tháng 1 chúng tôi không hề nhận được đơn thư phản ánh của người dân về việc trẻ em bị bắt cóc trên địa bàn" - ông Dũng khẳng định.
Những tin đồn bắt cóc được lan truyền trên Facebook. Ảnh: NGUYỄN TRÀ
Bấm like và chia sẻ
Thời gian gần đây, người dùng Facebook, Zalo liên tục chia sẻ thông tin trẻ con bị bắt cóc trên địa bàn TP.HCM. Trong đó cư dân mạng chia sẻ hai quận có trẻ con bị bắt cóc nhiều nhất là quận 4 và quận 7.
Ngày 25-1, Facebook V. chia sẻ trên trang cá nhân của người này nội dung: "Hiện nay có vụ dàn cảnh bắt cóc trẻ con tại cầu Tân Thuận, quận 7. Hai bà lớn tuổi chở hai đứa nhỏ. Có hai thằng đâm vô xe bả, té xe. Đứa bé ngồi đằng trước đập đầu xuống, máu me đầy. Hai thằng đó bế ngay đứa bé lên xe kêu chở đi bệnh viện rồi phóng đi mất. Hai bà ôm đứa nhỏ còn lại chạy đuổi theo... Loạn quá, mấy mẹ đưa con ra khỏi nhà cẩn thận hết sức, mua đai dây gì cột con lại bên mình nhé!". Bài viết này đã nhận được hơn 700 lượt like (thích) và gần 500 lượt chia sẻ cùng hàng ngàn bình luận.
Tuy nhiên, trao đổi với chúng tôi, Trung tá Vũ Văn Minh, Đội trưởng Đội Tổng hợp Công an quận 7, cho biết: "Mới đây, Công an quận 7 có tiếp nhận một hồ sơ của bé trai chín tuổi, ngụ phường Tân Hưng mà theo lời khai của gia đình là bé bị bắt cóc. Đó là trường hợp duy nhất từ cuối năm ngoái đến thời điểm hiện tại (cuối tháng 1) mà Công an quận 7 đã tiếp nhận. Ngoài ra chúng tôi không hề nhận được đơn thư hay phản ánh nào về trẻ em bị bắt cóc từ người dân".
Từ "phây" lan ra chợ
Ở quận 4, thông tin bắt cóc trẻ em không chỉ mới xuất hiện mà từ cuối tháng 12-2015 những tin đồn như vậy đã nở rộ. Những người phát tán thông tin có thể kể vanh vách những điểm nào đã xảy ra, ở đó xảy ra bao nhiêu vụ khiến người nghe rùng mình. Điển hình là vào 25-12-2015, Facebook N. thông báo trên trang cá nhân: "Hiện tại địa bàn quận 4 đang xảy ra tình trạng bắt cóc trẻ em, giựt trẻ em, dàn cảnh đạp xe cướp trẻ em rất nhiều. Chợ 200 xảy ra hai vụ, cầu Calmette một vụ, khu vực bờ kè bến Vân Đồn một vụ... Nên các bậc cha mẹ có con nhỏ cẩn thận ạ".
Liên lạc trực tiếp với Facebooker này, chị hồn nhiên trả lời chị không thấy tận mắt mà là "mọi người truyền tai nhau, rồi một số người gặp đăng lên Facebook cảnh báo nên làm theo". Khi chúng tôi hỏi thông tin sai như vậy không sợ gây hoang mang, lo lắng cho người dân sao, chị chống chế: "Dù sai hay đúng cũng dân mình truyền tai nhau để nâng cao cảnh giác".
Chúng tôi đến trực tiếp tại những điểm mà bài viết trên chia sẻ thì đa phần đều nhận được những cái lắc đầu ngơ ngác của người dân "sao bắt cóc trẻ con mà bọn tui ở đây không biết". Chị Nguyễn Thị Thu Hằng, nhà ở ngay chợ 200, buôn bán sinh sống đã nhiều năm nay, chia sẻ: "Sáng tôi bán hủ tíu, chiều bán nước ngọt, thi thoảng cũng có nghe người ta nói chuyện trẻ bị bắt cóc. Cách đây khoảng một tuần, người ta kể lúc 5 giờ sáng có bà đi chợ dắt cháu đi theo. Vì bà mải mua đồ, bỏ cháu đứng đó nên bị người ta qua giựt cháu đi mất. Sáng nào tôi cũng dậy chuẩn bị hàng từ 3 giờ sáng nhưng hôm đó tôi có nghe ai la hét tìm con gì đâu! Tôi cũng không thấy công an đến làm việc, bình thường chỉ cần một vụ cướp giật là công an sẽ có mặt ngay, huống chi đây là vụ bắt cóc. Đấy là chưa kể chợ 200 bề ngang rất nhỏ, hai xe đi qua còn khó, nếu có trẻ bị bắt cóc thật cũng bị dân người ta bắt lại ngay".
* * *
Đã từng có nhiều trường hợp đăng tin đồn nhảm trên mạng xã hội sau đó bị phạt tiền đến 5 triệu đồng. Vì vậy cơ quan chức năng cần truy tìm, xử lý những người loan tin sai sự thật để tránh gây hoang mang cho người dân.
Hãy suy nghĩ trước khi chia sẻ
Công an quận 4 chưa hề tiếp nhận đơn, thư nào của người dân liên quan đến việc trẻ em trên địa bàn bị bắt cóc. Nếu thực sự trẻ bị bắt, công an phải biết. Mọi người thường chia sẻ những thông tin như vậy vô tội vạ mà không lường trước được hậu quả. Những thông tin này sẽ khiến người dân hoang mang, lo lắng về tình hình trật tự an ninh trên địa bàn. Bảo vệ người dân là trách nhiệm của công an nhưng chúng tôi cũng rất cần sự phối hợp, giúp đỡ của người dân. Bởi vậy trước khi chia sẻ bất cứ thông tin gì, mong mọi người hãy suy nghĩ chín chắn. Về việc truy tìm xử phạt những người đăng tải, chia sẻ thông tin đồn nhảm như vậy rất khó nhưng nếu phát hiện chúng tôi sẽ xử lý nghiêm.
Thượng tá PHẠM XUÂN THAO,
Phó Trưởng Công an quận 4, TP.HCM
Theo Phap luât TPHCM
Cô gái "bị tấn công trong đêm" thừa nhận bịa chuyện Gần 1 ngày sau khi tung tin bị 2 thanh niên đeo bám, giật túi, tấn công trong đêm, nickname "Jin P..." công khai thừa nhận trên Facebook cá nhân là mình bịa chuyện nhưng không để câu like (lượt thích). Như đã tin đã đưa, ngày 17.11, trên Facebook cá nhân, cô gái có nickname "Jin P..." đăng tải công khai một...