Hàng chục máy bay của tài phiệt Nga ‘ẩn náu’ ở Dubai, nhưng không thể cất cánh
Hàng chục máy bay tư nhân của giới tỉ phú người Nga đang nằm chờ tại khu sân bãi trên xa mạc ở Dubai.
Nhưng lệnh cấm vận đã khiến số máy bay này không thể cất cánh.
Dubai là địa điểm yêu thích của giới tài phiệt Nga đối để cất giữ máy bay tư nhân. Ảnh: WSJ
Ngay sau khi Mỹ và châu Âu áp lệnh trừng phạt nhằm vào Nga và giới tinh anh Nga liên quan đến cuộc chiến tại Ukraine, nhiều doanh nhân tỉ phú gốc Nga vội vã tìm kiếm nơi “trú ẩn” cho số tài sản là máy bay tư nhân. Máy bay đổ dồn đến Dubai thuộc Các tiểu Vương quốc A-rập Thống nhất (UAE). Nhưng một khi đã đáp và lưu lại ở sân đỗ, số máy bay này lại không thể cất cánh.
Theo ảnh chụp vệ tinh của công tư chuyên nghiên cứu về dữ liệu hàng không WINGX có trụ sở ở Hamburg (Đức), hàng chục máy bay tư nhân có liên quan đến giới nhà giàu Nga hiện đang nằm trên đường băng tại một khu đỗ trên xa mạc ở Dubai. UAE, với thành phố đông dân nhất là Dubai, đã trở thành địa điểm thích hợp để cất giữ máy bay cùng nhiều tài sản có giá trị khác như du thuyền của giới nhà giàu người Nga.
Lý do là bởi UAE gần như không công khai lên tiếng chỉ trích Nga, không tuyên bố sẽ tham gia thực hiện các lệnh trừng phạt của phương Tây nhằm vào Moskva. Thay vào đó, UAE kêu gọi tìm kiếm giải pháp ngoại giao cho xung đột Ukraine. “Đa phần người Nga đều đưa máy bay tới Dubai, bởi Dubai không tham gia các vòng trừng phạt”, Alireza Ittihadieh, giám đốc điều hành công ty môi giới máy bay Freestream Aircraft có trụ sở tại London (Anh), nhận định.
Video đang HOT
Nhà tài phiệt nổi tiếng nhất thế giới người Nga Roman Abramovich đã đưa chiếc Boeing 787 Dreamliner trị giá 250 triệu USD tới Dubai trong ngày 4/3 và đây cũng là địa điểm hiện diện mới nhất của máy bay này theo dữ liệu của Flightradar24 – trang mạng chuyên theo dõi lộ trình các chuyến bay.
Tỉ phú người Nga Roman Abramovich sở hữu một máy bay Boeing 787 Dreamliner trị giá 250 triệu USD. Ảnh: Reuters
Ngoài ra, một chiếc Gulfstream G650ER được cho là thuộc quyền sở của hữu tỉ phú thép người Nga Viktor Rashnikov, chiếc Embraer SA của tỉ phú Mikhail Gutseriev and và Bombardier Inc. BD700 Global Express của tỉ phú Arkady Rotenberg cũng có điểm đến sau cùng được xác định là Dubai. Đây đều là những nhà tài phiệt nằm trong diện trừng phạt của Mỹ và châu Âu. Chi phí cho mỗi lốt đỗ tại sân bay quốc tế Al Maktoum ở Dubai rơi vào khoảng 1.000 USD/ngày.
Ngược với UAE, các nước phương Tây áp lệnh đóng băng tài sản vô thời hạn với những cá nhân người Nga nằm trong diện cấm vận mà không cần phải chứng minh chứng cứ phạm tội. Một chiếc Bombardier Global 6500 tư nhân – được chính phủ Anh xác nhận là có liên quan đến tài phiệt dầu mỏ người Nga Eugene Shvidler, dự định sẽ bay từ London tới Dubai trong ngày 8/3. Nhưng chuyến bay không thể thực hiện được và nhà chức trách Anh đã thu giữ máy bay này.
Cấm vận không chỉ nhằm vào trực diện vào giới tài phiệt Nga. Mỹ và phương Tây cũng trừng phạt cả ngành hàng không Nga, ảnh hưởng trực tiếp đến các máy bay do Nga sở hữu hoặc cho thuê thông qua các nhà cung ứng, vận hành dịch vụ máy bay tư nhân. Theo giới luật sư ngành hàng không và các công ty môi giới máy bay tư nhân, lệnh cấm này vì thế đồng nghĩa với việc máy bay do công dân Nga sở hữu hạ cánh, nằm chờ ở Dubai sẽ không thể bay tới địa điểm nào khác.
Mỹ và châu Âu đã cấm các công ty cung cấp dịch vụ bảo hiểm, quản lý đối tàu bay, duy tu bảo dưỡng đối với các máy bay thuộc quyền sở hữu của công dân người Nga. Đa phần những máy bay do giới nhà giàu Nga nắm giữ đều được bảo hiểm bởi các công ty ở London, được quản lý bởi các công ty châu Âu và những thực thể này sẽ phải tính toán, cân nhắc quan hệ thương mại với công dân người Nga.
“Nhiều máy bay liên quan đến các tỉ phú người Nga di chuyển tới UAE bởi số tàu bay này có thể bay trong không phận UAE. Nhưng khi đã đáp xuống UAE, máy bay sẽ bị nằm bến, bởi không thể thực hiện nghiệp vụ vụ bảo dưỡng”, Steve Varsano, Giám đốc điều hành hãng Jet Business, một công ty môi giới máy bay tư nhân ở London, cho biết.
Theo dữ liệu do WINGX cung cấp, có tổng số 30 máy bay tư nhân có cứ điểm đích (homebase) thuộc Nga đỗ tại Dubai tính đến ngày 6/4, đa phần đều đã đáp xuống trên bảy ngày. WINGX xác định cứ điểm đích là nước mà máy bay bay tới nhiều nhất trong vòng một năm, thay vì xác định theo địa điểm đăng ký của tàu bay. Ngoài ra, cũng có khoảng 90 máy bay khác đăng ký giấy phép ở khắp nơi trên thế giớ đang đậu ở Dubai. Hiện không rõ có bao nhiều trong số này liên quan đến các công dân người Nga.
Tòa án Anh buộc tiểu vương Dubai trả 730 triệu USD cho vợ cũ
Trong phán quyết ly hôn đắt giá nhất từ trước đến nay, tòa án ở London (Anh) đã yêu cầu Tiểu vương Dubai Sheikh Mohammed bin Rashid al-Maktoum phải trả đến 730 triệu USD để dàn xếp ly hôn với vợ cũ.
Tiểu vương Mohammed bin Rashid Al Maktoum và vợ cũ Haya bint al-Hussein chụp hình chung năm 2018 - Ảnh: AFP
Theo Hãng tin Reuters, phán quyết ngày 21-12 của thẩm phán Philip Moor yêu cầu số tiền được chia thành 2 phần, gồm khoảng 330 triệu USD trả cho vợ cũ là Công chúa Haya bint al-Hussein - em gái của quốc vương Jordan. Số tiền còn lại sẽ được gửi vào ngân hàng để nuôi dưỡng và đảm bảo an ninh cho 2 con.
Con số này thật ra chưa bằng một nửa so với số tiền mà Công chúa Haya đòi ban đầu. "Tôi muốn tự do, các con của tôi cũng muốn tự do", Công chúa Haya giải thích việc muốn nhận tiền một lần để không còn dây dưa với chồng cũ.
Thẩm phán Moor cho biết ông chấp nhận mức dàn xếp khổng lồ này xét theo tiêu chuẩn sống của các bên tại Dubai. Luật sư của Công chúa Haya nói rằng cuộc sống của bà và các con tại Dubai "không có giới hạn" khi sống trong nhà siêu sang, du thuyền hàng trăm triệu USD và dàn máy bay riêng.
Công chúa Haya khẳng định chẳng có gì quá đáng khi bà đòi hàng triệu USD cho các chi phí quản gia, quần áo, 2,6 triệu USD cho việc mở rộng nhà bếp, màn cửa, 5 triệu USD tiền du lịch mỗi năm...
Công chúa Haya, 47 tuổi, và các con đang sống tại London. Cuộc chiến giữa công chúa và người chồng cũ 72 tuổi kéo dài hơn 2 năm qua đã tiêu tốn hơn 70 triệu USD chi phí pháp lý.
Tiểu vương Rashid al-Maktoum, hiện là phó tổng thống kiêm thủ tướng của Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất (UAE), cưới công chúa của Jordan năm 2004 và bỏ vợ năm 2019 theo luật Sharia. Sau đó, ông nộp đơn lên tòa án Anh để đòi đưa 2 con về lại Dubai.
Trong phán quyết trước đó, tòa án Anh cũng kết luận ông Rashid al-Maktoum dùng phần mềm gián điệp để nghe lén vợ cũ và phán quyết khác vào năm ngoái cho rằng ông ép con trở về Dubai.
Phán quyết ly hôn tốn kém nhất mà một tòa án ở Anh từng đưa ra là vào năm 2016, yêu cầu tỉ phú người Nga Farkad Akhmedov trả hơn 600 triệu USD để dàn xếp ly hôn.
Nhiều chuyến bay phải lượn tròn, quay đầu khỏi Kabul Ngày 15/8, một chuyến bay cất cánh từ Dubai đã hủy hạ cánh xuống sân bay Kabul ở Afghanistan và quay đầu về nước trong bối cảnh các tay súng Taliban bao vây thủ đô này. Một máy bay chở khách Boeing 737 của flydubai. Ảnh: Reuters Tờ Bloomberg dẫn dữ liệu theo dõi từ trang FlightRadar24 cho hay chiếc Boeing 777 thuộc...