Hàng chục máy bay Boeing 777 của United Airlines có thể phải ‘đắp chiếu’ đến năm sau
Hàng chục máy bay của hãng hàng không United Airlines (Mỹ) có nguy cơ bị ngừng bay cho đến đầu năm 2022, liên quan đến sự cố hỏng động cơ máy bay Boeing 777 của hãng này hồi tháng 2 vừa qua.
Máy bay của Hãng hàng không United Airlines tại sân bay quốc tế Los Angeles, California, Mỹ. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Ngày 20/2, chiếc Boeing 777-200 của hãng hàng không United Airlines chở 231 hành khách và 10 thành viên phi hành đoàn bị hỏng động cơ không lâu sau khi cất cánh từ sân bay Denver đến Honolulu ( Hawaii). Máy bay sau đó đã hạ cánh an toàn. Nhiều hình ảnh đăng tải trên truyền thông vào thời điểm đó cho thấy một số mảnh vỡ được cho là từ máy bay, trong đó có một bộ phận vỏ ngoài động cơ nằm rải rác phía ngoài một ngôi nhà. Rất may, vụ việc không gây thương vong. Máy bay gặp sự cố là loại Boeing 777 sử dụng động cơ Pratt & Whitney 400 (PW400).
Theo tờ Wall Street Journal, United Airlines kỳ vọng được phép khai thác trở lại máy bay Boeing 777 vào mùa Hè này, song điều này là không khả thi trong bối cảnh các nhà chức trách Mỹ đang cân nhắc nhiều yêu cầu mới đối với dòng Boeing 777 trang bị động cơ PW400.
Video đang HOT
Các nhà quản lý Mỹ có thể sẽ tiến hành thêm một cuộc kiểm tra về cánh động cơ máy bay và đề xuất một số điều chỉnh mới, qua đó tránh nguy cơ vỏ bọc động cơ máy bay bị rơi ra trong trường hợp cánh quạt bị gãy. Hồi tháng 5 vừa qua, tại cuộc họp của một ủy ban Hạ viện Mỹ, người đứng đầu Cơ quan hàng không liên bang Mỹ Steve Dickson nói rõ cơ quan này sẽ yêu cầu bổ sung thêm một bộ phận động cơ trong các máy bay Boeing 777 sử dụng động cơ (PW400).
United Airlines là hãng hàng không Mỹ duy nhất khai thác máy bay Boeing dùng động cơ PW4000 và hiện đang sở hữu 52 chiếc. Ngoài ra, một số hãng hàng không tại Nhật Bản và Hàn Quốc cũng sử dụng dòng máy bay này.
Boeing xác nhận tạm dừng hoạt động toàn bộ 128 máy bay dòng 777
Ngày 22/2, Tập đoàn Boeing xác nhận toàn bộ 128 máy bay Boeing 777 có trang bị động cơ Pratt &Whitney 4000 (PW4000), tương tự động cơ gây ra sự cố máy bay của hãng United Airlines, đã dừng hoạt động.
Máy bay Boeing 777 của hãng hàng không United Airlines. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Trong thông báo bằng văn bản, người phát ngôn hãng Boeing nêu rõ: "Tôi xác nhận rằng toàn bộ máy bay dòng 777 được trang bị động cơ này đã không được phép cất cánh".
Trước đó, trong thông báo ngày 21/2, Boeing đã khuyến nghị tạm dừng khai thác 128 chiếc máy bay B777 trên toàn thế giới cho đến khi Cơ quan Hàng không Liên bang Mỹ (FAA) đưa ra bản hướng dẫn kiểm tra.
Hôm 20/2, chiếc Boeing 777-200 của hãng hàng không United Airlines chở 231 hành khách và 10 thành viên phi hành đoàn bị hỏng động cơ không lâu sau khi cất cánh từ sân bay Denver đến Honolulu (Hawaii). Máy bay đã hạ cánh an toàn và không hành khách nào thương vong.
United Airlines là hãng hàng không Mỹ duy nhất khai thác máy bay Boeing dùng động cơ PW4000, ngoài ra một số hãng hàng không tại Nhật Bản và Hàn Quốc cũng sử dụng dòng máy bay này.
Cơ quan an toàn giao thông quốc gia Mỹ (NTSB) cho hay kiểm tra ban đầu đối với máy bay gặp sự cố cho thấy chủ yếu thiệt hại nằm tại động cơ phải trong khi chiếc máy bay chỉ bị hư hại nhẹ.
Cùng ngày, Ủy Ban An toàn Hà Lan thông báo nước này đang điều tra nguyên nhân khiến một chiếc Boeing 747-400 bị cháy động cơ trên không ngay sau khi cất cánh từ sân bay Maastricht hôm 20/2.
Theo truyền thông địa phương, những mảnh vỡ kim loại nhỏ của chiếc Boeing 747-400 đã rơi xuống thị trấn Meerssen, miền Nam Hà Lan, khiến một phụ nữ bị thương nhẹ và làm hư hại một ô tô.
Máy bay nói trên gặp trục trặc cùng ngày với sự cố của máy bay Boeing 777-200 của hãng hàng không United Airlines.
Trở dạ trên chuyến bay có bác sĩ, y tá Người phụ nữ mang thai 29 tuần trở dạ trên chuyến bay từ Salt Lake City tới Honolulu, được một bác sĩ và ba y tá hỗ trợ sinh con. Lavinia "Lavi" Mounga đang cùng gia đình đi du lịch từ Salt Lake City, bang Utah, tới Honolulu, Hawaii, hôm 28/4 thì bất ngờ trở dạ. Tổ bay lập tức hỏi xem có...