Hàng chục công nhân tháo chạy vì lũ bất thường trên sông Cầu
Mặc dù vụ việc không gây thiệt hại về người, song theo ước tính, thiệt hại về tài sản có thể lên đến hàng trăm triệu đồng.
Đầu giờ chiều 12/3, hàng chục công nhân đang thi công công trình đập dâng trên sông Cầu, đoạn qua TP Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn đã hốt hoảng tháo chạy khi trên sông xuất hiện lũ bất thường.
Theo thông tin từ cơ quan chức năng và đơn vị thi công công trình đập dâng nước tại TP Bắc Kạn, đầu giờ làm việc buổi chiều 12/3, khi các công nhân cùng phương tiện vẫn đang tiến hành thi công giữa lòng sông thì bất ngờ nước lũ dâng cao.
Hình ảnh khu vực thi công đập dâng nước trên sông Cầu (TP Bắc Kạn) thời điểm xuất hiện lũ bất thường.
Video đang HOT
Tại khu vực đang thi công, mực nước dâng tới hơn 2m so với bình thường buộc hàng chục công nhân hoảng hốt tháo chạy lên bờ, bỏ lại nhiều máy móc, phương tiện. Mặc dù không có thiệt hại về tính mạng, song theo ước tính, thiệt hại về tài sản có thể lên đến hàng trăm triệu đồng.
Trao đổi với phóng viên VOV, lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bắc Kạn cũng như Đài Khí tượng Thủy văn Bắc Kạn khẳng định, ngày 12/3 tại Bắc Kạn và khu vực thượng lưu sông Cầu không có mưa, không có dấu hiệu và khả năng gây lũ ống, lũ quét trên sông suối; Chính quyền các địa phương cũng không nhận được thông báo xả nước của bất cứ đơn vị nào trong khu vực.
Theo nhận định ban đầu, việc xuất hiện lũ bất thường trên sông Cầu chiều 12/3 có thể do một đơn vị quản lý hồ đập phía thượng nguồn xả nước gây ra. Vụ việc này cần nhanh chóng được điều tra, xử lý nghiêm khắc bởi hành động xả nước từ thượng nguồn không thông báo có thể gây thiệt hại nghiêm trọng đến tính mạng và tài sản con người ở khu vực hạ lưu./.
Bắc Giang quy hoạch sản xuất, bảo đảm an ninh lương thực
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bắc Giang, tỉnh quy hoạch, phát triển sản xuất nông nghiệp của địa phương theo hướng nâng cao hiệu quả, giá trị bền vững.
Bắc Giang phấn đấu tốc độ tăng trưởng về sản xuất nông nghiệp bình quân giai đoạn 2021 - 2030 đạt khoảng 1,6%/năm.
Trồng khảo nghiệm giống lúa thuần J02 tại xã ức Giang, huyện Yên Dũng (Bắc Giang). Ảnh: NGỌC HÂN
Tỷ trọng giá trị sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đến năm 2030 là 30%; tỷ lệ sản phẩm nông nghiệp đạt tiêu chuẩn an toàn lĩnh vực trồng trọt khoảng 70%, chăn nuôi hơn 80%, thủy sản hơn 70%, bảo đảm an ninh lương thực trên địa bàn tỉnh, đẩy mạnh tiêu thụ trong nước và một phần xuất khẩu.
Tỉnh Bắc Giang quy hoạch các loại cây lương thực với diện tích đất nông nghiệp toàn tỉnh đến năm 2025 là hơn 286 nghìn ha, đến năm 2030 là gần 272 nghìn ha... Theo kế hoạch, tỉnh sẽ nâng cao tỷ lệ sản xuất nông nghiệp theo quy trình, tiêu chuẩn (GAP) và tiêu chuẩn an toàn; tập trung phát triển các vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung quy mô lớn theo các trục sản phẩm "nhóm sản phẩm chủ lực" và "nhóm sản phẩm địa phương" nhằm khai thác tối đa lợi thế, tiềm năng của mỗi vùng, của từng địa phương.
Tỉnh cũng tập trung thực hiện tốt các giải pháp về phát triển cơ sở hạ tầng và khoa học - công nghệ; nguồn nhân lực; cơ chế, chính sách đối với nông dân, địa phương và doanh nghiệp; đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng nông sản chủ lực của tỉnh (vải thiều, rau chế biến, thịt lợn, gà đồi...); hệ thống thông tin an ninh lương thực.
Thời gian qua, dịch Covid-19 ảnh hưởng không nhỏ tới các hộ chăn nuôi tại Hải Dương. Nhiều biện pháp hỗ trợ người dân vừa bảo đảm sản xuất chăn nuôi, tiêu thụ sản phẩm, vừa bảo đảm phòng, chống dịch hiệu quả được ngành nông nghiệp Hải Dương và các địa phương trong và ngoài tỉnh tập trung triển khai.
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hải Dương, để hỗ trợ tiêu thụ các sản phẩm chăn nuôi, đặc biệt trong dịp Tết Nguyên đán vừa qua, Chi cục Chăn nuôi và Thú y Hải Dương đã kết nối doanh nghiệp, thương lái trong và ngoài tỉnh, các bếp ăn nhà máy, công ty, khu cách ly, các doanh trại quân đội... Cùng với đó, kịp thời cung cấp thông tin, hỗ trợ quần áo bảo hộ, hướng dẫn lái xe ra, vào địa bàn và thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 cho các thương lái, chủ cơ sở giết mổ gia cầm ra vào vùng phong tỏa thu mua sản phẩm chăn nuôi. Tỉnh phát động người dân cùng hỗ trợ tiêu thụ các sản phẩm chăn nuôi trên địa bàn.
ể duy trì sản xuất trong bối cảnh phòng, chống dịch, UBND tỉnh Hải Dương đề nghị chính quyền các địa phương trong tỉnh, các cơ quan chuyên môn tăng cường hỗ trợ vận chuyển thức ăn, thuốc thú y bảo đảm các điều kiện phòng, chống dịch cho các trang trại để duy trì các hoạt động chăn nuôi; tập trung chỉ đạo các hợp tác xã, hiệp hội chăn nuôi, hộ chăn nuôi duy trì sản xuất trên cơ sở an toàn dịch bệnh và an toàn thực phẩm, thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi; hỗ trợ, kết nối giao thương để sản phẩm nông sản đến người tiêu dùng trong các chuỗi tiêu thụ lớn như Vinmart, BigC,...
Tập trung chăm sóc và bảo vệ lúa đông xuân Đến ngày 6-3, toàn tỉnh đã gieo cấy được 115.158,1 ha/115.000 ha lúa đông xuân, đạt 100,1% kế hoạch. Hầu hết diện tích lúa được gieo cấy theo đúng khung lịch thời vụ, nên đang sinh trưởng, phát triển tốt. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của thời tiết, trên diện tích lúa đã xuất hiện một số loại sâu, bệnh gây hại. Nông...