Hàng chục công nhân bị ngộ độc thực phẩm sau bữa ăn trưa
Sau bữa ăn trưa tại công ty, hàng chục công nhân xuất hiện đau đầu, tê tay, buồn nôn, nôn mửa, đau bụng…
phải nhập viện cấp cứu.
Ngày 28/5, Sở Y tế Nghệ An cho biết, tính đến 18h cùng ngày các công nhân tại Công ty Trách nhiệm hữu hạn MLB TENERGY (địa chỉ ở Cụm công nghiệp thị trấn Yên Thành, huyện Yên Thành) bị ngộ độc thực phẩm đã ổn định và xuất viện về nhà.
Riêng, một số công nhân nôn, đi ngoài nhiều, mệt và 4 công nhân đang mang thai được giữ lại cơ sở y tế để theo dõi, tiếp tục điều trị.
Lãnh đạo huyện Yên Thành và Sở Y tế Nghệ An thăm hỏi bệnh nhân bị ngộ độc thực phẩm tại Bệnh viện Đa khoa Yên Thành. ẢNH: T. C
Trước đó, trưa 28/5, tại Công ty Trách nhiệm hữu hạn MLB TENERGY (địa chỉ ở Cụm công nghiệp thị trấn Yên Thành, huyện Yên Thành) xảy ra một vụ ngộ độc thực phẩm. Đây là một công ty may của Nhật Bản, có 1.573 công nhân, chia làm ở 2 xưởng sản xuất.
Bữa trưa của các công nhân gồm có 5 món gồm: Cá bạc má rán, mướp xào giá, trứng luộc, canh rau, xoài tráng miệng… Đơn vị cung cấp nguyên liệu nấu ăn cho bếp ăn Công ty Trách nhiệm hữu hạn MLB TENERGY là Doanh nghiệp tư nhân Mạc Anh Hà (xã Hoa Thành, huyện Yên Thành).
Trong bữa ăn trưa này, bếp ăn của Công ty Trách nhiệm hữu hạn MLB TENERGY phục vụ 1.416 suất ăn. Phân xưởng 1 ăn trưa lúc 11h15, phân xưởng 2 ăn lúc 11h55.
Sau bữa trưa 30 phút, nhiều công nhân bắt đầu xuất hiện đau đầu, tê tay, buồn nôn, nôn mửa, đau bụng, phát ban đỏ… Ngay lập tức, công ty và ngành Y tế huyện Yên Thành, gia đình đưa các công nhân đi cấp cứu tại cơ sở y tế.
Video đang HOT
Lãnh đạo Sở Y tế Nghệ An thăm hỏi bệnh nhân và chỉ đạo công tác cấp cứu, điều trị bệnh nhân ngộ độc thực phẩm ở Bệnh viện Đa khoa Bảo Sơn. Ảnh: T. C
Tính đến 17h30 chiều 28/5, có 73 công nhân được đưa đến cơ sở y tế trong huyện để cấp cứu, điều trị. Cụ thể, có 18 công nhân đang điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Bảo Sơn và 55 công nhân điều trị tại Bệnh viện Đa khoa huyện Yên Thành.
Giám đốc Sở Y tế Nghệ An cử Dược sĩ Trần Minh Tuệ – Phó Giám đốc Sở làm trưởng đoàn công tác ra huyện Yên Thành chỉ đạo công tác cấp cứu, điều trị cho các công nhân bị ngộ độc.
Đồng thời, có công văn hỏa tốc gửi các cơ sở y tế, kích hoạt toàn bộ hệ thống cấp cứu, điều trị. Sẵn sàng vận chuyển, tiếp nhận, xử trí cấp cứu, điều trị cho các công nhân bị ngộ độc thực phẩm.
Ngoài ra, yêu cầu Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm phối hợp với Ủy ban nhân dân huyện Yên Thành, Phòng Y tế huyện Yên Thành và các đơn vị liên quan chỉ đạo triển khai các hoạt động điều tra, xử trí, khắc phục kịp thời hậu quả vụ ngộ độc thực phẩm.
Không thể xác định nguyên nhân ngộ độc khiến 369 người nhập viện ở Nha Trang
Quán cơm gà ở Nha Trang, Khánh Hòa không lưu mẫu thức ăn nên không thể xác định nguyên nhân gây ngộ độc làm hàng trăm người nhập viện.
Ngày 1-4, nguồn tin của PLO cho biết Chi cục an toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) thuộc Sở Y tế Khánh Hòa đã có báo cáo kết thúc điều tra vụ ngộ độc thực phẩm xảy ra tại quán cơm gà Trâm Anh, TP Nha Trang.
Vụ ngộ độc này khiến 369 người nhập viện.
Theo Chi cục ATVSTP, các bệnh nhân nhập viện với triệu chứng lâm sàng chính như đau bụng, tiêu chảy nhiều lần phân lỏng, buồn nôn, nôn, sốt, mệt lả...
Tất cả bệnh nhân đều có điểm chung là ăn cơm gà tại quán cơm gà Trâm Anh.
Bước đầu xác nhận thực đơn của quán Trâm Anh vào các ngày 11 và 12-3, gồm có các món cơm, gà xé, gà nướng, mắm, sốt trứng, rau dưa chua, hành phi, súp canh.
Quán cơm gà Trâm Anh, nơi xảy ra vụ ngộ độc làm hàng trăm người nhập viện. Ảnh: XUÂN HOÁT
"Các bệnh nhân bị ngộ độc chỉ ăn tại quán Trâm Anh, không ăn nơi nào khác. Vì vậy xác định bữa ăn nguyên nhân gây ra vụ ngộ độc thực phẩm là các bữa ăn trưa, chiều hai ngày 11 và 12-3"- báo cáo của Chi cục ATVSTP nêu.
Theo Chi cục ATVSTP, do quán bán ăn tại chỗ và bán mang về, không in phiếu thu, biên lai tính tiền nên chủ cơ sở không thống kê được số lượng người đã mua, sử dụng thức ăn do quán chế biến trong hai ngày trên.
Theo kết quả phân tích tỉ lệ tấn công các món ăn - tần suất mắc bệnh hoặc tốc độ lây nhiễm - trong bữa ăn tại quán cơm gà Trâm Anh cho thấy tỉ lệ tấn công các món ăn tương đối bằng nhau. Sự chênh lệch tỉ lệ tấn công giữa người ăn và không ăn các món trong bữa ăn trưa, chiều ngày 11và 12-3 không cao.
Điều này cho thấy các món trên khay thức ăn có thể nhiễm chéo lẫn nhau. Mặt khác, cơ sở không thực hiện lưu mẫu thức ăn nên đoàn điều tra không lấy mẫu được từng món ăn riêng biệt của bữa ăn. Từ đó, không thể xác định món ăn khiến 369 người nhập viện do ngộ độc ở Nha Trang
Đối với mẫu cơm gà còn lại của bệnh nhân bị ngộ độc thực phẩm cung cấp để đoàn điều tra gửi mẫu xét nghiệm cho thấy: các món ăn được để chung trong hộp cơm gà, nên cũng có thể xảy ra tình trạng nhiễm chéo giữa các món.
Chi cục ATVSTP cho rằng không đủ cơ sở khoa học để xác định cụ thể thức ăn nào là thức ăn nguyên nhân. Chỉ có thể nhận định thức ăn nguyên nhân là cơm gà, gồm các món: cơm, gà xé, gà nướng, mắm, sốt trứng, rau dưa chua, hành phi, súp canh.
Món cơm gà của quán Trâm Anh bán trưa 11-3. Ảnh: Bệnh nhân cung cấp.
Cũng theo Chi cục ATVSTP Khánh Hòa, qua điều tra cho biết thời gian ủ bệnh/triệu chứng ngộ độc trên 280 người bệnh cũng cho ra kết quả không đồng nhất. Cụ thể, 228 người thời gian ủ bệnh 6-24 tiếng đồng hồ, 1-6 tiếng là 25 người, còn trên 24 tiếng 27 người.
Chi cục VSATTP Khánh Hòa cho rằng có thể nhận định các ca ngộ độc thực phẩm liên quan đến vi sinh vật, không phải do hóa chất hay độc tố tự nhiên.
Liên quan quán cơm gà Trâm Anh, sau khi sự việc xảy ra, cơ quan chức năng kiểm tra phát hiện cơ sở này chưa cung cấp được các giấy tờ, các hợp đồng liên quan đến nguyên liệu thực phẩm; giấy xác nhận đã được tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm, hồ sơ khám sức khỏe của ba nhân viên làm tại quán. Cơ sở cũng không thực hiện kiểm thực ba bước, lưu mẫu thức ăn theo quy định.
Trao đổi với PLO chiều 1-4, ông Bùi Xuân Minh, Giám đốc Sở Y tế Khánh Hòa, nói kết luận của Chi cục ATVSTP chỉ mới là bước đầu trong quá trình xử lý vụ việc.
"Ngành y tế chỉ kết luận các nội dung liên quan đến chuyên ngành của mình, các sở, ngành khác vẫn đang làm các bước tiếp theo. Hiện cơ quan công an đang thu thập chứng cứ liên quan. Kết luận cuối cùng của vụ ngộ độc ở cơ sở kinh doanh Trâm Anh sẽ do công an thực hiện"- ông Minh thông tin.
Lãnh đạo Sở Y tế Khánh Hòa thăm hỏi các bệnh nhân trong vụ ngộ độc. Ảnh: TL
Như PLO đã thông tin, từ chiều tối 12-3 đến ngày 18-3 có 369 người nhập viện với triệu chứng đau bụng, tiêu chảy nhiều lần, phân lỏng, buồn nôn, nôn, sốt, mệt lả... Tất cả đều ăn cơm gà tại quán cơm gà Trâm Anh.
Kết quả xét nghiệm mẫu lấy tại quán cơm gà Trâm Anh và tại nhà các bệnh nhân của Viện Pasteur Nha Trang cho thấy ba vi khuẩn, gồm Salmonella spp, Bacillus cereus và Staphylococcus aureus ở các món gà, sốt trứng, dưa chua... trong bữa ăn trưa, chiều ngày 11 và 12-3.
UBND tỉnh Khánh Hòa đã có văn bản gửi đề nghị một số cơ quan ở TP.HCM hỗ trợ xét nghiệm mẫu nước phục vụ điều tra.
30 người nhập viện sau khi ăn bánh mì Sau khi ăn bánh mì mua tại một cơ sở trên đường Hai Bà Trưng, phường 1, TP Sóc Trăng (tỉnh Sóc Trăng), 30 người phải nhập viện cấp cứu trong trạng nôn, đau bụng, tiêu chảy, hạ huyết áp... Chiều 26/1, ông Âu Hiền Sĩ, Chi cục trưởng Chi cục ATVSTP tỉnh Sóc Trăng xác nhận, trên địa bàn phường 1, TP...