Hàng chục con tàu loay hoay thoát khỏi vùng cạn
Trên tuyến giao thông thủy nội địa trọng yếu của Hải Phòng đã xảy ra hiện tượng hàng chục con tàu mắc cạn. Các thuyền trưởng khốn khổ tự loay hoay giải quyết sự cố.
Vào lúc 12h ngày 21/5, trên tuyến sông đào 3,2 Km xảy ra hiện tượng hàng chục con tàu bị mắc cạn, điều chưa từng xảy ra trên tuyến giao thông thuỷ nội địa quan trọng nhất thành phố.
Đây là tuyến sông chảy trọn vẹn qua nội thành để nối hai con sông huyết mạch về vận tải thuỷ là Lạch Tray và Sông Cấm với Cảng Hải Phòng.
Tại đây, hàng chục chiếc tàu, xà lan chở vật liệu xây dựng, nông sản từ ra cảng Hải Phòng đang loay hoay tìm cách để thoát khỏi vùng cạn. Các con tàu quay đầu, dàn hàng ngang phủ kín mặt sông.
Tàu mắc cạn là do chở quá tải?
Video đang HOT
Tại khu vực luồng sông này đã có sự phân công trách nhiệm điều tiết rõ ràng đối với cơ quan chức năng. Được biết khúc sông xảy tình trạng tàu mắc cạn thuộc sự quản lý và điều tiết của đơn vị quản lý đường sông số 8, Cục Đường sông. Tuy nhiên theo phản ánh của các thuyền viên trên tàu, “khi xảy ra hiện tượng mắc cạn, rất lâu sau đó mới thấy một chiếc xuồng nhỏ của cơ quan chức năng điều động đến để hỗ trợ. Tuy nhiên họ đến chỉ để đến xem thôi chứ cũng chả giúp được gì”.
Nguyên nhân ban đầu được xác nhận từ phía cảng thủy nội địa Hải Phòng là do các con tàu di chuyển theo hành trình đúng vào lúc thuỷ triều rút xuống nhanh nên đã mắc cạn giữa sông.
Trao đổi PV Dân trí, ông Nguyễn Công Minh, Chi cục trưởng Chi cục Đường sông phía bắc, Bộ Giao thông vận tải cho biết: “Một phần nguyên nhân khiến các tàu bị mắc cạn là do chở quá tải, quá mớn. Hiện tượng mắc cạn đã được khắc phục khi thủy triều lên, tàu tự lưu thông”.
Thu Hằng
Theo Dantri
22 người chết vì TNGT trong ngày đầu nghỉ lễ
Tin từ Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia, trong ngày đầu tiên của kỳ nghỉ lễ 30/4-1/5 và giỗ Tổ mùng 10/3, trên cả nước xảy ra 28 vụ tai nạn giao thông (TNGT), làm 22 người chết và 22 người bị thương. Các vụ TNGT đều tập trung ở trên đường bộ.
Báo cáo nhanh cập nhật tình hình giao thông trên toàn quốc đã ghi nhận tình hình giao thông có nhiều diễn biến phức tạp trên các tuyến đường của 2 thành phố lớn là Hà Nội và TPHCM.
Trong ngày đầu tiên của kỳ nghỉ lễ 30/4-1/5 và giỗ Tổ mùng 10/3, trên cả nước xảy ra 28 vụ tai nạn giao thông (TNGT), làm 22 người chết và 22 người bị thương. Các vụ TNGT đều tập trung ở trên đường bộ, đường sắt và đường thủy không xảy ra vụ TNGT nào.
Một vụ TNGT tại Hà Nội (ảnh minh họa)
Cụ thể, chiều ngày 27/4, tại Hà Nội, lượng khách đổ về bến xe Mỹ Đình đông lên từ lúc 16h và đông nhất là lúc 17-18h, vì đây là khoảng thời gian các cơ quan công sở được nghỉ, mọi người dồn về bến xe để về quê. Tại bến xe Giáp Bát, lượng khách dồn về bến xe tăng khoảng 15-30%, bến xe Giáp Bát đã tăng cường 30 xe để phục vụ hành khách; do ngày nghỉ kéo dài nên hành khách không vội vã dồn về bến xe để tranh thủ ngày nghỉ. Theo đại diện các bến xe Hà Nội, trong dịp nghỉ lễ dài ngày này, không có đơn vị vận tải đăng ký tăng giá vé.
Tại Hà Nội cũng xảy ra tình trạng ùn tắc trên các trục đường Xuân Thủy, Cầu Giấy, Trần Duy Hưng, Phạm Văn Đồng; khu vực xung quanh các bến xe tình hình TTATGT diễn biến phức tạp; trước cổng bến xe Mỹ Đình, tình trạng người dân vi phạm pháp luật TTATGT, không đội mũ bảo hiểm, đi ngược chiều rất phổ biến.
Trong khi đó, tại TPHCM, lượng hành khách đổ về bến xe miền Đông tăng lên từng giờ, các quầy bán vé chật cứng người, một vài tuyến xe đường dài đã hết vé. TPHCM ghi nhận được một số điểm kẹt xe nghiêm trọng trên QL1A hướng TPHCM đi các tỉnh miền Tây đặc biệt là đoạn qua cầu Bình Điền, trên xa lộ Hà Nội, đường Đồng Văn Cống, đường vành đai đông hướng từ Quận 7 về Quận 2, đường vành đai 2.
Ngay từ sáng sớm ngày 28/4, ngày đầu tiên của dịp nghỉ lễ một số tuyến giao thông cửa ngõ của thành phố Hà Nội đã xảy ra ùn tắc. Tuyến đường vành đai 3 trên cao ùn tắc kéo dài trên toàn tuyến, tính đến 10h sáng mật độ phương tiện vẫn khá đông, kéo dài từ đường dẫn Khuất Duy Tiến đến nút xuống Quốc lộ 1A mới. Tuyến đường Quốc lộ 1A cũ cũng xảy ra tình trạng ùn tắc do mật độ phương tiện tham gia giao thông tăng cao, đặc biệt là xe máy. Tuy nhiên trái ngược với Thủ đô Hà Nội, đường phố TPHCM sáng ngày 28/4 thông thoáng lạ thường, theo ghi nhận chỉ xảy ra tình trạng ùn tắc nhẹ trên đường cao tốc Sài Gòn - Đồng Nai và trạm thu phí Phước Long.
Trong ngày đầu nghỉ lễ, lực lượng Cảnh sát giao thông đường bộ toàn quốc đã kiểm tra, xử lý 9.189 trường hợp vi phạm trật tự an toàn giao thông; nộp kho bạc Nhà nước 3 tỷ 388,998 triệu đồng; tạm giữ 61 xe ô tô, 1046 xe mô tô; tước 170 giấy phép lái xe. Lực lượng Cảnh sát đường thủy toàn quốc đã kiểm tra, xử lý 169 trường hợp vi phạm trật tự an toàn giao thông, nộp kho bạc Nhà nước 27,656 triệu đồng.
Qua đường dây nóng của Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia, số lượng phản ánh của người dân đã giảm đáng kể so với dịp nghỉ Tết Nguyên đán Ất Mùi. Ngày 28/4, đường dây nóng nhận được gần 40 cuộc gọi và 10 tin nhắn với nội dung phản ánh về tình trạng xe khách chở quá số khách quy định và tăng giá vé, hiện tượng xe quá tả. Điển hình là việc phản ánh xe khách 30 chỗ, nhồi nhét 100 người trên tuyến Móng Cái - Nam Định và tăng giá vé 100.000 lên 150.000 đồng trên tuyến Giáp Bát - Thanh Hóa.
Sau khi nhận được thông tin, Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia đã yêu cầu các đơn vị có liên quan thực hiện kiểm tra, xử lý theo nội dung các thông tin được phản ánh, xe khách tuyến Giáp Bát - Thanh Hóa đã trả lại hành khách tiền tăng giá vé.
C.N.Q
Theo Dantri
Những lối ngang "băm nhỏ" quốc lộ nghìn tỷ Kiểm tra trong vòng 10km có tới hàng chục lối mở to có, nhỏ có, đúng có, sai có, đang khiến QL18 bị "băm nhỏ". Những đường ngang "bất thường" này trở thành mối đe dọa trực tiếp đến an toàn giao thông trên quốc lộ nghìn tỷ này. Những lối mở "đúng" ..."bất thường" Quãng đường từ khu vực cổng Tuần Châu...