Hàng chục con bò chết chưa rõ nguyên nhân
Hàng chục con bò của người dân tại xã Mai Lâm, huyện Tĩnh Gia (Thanh Hóa) đang có hiện tượng gầy gò, ốm yếu rồi lăn ra chết chưa rõ nguyên nhân khiến người dân lo lắng.
Xã Mai Lâm, huyện Tĩnh Gia (Thanh Hóa) nằm cạnh Khu kinh tế Nghi Sơn, người dân nơi đây chủ yếu sống dựa vào nông nghiệp. Tuy nhiên, từ khi Khu kinh tế Nghi Sơn được xây dựng thì nhiều diện tích đất canh tác không chỉ của người dân xã Mai Lâm mà cả các xã lân cận cũng nằm trong diện thu hồi đất.
Hiện tượng bò gầy yếu, kiệt sức và chết hàng loạt khiến người dân lo lắng
Đất canh tác bị thu hẹp, người dân đã tìm nhiều nghề khác nhau để lao động kiếm sống, nhiều hộ gia đình đã đầu tư vào phát triển chăn nuôi, nhất là nuôi bò thả rông. Thống kê cho thấy, đến nay đàn bò của toàn xã Mai Lâm đã đạt gần 800 con.
Tuy nhiên, từ cuối năm 2016 mà đặc biệt là từ tháng 2/2017 đến nay, hàng chục con bò của 2 thôn Bản Cát và Hữu Nam, xã Mai Lâm, ngày một gầy gò, ốm yếu và chết chưa rõ nguyên nhân khiến người dân hết sức lo lắng.
Theo người dân địa phương, từ trước đến nay chưa bao giờ thấy có hiện tượng lạ như vậy.
Bà Nguyễn Thị Thắm (50 tuổi), thôn Hữu Nam cho biết, gia đình bà nuôi bò nhiều năm nay, nhưng chưa năm nào thấy bò chết một cách kỳ lạ như vậy. Những năm trước, đến thời gian này thì bò phát triển bình thường và rất khỏe mạnh, nhưng gần đây thì bò ngày một gầy đi rồi chết dần.
Video đang HOT
Tương tự, gia đình ông Lê Thành Huyện cũng có hiện tượng bò gầy yếu, kiệt sức và chết. Gia đình ông vay mượn, dành dụm được ít vốn là những con bò, có lúc đàn bò của gia đình ông đã lên đến 24 con. Tuy nhiên, từ thời điểm cuối năm 2016 đến nay, đàn bò của gia đình ông xuất hiện bò chết mà chưa biết nguyên nhân khiến vợ chồng ông như ngồi trên đống lửa.
Theo báo cáo của UBND xã Mai Lâm, ngày 24/4, UBND xã nhận được báo cáo của thôn Hữu Nam và Bản Cát về hiện tượng bò ốm chết bất thường. Theo đó, từ 14/4 đến ngày 20/4, có 4 con bò của 2 thôn Bản Cát và Hữu Nam bị chết. UBND xã đã chỉ đạo cán bộ thú y đến xác minh và báo cáo Trạm thú y huyện Tĩnh Gia. Cùng ngày, Trạm thú y huyện cử cán bộ về kiểm tra, chẩn đoán và kết luận bò ốm nghi mắc bệnh ký sinh trùng đường máu. Đồng thời tổ chức tiêu độc, khử trùng chuồng trại và ra thông báo tình hình bò ốm, chết nghi do mắc ký sinh trùng đường máu.
Huyện Tĩnh Gia chỉ đạo cán bộ thú y bám sát địa bàn, hướng dẫn nhân dân tiêu độc, khử trùng, điều trị, phòng bệnh, theo dõi diễn biến số bò đang ốm và điều trị thí điểm 3 con bò ở thôn Bản Cát bằng hai loại thuốc Naganin và Tripanium.
Thống kê bò gầy, ốm và chết của UBND xã Mai Lâm, huyện Tĩnh Gia
Cũng theo báo cáo của UBND xã Mai Lâm, tình trạng bò ốm yếu, chết hàng loạt từ đầu tháng 2/2017. Đến nay, tại 2 thôn Hữu Nam và Bản Cát đã có 76 con bò gầy ốm, trong đó 41 con đã chết.
Ông Lê Tiến Lũy, Chủ tịch UBND xã Mai Lâm xác nhận thời gian qua bò của nhiều hộ dân 2 thôn Bản Cát và Hữu Nam của địa phương có hiện tượng gầy yếu, kiệt sức và chết.
Theo nhận định ban đầu của chính quyền địa phương, bò chết do gầy yếu, kiệt sức và nhiều nguyên nhân khác. Khi bò chết các hộ không báo cáo chính quyền địa phương mà làm thịt bán.
Trước tình trạng trên, ngày 3/5, UBND huyện Tĩnh Gia phối hợp với UBND xã Mai Lâm tổ chức hội nghị đối thoại với người dân. Chính quyền địa phương khuyến cáo người dân phải chăm sóc, bổ sung thức ăn cho bò, đảm bảo tăng trưởng tốt. Đồng thời, tránh để bò ăn các loại tạp chất ngoài môi trường dẫn đến hiện tượng bò gầy yếu, kiệt sức chết.
Huyện Tĩnh Gia cũng đang vận dụng các chính sách cụ thể để hỗ trợ người nuôi bò bớt khó khăn.
Duy Tuyên
Theo Dantri
Lọc hoá dầu Nghi Sơn được cấp phép xả nước thải ra biển
Từ nay đến tháng 2/2018, Công ty TNHH Lọc hóa dầu Nghi Sơn (Thanh Hoá) được phép xả nước thải ra vùng biển ven bờ thuộc xã Hải Yến, huyện Tĩnh Gia.
UBND tỉnh Thanh Hóa vừa cho phép Công ty TNHH lọc hóa dầu Nghi Sơn xả thải vào nguồn nước biển ven bờ từ quá trình làm sạch và vận hành thử nghiệm dự án này.
Phương thức xả nước thải là tự chảy với lưu lượng trung bình 480 m3 mỗi ngày đêm, xả ra vùng biển ven bờ thuộc xã Hải Yến, huyện Tĩnh Gia.
Nhà máy lọc hóa dầu Nghi Sơn trong giai đoạn hoàn thiện chuẩn bị đi vào vận hành thương mại. Ảnh: Lê Hoàng.
Tỉnh Thanh Hóa yêu cầu chất lượng nước xả thải ra môi trường không vượt quá mức tối đa cho phép của các thông số theo quy định liên quan. Công ty TNHH Lọc hóa dầu Nghi Sơn phải thực hiện việc quan trắc nước thải và nguồn tiếp nhận; thu gom và vận hành hệ thống xử lý nước thải theo đúng quy trình, công nghệ đã trình bày trong hồ sơ... Thời hạn giấy phép xả thải từ 1/5 đến hết ngày 28/2/2018.
Trước đó từ ngày 9 đến 11/6/2016, Nhà máy Lọc hóa dầu Nghi Sơn đã thử áp lực và súc rửa đường ống tiếp nhận dầu thô từ phao rót dầu không bến vào nhà máy. Hoạt động súc rửa được tiến hành bằng cách bơm nước biển có hòa 31.708 lít hydrosure và 1.588 lít chất tạo màu vào đường ống, sau đó xả trực tiếp ra biển.
Trưởng ban quản lý Khu kinh tế Nghi Sơn Nguyễn Văn Thi cho hay, các cơ quan chức năng gồm Bộ Công an, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã có kết luận hoạt động súc rửa đường ống dẫn dầu không đúng quy định, song không gây ô nhiễm môi trường biển.
Liên hợp Lọc hoá dầu Nghi Sơn có tổng vốn đăng ký đầu tư 9 tỷ USD, diện tích gần 400 ha trên bờ và hơn 900 ha mặt nước, công suất 10 triệu tấn dầu thô/năm.
Lê Hoàng
Theo VNE
Vụ xây nhà lầu vẫn thuộc hộ nghèo: Yêu cầu địa phương xác minh Những ngày qua, vụ việc nhiều gia đình tại thôn Bắc Yến, xã Hải Yến, huyện Tĩnh Gia, Thanh Hóa có điều kiện kinh tế, lại là những cán bộ thôn, nhưng lại nằm trong danh sách hộ nghèo, khiến dư luận xôn xao. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Thanh Hóa đã có công văn đề nghị UBND huyện...