Hàng chục chiếc F-35 xuất hiện gần khu vực Kaliningrad sẽ giúp Mỹ kiềm chế Nga?
Mỹ dự tính sẽ chuyển giao số lượng lớn F-35 cho Ba Lan thay vì Thổ Nhĩ Kỳ với mục đích kiềm chế Nga.
Tổng thống Mỹ Donald Trump vừa có một quyết định hành động “ăn chắc” khi lên kế hoạch gây áp lực chính trị và quân sự đáng kể cho Nga. Theo tuyên bố của ông, trong tương lai không xa, hàng chục máy chiến đấu F-35 sẽ xuất hiện gần biên giới Nga.
Tuyên bố của ông Trump chắc chắn có liên quan đến ý định chuyển giao cho Ba Lan “một số lượng lớn máy bay tiêm kích F-35″. Những chiếc chiến đấu cơ này, theo dự kiến, sẽ được triển khai tại các căn cứ quân sự nằm cách biên giới khu vực Kaliningrad của Nga chỉ vài chục kilomet.
Máy bay tiêm kích F-35 của Mỹ. (Ảnh: quora.com)
Những chiếc máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 này của Mỹ được cảnh báo sẽ chuyển đến Ba Lan, nếu như Thổ Nhĩ Kỳ vẫn nhất quyết mua các hệ thống phòng không S-400 của Nga. Nhiều khả năng, vấn đề này sẽ được làm rõ trong tháng tới.
Bên cạnh đó, giới chuyên gia cũng đang rất quan tâm đến khả năng Mỹ chuyển giao F-35 cho Không quân Rumani, bởi nếu điều này xảy ra, có nghĩa là những chiếc máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm này sẽ được triển khai gần Bán đảo Crưm.
Tuy nhiên, cũng có ý kiến cho rằng, hiện nay những chiếc F-35 của Mỹ đang phải đối mặt với mối đe dọa tiềm tàng, bởi trong biên chế trang bị của Nga có các hệ thống phòng không mạnh mẽ, có khả năng biến những chiếc máy bay chiến đấu này thành “bia mục tiêu di động”.
Ở một diễn biến khác, Tổng thống Donald Trump cho biết Mỹ sẽ điều thêm 1.000 quân đến Ba Lan để bổ sung vào lực lượng 4.000 quân hiện đang đồn trú sát cửa ngõ Nga. Về phần mình, Tổng thống Ba Lan Andrzej Duda cũng đã đề xuất ý tưởng xây dựng một “Pháo đài Trump” ở Ba Lan.
Video: Sức mạnh hỏa lực của chiến đấu cơ F-35.
Hiện phía Nga vẫn chưa ra bình luận nào về quyết định trên, tuy nhiên Matxcơva đã không ít lần lên tiếng chỉ trích việc Mỹ và NATO xây dựng lực lượng và mở rộng về phía Đông, đe dọa nghiêm trọng đến sự ổn định an ninh khu vực.
(Nguồn: RIA)
VĂN ĐỨC
Theo VTC
Trump cho F-35 bay qua Nhà Trắng khi tiếp Tổng thống Ba Lan : Ẩn ý
Khi đón tiếp tổng thống Ba Lan Andrzei Duda ở Nhà Trắng, tổng thống Mỹ Donald Trump đã dành cho khách nghi thức lễ tân rất đặc biệt, nhưng không vô tư mà với dụng ý.
Ông Trump đã cho một phi đội máy bay F-35 bay qua Nhà Trắng trong khi việc hày đã bị cấm từ sau sự kiện ngày 11.9.2001 ở Mỹ. Ông Trump phá lệ bởi trên chương trình nghị sự cuộc trao đổi giữa ông Trump và ông Duda có nội dung Ba Lan mua 32 chiếc F-35 của Mỹ - với giá hiện tại hơn 80 triệu USD một chiếc. Chuyện mua bán này dù vậy vẫn không được chú ý đến nhiều bằng dự định của ông Trump đưa thêm khoảng 1000 binh lính Mỹ đến Ba Lan. Đấy là một bước đi nhỏ của ông Trump nhưng lại nhằm và đạt được nhiều mục đích lớn cùng lúc.
Ba Lan vốn có mối quan hệ khá đặc biệt với Mỹ, không chỉ ở nhưng đặc biệt ở thời ông Trump cầm quyền ở Mỹ. Ba Lan rất muốn Mỹ dựng căn cứ quân sự trên lãnh thổ Ba Lan và đã chuẩn bị sẵn cái tên cho nó là "Pháo đài Trump". Ông Trump không đáp ứng ước vọng ấy của Ba Lan mà chỉ đưa đến 4500 lính Mỹ theo cơ chế "luân chuyển" chứ không cố định để tránh bị coi là vi phạm thoả thuận giữa Nato và Nga năm 1997 và tránh tạo cảm nhận Mỹ "bên trọng, bên khinh" giữa các thành viên Nato. Ba Lan đặc biệt coi trọng sự hiện diện quân sự trực tiếp của Mỹ vì chủ ý công cụ hoá nó cho quan hệ với Nga, EU và Nato theo hướng dùng nó để doạ và răn đe Nga, đồng thời chơi chiêu trò "cáo mượn oai hùm" trong EU và Nato.
Với việc đưa thêm 1000 binh lính Mỹ đến Ba Lan, ông Trump đồng thời theo đuổi nhiều mục đích. Đáp ứng một chút ước vọng của Ba Lan đủ để ông Trump tranh thủ Ba Lan, làm cho Ba Lan hài lòng nhưng không làm cho Nga phật lòng. Mỹ và Nga dẫu có găng nhau đến mấy và quan hệ giữa Nato và Nga dẫu có bất hoà nhau đến mấy thì cũng sẽ không xảy ra đụng độ quân sự trực tiếp với nhau ở châu Âu. Ông Trump thừa hiểu binh lính Mỹ ở Ba Lan không phải để đối phó Nga mà chỉ để trấn an tâm thần Ba Lan. Chủ ý đưa thêm 1000 binh lính đến Ba Lan không phải vì ông Trump cho rằng đã xuất hiện tình thế mới ở châu Âu nguy hiểm hơn trước đối với Ba Lan và Nato mà vì để cho Ba Lan sẵn sàng trả giá cao hơn cho Mỹ, cụ thể là mua 32 chiếc F-35 và nhập khẩu khí đốt hoá lỏng của Mỹ trị giá 8 tỷ USD. Đối với ông Trump, Ba Lan dẫu có thân cận đến mấy thì cũng vẫn phải có đi có lại mới toại lòng. "Nước Mỹ trước hết" là phải như thế đối với người này.
Tổng thống Mỹ Trump và Tổng thống Ba Lan Andrzei Duda cùng hai phu nhân xem cảnh F-35 trình diễn trên bầu trời Nhà Trắng.
Phi vụ này còn giống "một vốn bốn lời"đối với ông Trump trên những phương diện khác.
Tuy chỉ với mức độ hạn chế, nhưng quyết sách kia của ông Trump cũng vẫn ẩn chứa thông điệp gửi tới Nga. Thông điệp này không mới về nội dung mà chỉ mới ở chỗ được ông Trump nhắc lại trong bối cảnh tình hình quan hệ hiện tại giữa Mỹ và Nga. Cụ thể ở đây là Mỹ vẫn dè chừng Nga về an ninh ở châu Âu, vẫn chủ ý đối phó Nga và vẫn sẵn sàng trợ giúp các thành viên Nato ở châu Âu đối phó Nga, nhưng trong thực chất thì zmtx không có ý gây hấn thêm nữa với Nga ở châu Âu.
Ông Trump sử dụng chuyện này để gia tăng áp lực đối với những thành viên Nato ở châu Âu cho tới nay vẫn không chịu đáp ứng yêu cầu của Mỹ về tăng ngân sách quân sự và quốc phòng hàng năm. Hiểm ý của ông Trump với động thái mới kia là làm cho các thành viên này thấy là Mỹ sẵn sàng xem nhẹ Nato và chuyển sang coi trọng quan hệ chính trị và quân sự, an ninh, quốc phòng song phương với một số thành viên Nato ở châu Âu. Ông Trump không hẳn tìm kiếm tập hợp lực lượng mới ở châu Âu nhưng có ý phân hoá nôi bộ Nato để dùng phe thân Mỹ trong Nato làm mình làm mẩy với phe kia trong Nato. Ông Trump muốn xây dựng quan hệ của Mỹ với Ba Lan thành mô hình khuôn mẫu cho quan hệ của Mỹ với các thành viên khác của Nato và cả EU.
Theo Danviet
Nga- Thổ Nhĩ Kỳ quyết liệt về S-400 khiến Mỹ thất vọng Mỹ thất vọng khi Thổ Nhĩ Kỳ quyết định gửi các chuyên gia quân sự sang Nga để học cách điều khiển hệ thống phòng không S-400 do Nga sản xuất, Thứ trưởng Quốc phòng Mỹ Ellen Lord tuyên bố. Hệ thống S-400 của Nga. "Mỹ đánh giá cao cuộc đối thoại giữa Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ cũng như quan hệ đối...