Hàng chục cây muồng đen trước cửa Bộ Y tế ‘không cánh mà bay’
Hàng chục cây muồng đen cổ thụ thuộc giống gỗ quý đã bị chặt hạ một cách ngang nhiên và thay vào đó là những cây Sưa trắng non.
Theo phản ánh của nhiều người dân tại phường Giảng Võ (Q. Ba Đình, Hà Nội), hàng chục cây muồng đen xanh tốt nằm trên đường Giảng Võ, đoạn trước cửa Bộ Y tế bỗng dưng bị chặt hạ và thay vào đó là những cây Sưa trắng non. Điều đáng nói, một số cây Sưa non đã có biểu hiện chết khô mà không có sự can thiệp từ cơ quan chức năng.
Khung cảnh trống trải tại cửa Bộ Y tế.
Trao đổi với phóng viên, bác Nguyễn Thị Sen (64 tuổi, Khu tập thể Giảng Võ) tiếc rẻ nói: “Hàng cây cổ thụ trước cửa Bộ Y tế đã có từ rất lâu rồi. Ngày nào tôi cũng cùng vài người bạn già đi tập thể dục buổi chiều qua khu này. Vào mùa hè dù nắng nóng những ở đây mát mẻ lắm vì có hàng cây cổ thụ tỏa bóng mát.
Bác Sen cho biết thêm, hàng cây cổ thụ trước đó vẫn xanh tốt bình thường, không chỉ vậy mà còn ít thấy thay lá nên tạo được bóng mát quanh năm. Nay bỗng dưng bị chặt đi thì vô lý quá.
Không hiểu vì lý do gì mà họ lại chặt đi và thay vào mấy cây non trơ trụi lá?. Chúng tôi thấy rất lãng phí, biết bao giờ mới lại có được hàng cây xanh tốt như vậy. Giờ muốn đi dạo qua đường này cũng ngại phần vì bụi, phần vì nắng nên chúng tôi đành phải quanh quẩn gần nhà”.
Bác Đỗ Quang Hùng (chủ xưởng đồ gỗ mĩ nghệ Đồng Kị, Từ Sơn, Bắc Ninh), là người có kinh nghiệm nhiều năm trong nghề cho biết: “gỗ cây Muồng đen có đường kính 40 – 60 cm có giá không dưới 7,5 triệu đồng/m3.
Gỗ muồng đen chắc, không mối mọt nên thường được sử dụng làm đồ mĩ nghệ cao cấp. Hiện nay khách hàng rất ưa chuộng loại gỗ này. Còn cây Sưa trắng có giá trị kinh tế thấp nên thường chỉ được trồng làm cảnh lấy bóng mát”, bác Hùng chia sẻ.
Hàng sưa non mới được trồng thay thế hàng cây muồng đen trước đó.
Video đang HOT
Theo tìm hiểu của phóng viên, cây muồng đen là cây gỗ nhóm I, cây cao 15-20m, đường kính 50-60cm; tán rộng, rậm, xanh mướt; thân hình trụ vặn xoắn, vỏ xám nâu, nứt nhỏ nông đều dặn, thỉnh thoảng tạo thành múi do thân vặn.
Cây phân cành sớm, cành non có khía phủ lông mịn. tán lá tròn, tạo bóng râm tốt, lá gần như xanh quanh năm, không rụng hoàn toàn, chỉ thay lá dần từ tháng 1 đến tháng 3 và hoa đẹp, mỗi năm 2 vụ hoa (tháng 4-5 và tháng 9-10), lại dễ trồng.
Gỗ muồng đen cứng, nặng, vòng sinh trưởng rõ, có dác lõi phân biệt nên được xếp vào loại gỗ quý.
Muồng đen là cây đa tác dụng, đặc biệt là cây bóng mát và cây cảnh có nhiều giá trị thẩm mỹ, môi trường, thích hợp để trồng trong các khu đô thị, vườn hoa, có thể phát triển ở hầu hết các tỉnh của nước ta.
Hiện tại, trên đoạn đường Giảng Võ còn sót lại 2 cây muồng đen xòe tán rộng bên cạnh những cây Sưa trắng non trơ trụi lá khiến cho ai nấy cũng tiếc nuối.
Sự việc cây hàng cây muồng đen “không cánh mà bay” đã khiến người dân hết sức bàng hoàng và hoài nghi về sự biến mất đột ngột này.
Dưới đây là một số hình ảnh được ghi nhận từ PV:
Gốc cây mới được gia cố để chống đổ
Một cây muồng đen may mắn sót lại
Các cây muồng đen được đánh số và đeo biển tên cẩn thận
Các hố đất mới trồng cây còn lởm chởm đất đá rất mất mĩ quan
Người dân đi đường ngơ ngác nhìn hàng cây trụi lá
Vỉa hè vắng bóng người qua lại
Theo Người Đưa Tin
Việc thay cây xanh: "Tôi đã ngẫm nghĩ hết mọi lý lẽ"
"Mấy ngày qua, tôi đã ngẫm nghĩ hết mọi lý lẽ về việc này. Chủ trương thay thế cây là đúng như thế, mà sao lại gặp phải phản ứng thế này?" - Bí thư Thành ủy Hà Nội nói.
Bí thư Thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị chia sẻ về chủ trương thay thế cây xanh vào sáng 31/3 (Ảnh: ND)
Tại Hội nghị giao ban với lãnh đạo các quận, huyện, thị xã quý I/2015 diễn ra sáng 31/3, Bí thư Thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị dành nhiều thời gian đề cập đến một vấn đề thời sự đã làm "nóng" dư luận trong 10 ngày qua, là việc thực hiện dự án thay thế cây xanh trên địa bàn TP.
Theo Bí thư Thành ủy Hà Nội, việc thống nhất nhận thức đánh giá trong nội bộ từ việc này rất cần thiết, trên cơ sở hiểu đúng bản chất vụ việc này. Vì sao chủ trương đúng, nhưng thực hiện sai? Theo Bí thư Thành ủy Hà Nội, vấn đề này không phải chỉ nói 2, 3 câu là hết được, đặc biệt khi truyền thông, hay các trang mạng làm nóng vấn đề.
"Nếu nói ngắn gọn thì chúng ta phải kiểm điểm tự phê bình, khắc phục những cái giản đơn, nóng vội, làm ảnh hưởng xấu đến danh dự, uy tín thủ đô. Nếu chúng ta cứ thanh minh quá nhiều là chưa được". Bí thư Hà Nội cũng cho rằng, việc triển khai đã nóng vội, giờ xử lý lại nóng vội nữa thì thành ra hai cái vội cộng lại, trở thành một cái sai nữa.
Chủ trương đúng, động cơ đúng và được làm lâu nay bằng việc thay cây xấu, trồng cây đẹp, thay cây cong, trồng cây thẳng, thay cây sâu mọt nguy hiểm, gây chết người... nhưng vì sao lần này làm lại không được đồng tình? Ông Phạm Quang Nghị đánh giá, trước hết đây là việc làm nhạy cảm, không chỉ là vấn đề cây xanh, môi trường mà còn là vấn đề văn hóa. Nhưng việc xử lý lại đơn thuần, nóng vội, chưa tuyên truyền tốt, chưa lấy ý kiến. Mặc dù việc này xưa nay thực hiện không phải lấy ý kiến, nhưng lần trước làm ít một, lần này làm nhiều, nhưng việc xử lý lại đơn thuần, không thấy hết được tính nhạy cảm, thậm chí có người còn nâng lên thành vấn đề tâm linh, thần thánh.
Theo Bí thư Thành ủy Hà Nội Hà Nội, nếu không giải thích cặn kẽ thì không ai hiểu được. Đơn cử như việc "Vì sao phải làm đêm?", vì để không gây ách tắc, nhưng người ta lại hiểu có gì khuất tất, vụng trộm. Hay như những hộ dân sống cạnh cây sữa, muốn được thay thế sớm, nhưng người không sống cạnh đó lại thấy tiếc. Trước sự việc như vậy, theo ông Nghị, TP đã hết sức khẩn trương, tổ chức họp bàn để đưa ra giải pháp kịp thời.
Bài học cho người lãnh đạo từ vụ việc này theo Bí thư Thành ủy Hà Nội, ngoài tự kiểm điểm thì bài học kinh nghiệm sâu sắc được rút ra là việc tổ chức thực hiện các vấn đề nhạy cảm, liên quan đến mối quan tâm và lợi ích của người dân, bài học về lắng nghe ý kiến người dân.
"Chúng ta thuộc bài nhưng khi áp dụng từng vụ việc cụ thể thì chưa được nhuần nhuyễn. Mấy ngày qua, tôi đã ngẫm nghĩ hết mọi lý lẽ. Chủ trương đúng như thế mà sao lại gặp phải phản ứng thế này?" - Bí thư Phạm Quang Nghị nêu băn khoăn và cho biết trước việc như vậy, TP đã cho tạm dừng việc thay cây.
Bí thư Thành ủy Hà Nội cũng lý giải, chủ trương này là thay thế cây chứ không phải chặt hạ cây. Nói điều này, ông liên tưởng đến việc xây mới Hội trường Ba Đình trước đây. Nếu nói cải tạo thì nhẹ, nhưng gọi là phá Hội trường Ba Đình rất nặng nề, thậm chí có cái gì đó sai trong đó. Do vậy phải nhìn đến cái tổng thể của vấn đề.
"Giá vừa rồi đưa ra thảo luân, trao đổi với nhân dân khu phố ấy, phường ấy, các nhà khoa học...nếu đồng thuận thì làm ngay, chưa đồng thuận thì giải thích, bao giờ thông thì làm, như thế chắc sẽ không xảy ra sự việc như vừa rồi". Ông Nghị chia sẻ, đồng thời cho biết, điều quan trọng mà người dân đang chờ đợi là việc thực hiện thanh tra xem đúng sai thế nào. Bí thư Thành ủy Hà Nội yêu cầu việc này cần phải thực hiện một cách minh bạch, xử lý khách quan, đúng mức, không oan sai nhưng cũng không quanh co né tránh.
Theo Infonet
TP.HCM: Có những dự án bị bác bỏ vì gây ảnh hưởng tới cây xanh "Tất cả đã được quy định đầy đủ, và những quy định này có từ trước chứ không phải đến khi xảy ra sự việc ở Hà Nội chúng tôi mới làm", Chánh văn phòng UBND TP.HCM nói. Một cây cũng phải theo quy trình Ông Võ Văn Luận - Chánh văn phòng UBND, kiêm người phát ngôn TP.HCM đã khẳng định như...