Hàng chục cán bộ của Hà Nội phải nhập viện Đà Nẵng
Hàng chục cán bộ của Hà Nội đi thực tế ở Đà Nẵng đã phải nhập viện nghi do ngộ độc thực phẩm.
Theo đó, ngày 7/5, đoàn học sinh của Trường Đào tạo và bồi dưỡng cán bộ Lê Hồng Phong (quận Đống Đa, Hà Nội) gồm khoảng 300 người đã đến Đà Nẵng và có chuyến thăm quan nghiên cứu thực tế tại thành phố này.
Đến chiều 9/5, 11 học viên của trường Đào tạo và bồi dưỡng cán bộ Lê Hồng Phongvẫn điều trị tại bệnh viện do nghi bị ngộ độc thực phẩm.
Đến tối cùng ngày, đoàn đã ăn tối tại nhà hàng Cội Nguồn (gần chân cầu Trần Thị Lý) với nhiều món ăn hải sản như cá lóc, mực hấp, hào nướng, tôm sốt me…
Video đang HOT
Tuy nhiên, đến sáng 8/5 nhiều người trong đoàn có các triệu chứng đau bụng, đi ngoài, ói mửa và đã có khoảng 40 người phải vào Bệnh viện Đa khoa Đà Nẵng.
Đến chiều 9/5, nhiều trường hợp bị nhẹ được bác sĩ đi trong đoàn điều trị ở khách sạn, riêng 11 người bị nặng hơn phải điều trị tại khoa Y học Nhiệt đới, Bệnh viện Đa khoa Đà Nẵng.
Theo các bác sĩ điều trị, 11 bệnh nhân nhập viện trong tình trạng bị viêm dạ dày cấp nghi do ngộ độc thực phẩm. Hiện sức khỏe đang dần hồi phục, dự kiến 3 ngày nữa là có thể xuất viện.
Trước sự việc, đơn vị tổ chức tour du lịch đã báo cho các cơ quan chức năng thành phố để lấy các mẫu thực phẩm làm xét nghiệm. Vụ việc đang được cơ quan chức năng tiếp tục làm rõ.
Theo vietbao
Mỗi bạn đọc là một "quân sư"
Mới đây, báo Lao động Thủ đô đã tổ chức trao giải cuộc thi "Quân sư hiến kế". Đây là cuộc thi được tổ chức nhằm trưng cầu ý kiến đóng góp của bạn đọc, đặc biệt là công nhân lao động (CNLĐ) các khu công nghiệp, khu chế xuất cho nội dung và hình thức của tờ báo, qua đó góp phần nâng cao chất lượng tờ báo, phục vụ tốt hơn nhu cầu của bạn đọc.
Sau 3 tháng phát động, triển khai (từ tháng 8 đến tháng 11/2012), BTC đã nhận được trên 300 bài dự thi, trong đó có rất nhiều bài của những công nhân trực tiếp sản xuất. Tất cả các bài thi đều thể hiện tình cảm sâu sắc của bạn đọc với báo, sự quan tâm mang tính trách nhiệm cao.
Có bạn đọc gợi ý Báo nên tăng cường nhiều hơn những bài viết nhẹ nhàng mang tính giải trí, sát thực hơn với cuộc sống để CNLĐ có "Giờ thứ 9" thực sự vui vẻ. Có bạn đọc lại đề nghị Báo mở thêm diễn đàn "học để làm gì" qua đó nhằm làm thay đổi những suy nghĩ thiển cận về sự học của CNLĐ. Có ý kiến lại đề nghị Báo đưa thêm những bài viết sâu về giới, chăm sóc sức khỏe sinh sản có những bài viết phản biện để bảo vệ quyền lợi hợp pháp, chính đáng của người lao động... Ngoài ra, nhiều bạn đọc cũng bày tỏ mong muốn các phóng viên đi thực tế nhiều hơn tại các vùng quê, thôn xóm, lăn lộn, sâu sát hơn với CNLĐ...để nắm bắt được tâm tư nguyện vọng của nhân dân nói chung, ban đọc là CNLĐ nói riêng.
Phó Chủ tịch TLĐLĐ VN Hoàng Ngọc Thanh trao thưởng cho tác giả đoạt giải đặc biệt
Bà Nguyễn Thị Minh Hạnh, QTBT báo Lao động Thủ đô nhìn nhận: các ý kiến chia sẻ, tâm sự, đóng góp xây dựng nội dung và hình thức của Tờ báo càng chứng tỏ sự quan tâm, mong mỏi và hy vọng của bạn đọc, đặc biệt là CNLĐ đối với tờ báo.
Còn ông Nguyễn Mẫn Nhuệ, Phó TBT báo Lao động Thủ đô cũng khẳng định: "Mỗi bạn đọc tham gia cuộc thi là một "quân sư", mỗi bài viết là một bài "hiến kế" rất đáng trân trọng. Chúng tôi hiểu rằng độc giả phải tin tưởng và có tình yêu sâu sắc với Báo Lao động Thủ đô thì mới dốc lòng hiến kế như vậy. Những đề xuất, góp ý của bạn đọc sẽ được báo nghiên cứu lĩnh hội với tinh thần cầu thị cao nhất và chúng tôi cam kết sẽ thể hiện đầy đủ những mong muốn của bạn đọc trên từng tin bài, từng ấn phẩm của báo trong thời gian tới".
Ban tổ chức trao giải cho các tác giả
Trong hàng trăm bài gửi về dự thi với nhiều vòng chấm, Ban tổ chức đã chọn được 26 bài lọt vào vòng chung khảo. Kết quả, 01 giải đặc biệt đã thuộc về tác giả Lê Nguyễn (KCN Bắc Thăng Long) với bài viết "Mong được lắng nghe", 01 giải nhất thuộc về tác giả Nguyễn Hùng Cường (KCN Quang Minh) "Học để làm gì" 01 giải nhì thuộc về tác giả Nguyễn Văn Chung (KCN Bắc Thăng Long) với bài viết: "Người bạn tin cậy của CNLĐ". Ngoài ra, BTC cũng trao 02 giải ba và 07 giải khuyến khích cho các tác giả của cuộc thi.
Đến dự và phát biểu tại hội nghị trao giải, Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam Hoàng Ngọc Thanh đánh giá "Việc tổ chức cuộc thi "Quân sư hiến kế" là một ý tưởng sáng tạo, thể hiện tinh thần cầu thị của báo Lao động Thủ đô trong quá trình không ngừng đổi mới hình thức, nâng cao chất lượng nội dung tờ báo, tiếp cận gần hơn với bạn đọc". Phó Chủ tịch Hoàng Ngọc Thanh yêu cầu, báo Lao động Thủ đô cần nghiêm túc tiếp thu những hiến kế của các "quân sư" để tờ báo ngày càng đẹp hơn, hay hơn, hấp dẫn hơn, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của bạn đọc, thực sự trở thành người bạn tin cậy của bạn đọc nói chung, cán bộ công đoàn, công nhân viên chức lao động nói riêng.
Theo ANTD
Tiết học ve chai của cô giáo dạy Hóa Đó là những tiết học "siêu lạ" mà học trò của cô Lưu Hạnh Dung, giáo viên dạy môn Hóa trường THPT Phú Nhuận (TP.HCM) đang rất thích thú. Tiết học yêu thương Với phương châm học làm người trước khi học chữ, mỗi giờ lên lớp của cô Dung, ngoài các bài học Hóa, cô còn "thưởng" thêm cho học trò của...