Hàng chục bà giáo già kêu cứu
Nhiều giáo viên mầm non (GVMN) ở huyện Mê Linh (Hà Nội) rơi vào hoàn cảnh hết sức trớ trêu: 28 – 40 năm trong nghề vẫn không đủ điều kiện hưởng chế độ hưu trí theo quy định.
Hơn 3 năm qua, họ đã gõ cửa nhiều cơ quan chức năng từ huyện đến thành phố và vẫn đang chờ đợi câu trả lời thỏa đáng.
Bài 1: Văn bản bị “ bỏ quên”, giáo viên chịu thiệt
Có thâm niên công tác nhưng khi nghỉ hưu, các giáo viên lại gần như trắng tay, có người phải đi làm thuê, làm mướn để kiếm sống qua ngày.
Nghỉ hưu, nhưng chỉ được hưởng trợ cấp BHXH một lần
Công cuộc “gõ cửa” các cơ quan chức năng của các bà giáo về hưu nhưng không được hưởng chế độ hưu trí bắt đầu từ năm 2009. Bản danh sách “kêu cứu” gồm 23 GVMN đứng tên có chung hoàn cảnh: Thâm niên trong nghề từ 28 – 40 năm vẫn không đủ điều kiện hưởng chế độ hưu trí. Trong đó có những người đã nghỉ hưu, nhưng không đành lòng nhận “khoản trợ cấp một lần”; có người ngấp nghé đến tuổi về nghỉ mà vẫn không thể đủ thời gian tham gia BHXH.
Cô giáo Nguyễn Thị Thêu – nguyên giáo viên Trường Mầm non Quang Minh B – kể: “Tôi bắt đầu công tác trong nghề từ năm 1977. Khi tôi nghỉ hưu vào tháng 4.2011 thời gian tham gia BHXH mới được 9 năm, chưa đủ điều kiện để được hưởng chế độ hưu trí. Tôi về hưu chỉ được hưởng chế độ trợ cấp một lần, thẻ BHYT cũng bị thu lại luôn. Đến nay tôi vẫn chưa nhận khoản trợ cấp này”.
Chưa đến tuổi nghỉ hưu, nhưng cô giáo Nguyễn Thị Hợi – giáo viên Trường Mầm non Chi Đông – cũng ở vào tình trạng tương tự như cô giáo Thêu. Cô Hợi dạy học từ năm 1982, thời điểm đó lương GVMN nhận được là 40kg thóc/tháng. Đến nay, cô Hợi có thâm niên 31 năm công tác, nhưng khi về hưu vào năm 2014 cô cũng mới tham gia BHXH được hơn 12 năm, vẫn chưa đủ điều kiện để hưởng chế độ hưu trí.
Video đang HOT
Không chỉ giáo viên, cả hiệu trưởng, hiệu phó các trường có thâm niên công tác gần 40 năm cũng có chung hoàn cảnh. Cô Ngô Thị Minh – nguyên Hiệu trưởng Trường Mầm non Quang Minh A – cho hay: “Từ năm 2002, chúng tôi bắt đầu tham gia BHXH, nhưng sắp đến tuổi nghỉ hưu nên không đủ thời gian để được hưởng chế độ hưu trí. Sau này tôi mới biết cơ quan chức năng đã có hướng dẫn tháo gỡ khó khăn này cho các giáo viên, nhưng chúng tôi chưa được thực hiện theo chế độ hướng dẫn đó”.
Cô giáo Ngô Thị Minh (phải) – nguyên Hiệu trưởng Trường Mầm non Quang Minh A – khi về hưu vẫn không được hưởng chế độ hưu trí.
Vì đâu nên nỗi?
Các bà giáo ở huyện Mê Linh có cớ để cho rằng mình đã bị bỏ quên chế độ.
Năm 2004, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam và Thứ trưởng Bộ GDĐT ký công văn liên tịch số 2150/GDĐT-BHXH gửi UBND các tỉnh, TP trực thuộc TƯ. Thời điểm này, huyện Mê Linh vẫn thuộc tỉnh Vĩnh Phúc.
Đây là công văn đề nghị các địa phương thực hiện chính sách BHXH và BHYT theo những nội dung cụ thể đã được Chính phủ quy định và các bộ chức năng hướng dẫn; trong đó nêu: “Những NLĐ đã có thời gian làm việc liên tục tại các cơ sở mầm non từ trước hoặc sau khi Chính phủ ban hành NĐ số 73/1999/NĐ-CP ngày 19/8/1999 mà chưa tham gia đóng BHXH thì có thể đóng BHXH cho thời gian từ tháng 1.1995 đến khi đã tham gia đóng BHXH. Mức đóng bằng 15% mức tiền lương tính trên mức tiền lương tối thiểu do Nhà nước quy định tại thời điểm thu, nộp”.
Ngoài hướng dẫn thực hiện chế độ cho NLĐ trong các cơ sở mầm non đã được Chính phủ quy định, công văn còn nhấn mạnh đến đối tượng cần quan tâm “đặc biệt là đối với những đối tượng GVMN có nhiều năm công tác…”. Vậy nhưng, vẫn có những giáo viên cống hiến lâu năm trong nghề nhưng vẫn bị bỏ quên.
Cô Ngô Thị Minh cho rằng, chiếu theo hướng dẫn trên thì những giáo viên có thâm niên và tham gia đóng BHXH từ năm 2002 sẽ được đóng lùi lại cho thời gian tính từ tháng 1/1995. Thực hiện đúng như vậy, đến khi nghỉ hưu các cô sẽ có đủ 15 năm được tham gia BHXH và chỉ thiếu 5 năm theo điều kiện như hiện nay để được hưởng chế độ hưu trí.
Tuy nhiên, ở thời điểm đó, những hướng dẫn trong công văn chưa được thực hiện ở địa bàn huyện Mê Linh. Không được đóng BHXH lùi lại từ tháng 1.1995, các GVMN tiếp tục bị thiệt thòi khi không được thực hiện quyền lợi theo Quyết định số 45/2011/QĐ-TTg về quy định hỗ trợ một phần kinh phí đóng BHXH tự nguyện đối với GVMN có thời gian công tác từ trước 1995, nhưng chưa đủ điều kiện hưởng chế độ hưu trí. Vì thế, nhiều GVMN cống hiến hơn 30 năm trong nghề ở Mê Linh về nghỉ gần như trắng tay, có người phải đi làm thuê, làm mướn để kiếm sống qua ngày.
Theo Vinh Hải
Lao Động
Anh: Tăng lương giáo viên dựa trên hiệu suất làm việc
Sắp tới, giáo viên ở nước Anh và xứ Wales có thể sẽ không còn nhận lương tăng dựa trên thâm niên làm việc mà dựa trên hiệu suất làm việc. Theo đó, lương tăng sẽ được xác định dựa trên các đánh giá hàng năm của giáo viên.
Bộ trưởng Giáo dục Michael Gove hoan nghênh chính sách linh hoạt này. Tuy nhiên, ý tưởng này đã bị các công đoàn giáo viên phản đối, có ý kiến nói rằng đó sẽ là "một thảm họa đối với việc giáo dục trẻ em".
Tuy nhiên, ông Russell Hobby thuộc Hiệp hội Hiệu trưởng Quốc gia Anh nói rằng đó là một "cân bằng hợp lý" và hoan nghênh việc từ chối trả lương theo khu vực.
Ảnh minh họa
Theo đó, với chính sách trả lương mới, giáo viên sẽ không còn được tăng lương hàng năm dựa trên số năm công tác mà sẽ phụ thuộc vào hiệu suất làm việc.
Theo BBC, mục đích của chính sách tăng lương mới này là để tạo dễ dàng hơn cho việc tuyển dụng và khen thưởng các nhân viên tài năng nhất và đáp ứng linh hoạt hơn nhu cầu của địa phương.
Tuy nhiên, các công đoàn đại diện cho các giáo viên đứng lớp đã lên tiếng phản đối sự thay đổi về tăng lương này.
Bà Mary Bousted, tổng thư ký của Hiệp hội Giáo viên và Giảng viên (ATL), nói rằng những thay đổi này sẽ là "một thảm họa đối với giáo dục của trẻ em".
"Điều này là có thể có một tác động cực kỳ bất lợi về giáo dục trẻ em với các giáo viên trong các môn học chính như toán học, vật lý học và CNTT vì với những kỹ năng này, họ có thể dễ kiếm việc khác nếu không làm việc trong ngành giáo dục, hoặc có thể những giáo sinh mới tốt nghiệp dạy về những môn học này sẽ chuyển sang làm nghề khác", bà nói.
Trong khi đó, Bộ trưởng Gove nhận định: "Những đề xuất thay đổi này sẽ làm cho việc giảng dạy trở thành một nghề nghiệp hấp dẫn hơn và một công việc được trả lương xứng đáng. Những thay đổi dự kiến này sẽ cho các trường học sự linh hoạt hơn để áp dụng với điều kiện cụ thể và khen thưởng những giáo viên tốt nhất. Điều quan trọng là giáo viên có thể được trả thêm tiền mà không cần phải rời ngành Giáo dục. Điều này sẽ đặc biệt quan trọng cho các trường học ở những vùng khó khăn nhất vì nó sẽ trao quyền cho các trường trong việc thu hút và tuyển dụng những giáo viên giỏi nhất".
Xuân Vũ
Theo BBC
Kỳ cuối: Mạnh ai nấy làm Sự phát triển ồ ạt đã làm lộ ra nhiều cái yếu và thiếu của công tác quy hoạch và quản lý các trường tư. Hệ thống trường tư thục hiện đang thể hiện sự phân tầng khá rõ về quy mô đào tạo, điều kiện cơ sở vật chất và uy tín đối với xã hội. Học sinh lớp 10A1 Trường THPT...