Hãng Chanel, Louis Vuitton tiếp tục tăng giá giữa mùa dịch Covid-19
Trong tháng 10, túi xách và mặt hàng da của thương hiệu Pháp tăng giá từ 10% đến 22%.
Theo trang Reuters, Chanel đã tăng giá lần thứ 2 trong năm 2020. Thương hiệu Pháp chia sẻ vào ngày 6/11 về hành động này khi hãng cố gắng tìm cách bảo vệ lợi nhuận trước sự bùng nổ của dịch Covid-19.
“Hậu quả của những biến động tỷ giá hối đoái đáng kể gần đây giữa đồng euro và USD. Những điều chỉnh về mức giá được thực hiện ở các quốc gia cần thiết và đảm bào rằng mặt hàng của Chanel bán với giá thành tương đương trên toàn thế giới”, nhà mốt Pháp nói trước truyền thông.
Thương hiệu Chanel tăng giá lần thứ 2 trong năm 2020. Ảnh: BOF.
Thương hiệu tăng mức giá của túi xách và các mặt hàng da hơn 5% so với hồi đầu tháng 5. Tại thị trường Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc, các sản phẩm có giá thành tăng 10-22%.
Chanel cho biết rằng đã giảm khoảng cách giữa giá cả ở thị trường châu Á và các quốc gia khác trên thế giới. Nhưng theo ghi nhận của nhiều chuyên gia, một mặt hàng tương đương bán ở Trung Quốc thường cao hơn 30% so với châu Âu.
Các nhà phân tích cho biết thêm rằng khả năng cao nhiều thương hiệu sẽ tiếp tục tăng giá trong năm nay. Tuy nhiên, chiến lược này chỉ là giải pháp tạm thời và sẽ có giới hạn cụ thể về số lần tăng giá khi hoạt động du lịch quốc tế trở lại bình thường, các thương hiệu bắt buộc phải điều chỉnh lại.
Người mua xếp hàng chờ đợi tại cửa hàng của Louis Vuitton. Ảnh: Reuters.
Video đang HOT
Hồi tháng 5, các mẫu túi kinh điển của Chanel có mức tăng mạnh. Mini flap bag tăng 25%, trong khi Chanel square mini hơn 27,4% – mức tăng cao nhất trong năm 2020 của hãng. Những dòng túi xách khác như Small classic flap và Reissue 224 có mức tăng 21%.
Louis Vuitton đã 2 lần tăng giá túi xách kể từ đầu năm nay. Một lần vào tháng 3 khoảng 3% và tháng 5 tăng 5% cho toàn bộ dòng túi xách.
Ví dụ như mẫu Onthego GM tote tăng hơn 210 USD trong vòng 3 tháng, những món đồ phom dáng cổ điển như Neverfull, Speedy và Alma cũng hơn 60-70 USD so với hồi đầu năm.
Zuzanna Pusz – trưởng bộ phận nghiên cứu thời trang xa xỉ châu Âu tại UBS – cho biết: “Đối với lĩnh vực đồng hồ, các hãng muốn tăng giá và tiếp tục phát triển hàng hóa đa dạng. Nhưng khi sự bùng nổ kinh tế kết thúc, nhiều công ty phải xem xét lại giá cả và cấu trúc sản phẩm của họ”.
Theo tờ Vogue, việc tăng giá là biện pháp hiệu quả để cân bằng về các khoản thiệt hại của thương hiệu. Tuy nhiên, tăng đến mức nào và trong bao lâu là câu hỏi mà hãng phải suy nghĩ để có những quyết định đúng đắn, đặt lợi ích người tiêu dùng lên hàng đầu.
Việc tăng giá thành sản phẩm là cách để cách thương hiệu vượt qua thời điểm dịch Covid-19. Ảnh: Milled.
Cửa hàng thời trang cao cấp Mỹ lo bị cướp bóc sau bầu cử tổng thống
Hàng loạt cửa hàng thời trang cao cấp ở Mỹ như Gucci hay Louis Vuitton tăng cường an ninh để đề phòng nguy cơ bị đập phá và cướp bóc sau đêm bầu cử tổng thống 3/11 tới.
Vào thời điểm này hàng năm, các khách hàng của Magnificent Mile - khu thương mại hàng đầu ở Chicago (bang Illinois, Mỹ) - chờ đợi Louis Vuitton khoe những món đồ trang trí kỳ lạ trên cửa sổ. Nhưng theo Reuters, trong những ngày tháng 10, các cửa sổ được giấu sau tấm ván gỗ sơn màu cam sáng.
Hàng loạt cửa hàng thời trang như Gucci, H&M và Nordstrom đã đông đúc trở lại. Hồi mùa xuân và mùa hè, những cửa hàng này trở thành đối tượng tấn công của đám đông biểu tình cướp bóc. Các cuộc biểu tình tương tự đã diễn ra ở hơn 100 thành phố tại Mỹ.
Nhiều chuyên gia an ninh cảnh báo cuộc bầu cử tổng thống Mỹ có thể gây ra tình trạng bất ổn dân sự mới. Vì vậy, chủ các cửa hàng tìm cách giữ an toàn cho tài sản và nhân viên để đề phòng nguy cơ bạo lực đường phố bùng phát một lần nữa.
Cửa hàng Louis Vuitton ở thành phố Chicago được che chắn bằng tấm ván gỗ sơn màu cam sáng. Ảnh: Reuters.
Đập phá, cướp bóc
"Bạn phải hỏi rằng chúng ta có muốn an toàn không", ông Andy, 50 tuổi, chủ sở hữu của Vickie's Nail Salon, nói. Cửa hàng của ông ở Magnificent Mile bị tấn công và cướp bóc sau vụ cảnh sát bắn chết một thanh niên da màu hồi tháng 8.
Kể từ đó, ông Andy đóng ván gỗ che cửa sổ. Ông cũng đặt thêm một tấm ván nữa ở cửa chính trong thời gian đóng cửa. "Hãy nhìn xem mọi thứ sẽ diễn ra như thế nào sau cuộc bầu cử. Nếu cảm thấy không an toàn, chúng tôi phải bít kín cửa sổ và cửa ra vào bằng ván hàng đêm", ông chia sẻ.
Aon, nhà môi giới bảo hiểm lớn nhất thế giới, cho biết hầu hết công ty bán lẻ được khảo sát đều đang cân nhắc việc bảo vệ cửa hiệu bằng ván gỗ. Ông MaryAnne Burke, Giám đốc điều hành của Aon, tiết lộ khoảng 70% nhà bán lẻ đã dùng cách này trong các cuộc biểu tình vào tháng 5 và tháng 6.
Những nhà bán lẻ như Gucci, H&M, Under Armour và Apple từ chối bình luận về kế hoạch bảo vệ an ninh trong giai đoạn bầu cử. Hơn 20 chuyên gia tư vấn an ninh, công ty bảo hiểm và nhân viên cho biết các công ty đang lắp đặt kính cường lực, thuê thêm nhân viên bảo vệ và tiếp tục chắn, bít kín tòa nhà.
Các nhà bán lẻ tìm cách tăng cường an ninh cửa hàng, bảo vệ tài sản và nhân viên. Ảnh: Reuters.
Trong một số vụ bạo động trước đây, những kẻ biểu tình bạo lực đã đập vỡ cửa sổ, cướp bóc hàng hóa và đôi khi đốt cháy cửa hàng ở nhiều thành phố như Chicago, New York, Los Angeles và Portland. Những kẻ cực đoan núp dưới vỏ bọc của cuộc biểu tình ôn hòa Black Lives Matter.
Trong báo cáo hàng quý công bố ngày 21/8, Foot Locker tiết lộ đã mất trắng 18 triệu USD từ "tình trạng bất ổn xã hội gần đây". Những kẻ cướp bóc nhắm vào các hãng bán giày thể thao như Foot Locker vì sản phẩm của họ dễ mang đi và dễ đổi thành tiền mặt. Nhà cung cấp dịch vụ bảo vệ tư nhân Pinkerton cho biết đã tuyển thêm 50% nhân viên ở Chicago trong quý này.
Nguy cơ bất ổn vì cuộc bầu cử
Sau khi né tránh cam kết trong nhiều tuần, mới đây Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết ông sẽ chấp nhận chuyển giao quyền lực một cách hòa bình nếu thua đối thủ đảng Dân chủ Joe Biden trong cuộc bầu cử tổng thống ngày 3/11. Nhưng ông Trump vẫn tiếp tục cảnh báo về nguy cơ gian lận bầu cử.
"Các công ty hoạt động tại Mỹ nên lường trước rủi ro bất ổn xã hội và bạo lực chính trị vẫn gia tăng trước, trong và sau cuộc bầu cử tổng thống sắp tới", ông Jonathan Wood, nhà phân tích hàng đầu của công ty tư vấn rủi ro Control Risks, khẳng định.
"Thật ngớ ngẩn khi nghĩ rằng điều tồi tệ nhất đã qua. Tất cả chúng ta đều theo dõi tin tức", ông Bob Moraca, người đứng đầu Rock Security Group, nhận xét. "Họ lo điều tương tự sẽ xảy ra vì cuộc bầu cử", ông Marian Bobelea, Chủ tịch Starr Industries, công ty chuyên cung cấp giàn giáo xây dựng, bình luận.
Ông Brad Campbell, nhà sáng lập công ty sản xuất kính an ninh Riot Glass, tiết lộ công ty ông và một số công ty chuyên lắp đặt cửa sổ được gia cố khác đang gấp rút hoàn thành công việc tại hàng trăm cửa hàng ở Mỹ. "Mọi người đều muốn công việc hoàn thành trước cuộc bầu cử", ông giải thích.
Các cửa sổ cửa hàng được che kín để gia tăng sự an toàn. Ảnh: Reuters.
Alumatec Pacific Products, công ty cung cấp cửa cuốn thường được các nhà bán lẻ lớn sử dụng, cho biết họ chứng kiến nhu cầu gia tăng từ những doanh nghiệp nhỏ hơn như cửa hàng rượu. Nguyên nhân là nguy cơ bất ổn vì cuộc bầu cử sắp đến gần.
Trong khi đó, cảnh sát Chicago đang tiến hành các cuộc diễn tập ứng phó và cảnh báo những nhà bán lẻ tăng cường an ninh, theo Chánh Thanh tra Cảnh sát David Brown.
10 chiếc túi xách biểu tượng của làng thời trang Mẫu túi Chanel 2.55 là món phụ kiện được nhiều quý cô trên thế giới ưa chuộng. Khái niệm "It bag" được giới mộ điệu sử dụng từ những năm 1990 đến nay. Để được gọi là It bag, món phụ kiện phải là mẫu thiết kế cao cấp, đặc trưng cho một thương hiệu và trở thành biểu tượng của làng thời...