Hằng Canada Vợ đại gia Huỳnh Uy Dũng là người thế nào?
Sau khi chia tay chồng cũ 1 thời gian, ngày 08/06/2010, bà Hằng tổ chức đám cưới với ông Huỳnh Uy Dũng, ông chủ của khu du lịch tâm linh lớn nhất Việt Nam.
Hằng Canada – Sức mạnh thôi thúc ông Dũng Lò Vôi
Vợ ông Huỳnh Uy Dũng là Nguyễn Phương Hằng (Hằng Canada). Bà Hằng tên thật là Nguyễn Thị Thanh Tuyền, Việt kiều Canada. Bà Hằng sang Canada từ năm 16 tuổi, lấy chồng người Trung Quốc, đã có đứa con trai. Chồng Hằng chết trong một tai nạn, để lại tài sản trị giá 18 triệu đô la Mỹ.
Mẹ chồng bà Hằng là một người Hoa, muốn Hằng lấy người em chồng, nhưng Hằng không chấp nhận. Một đêm Hằng đang ngủ, người em chồng với sự đồng lõa của bố mẹ, xông vào phòng cưỡng bức chị dâu. Hằng chống cự, và kêu cảnh sát tới can thiệp.
Sau sự việc đó, Hằng thanh lý hết tài sản, gom 18 triệu đô la, đưa con về Việt Nam thành lập công ty, kinh doanh bất động sản, trồng cao su, và mở siêu thị thời trang. Theo lời bà kể, thì bà là một nhà kinh doanh bất động sản, bắt đầu ra đời kiếm tiền từ năm 25 tuổi. Bà cũng là người gặp may mắn trên thương trường, chưa từng thất bại lần nào.
Được biết ở thời điểm trước và sau khi ông Huỳnh Uy Dũng bỏ người vợ đầu để đến với bà Nguyễn Phương Hằng, bà Hằng đã trải qua những “khủng hoảng tinh thần” trầm trọng. Bà cho biết, những người thù ghét muốn giết bà, cho bà là người có tội và bà phải chết. Họ vu oan bà là Kim Anh, vợ bé Năm Cam và đăng báo “rải” khắp Bình Dương để sỉ nhục với những câu chuyện được họ thiết kế rất bài bản công phu, tất cả những trò dơ bẩn nhất có thể, nhằm mục đích bà sẽ bỏ cuộc.
Trước khi về làm vợ ông Dũng, bà Hằng là vợ của ông Trần Văn Thìn. Hai người đã đăng ký kết hôn tháng 10/2006 và có một con gái chung. Tuy nhiên ngày 10/1/2008 TAND Q.Tân Bình có quyết định công nhận sự thuận tình ly hôn giữa ông Thìn và bà, giao bà Hằng được trực tiếp nuôi con chung, về tài sản chung hai bên tự thỏa thuận.
Sau khi chia tay chồng cũ 1 thời gian, ngày 08/06/2010, bà Hằng tổ chức đám cưới với ông Huỳnh Uy Dũng, ông chủ của khu du lịch tâm linh lớn nhất Việt Nam. Lễ cưới chính thức được diễn ra tại Thành Đại Nam. Đám cưới quy mô, hoành tráng và vô cùng xa xỉ khiến ai cũng phải thán phục.
Nói về mối nhân duyên với ông Huỳnh Uy Dũng, bà Hằng cho biết: “Tôi không dám đòi hỏi sự công bằng bởi ai sinh ra và lớn lên cũng mưu cầu hạnh phúc, và sự thật ai chẳng có “những phút giây ngoài chồng, ngoài vợ”- như lời của một nhà thơ đã nói. Có những người họ dùng lý trí để chế ngự và bóp chết tình cảm ấy, nhưng có những người như tôi và anh Dũng dám sống thật một lần cho mình thì cái giá phải trả là điều tất nhiên. Cái giá của tình yêu đích thực đắt lắm!”
Còn nói về người vợ hai của mình, ông Dũng cho biết: “Phải nói tôi vô cùng may mắn đã tìm thấy một tri kỷ, tri ân, một người rất thông minh và bản lĩnh, chính là vợ tôi hiện nay (Nguyễn Phương Hằng), đã sát cánh cùng tôi trong những lúc khốn cùng nhất của cuộc đời. Chính vợ tôi đã thức tỉnh tôi, khóc thay cho tôi và sắp xếp cùng tôi tìm một lối ra trong danh dự.
Vợ tôi đã làm giúp tôi 3 điều mà tôi và mọi người đã từng biết về tôi phải công nhận: Điều thứ nhất, dẹp được chuyện mê tín của tôi. Điều thứ hai, khai trương Đại Nam. Nếu để đến năm 2012 thì chắc chắn Đại Nam sẽ chỉ là một đống sắt vụn trong bối cảnh tình hình kinh tế suy thoái như hiện nay. Điều thứ ba, xóa hết nợ nần, sống trong thanh thản và danh dự”.
Từ khi kết hôn với ông Dũng, bà Hằng bắt đầu tranh chấp tài sản với ông Thìn. Đầu năm 2013, bà Nguyễn Phương Hằng cũng từng khiến dư luận một phen xôn xao khi đứng ra vạch mặt chồng cũ, chính là người đứng sau những tin đồn ác ý dồn vào bà và chồng mới Huỳnh Uy Dũng. Sau khi kết hôn với đại gia Huỳnh Uy Dũng, dường như bà Hằng luôn bị chồng cũ làm phiền và gây thiệt hại cả về tinh thần lẫn vật chất. Chính vì lẽ đó mà bà chủ động đứng ra “vạch mặt” chồng cũ 2 lần.
Video đang HOT
Thời gian gần đây, ngoài việc trở thành mẹ của tỷ phủ nhỏ tuổi nhất Việt Nam, bà Hằng còn được dư luận đặc biệt quan tâm vì tặng Trường Sa vườn cao su 170 tỷ đồng. Bà Hằng cho biết đây là tấm lòng bà gửi đến những chiến sĩ Trường Sa đang ngày đêm không ngại gian khổ để bảo vệ biển đảo Tổ quốc.
Sau khi hoàn tất các thủ tục pháp lý theo đúng quy định luật pháp, đại diện bộ đội Trường Sa có thế phát mãi chuyển thành tiền, sử dụng nguồn tiền đó cho rất nhiều việc phục vụ đời sống cho những chiến sĩ đang ngày đêm công tác, bảo vệ biển đảo Tổ quốc.
Chiều 4/11, trên website của khu du lịch Lạc Cảnh Đại Nam Văn Hiến của đại gia Huỳnh Uy Dũng xuất hiện thông báo về việc tạm ngưng phục vụ từ ngày 10/11 đến hết ngày 31/12. Riêng Khu Kim Điện sẽ mở cửa bình thường phục cụ các du khách.
Bên cạnh đó, thông báo này cũng cho biết thêm, kể từ ngày 4/11 đến hết ngày 9/11, khu du lịch sẽ miễn phí vé vào cổng, vé biển, vé vườn thú và các loại vé trò chơi. Riêng với một số trò chơi liên doanh như Ngũ long cung, ngũ phụng cung, bí mật kim tự tháp, long thần đại mê cung, thảm bay…. sẽ giảm 50% giá vé.
Hiện vẫn chưa có thông báo về việc dự kiến mở cửa trở lại của Khu du lịch này.
Theo Đại Lộ
Bức trướng hơi... chướng của ông "Dũng lò vôi"
Ông Huỳnh Uy Dũng ngoài vị thế của một doanh nhân dạng lớn thuyền lớn sóng còn có vẻ như một thần dân của thi ca. Tại vị trí trang trọng nhất trong chánh điện của ông, có một bức trướng lớn, hình như không phải để phục vụ cộng đồng.
Những điều các học giả phân vân
Ai đã từng đến thăm khu Đại Nam lạc cảnh thì dễ thấy từ toàn cảnh công trình này có cái gì mang hơi hướng của văn hóa ... phương bắc.
Hàng rào đạt kỷ lục quốc gia về độ dài này cũng mang hình hài của Vạn lý trường thành hoặc những công trình thời binh đao cung kiếm bên Trung Quốc.
Trong nội khu, những "tên lính" cung kiếm, Mâu, giáp uy nghi đứng gác thì hơi giống đạo quân... Nguyên Mông trong dã sử, rất xa lạ với những quân sỹ Việt Nam các thời đại.
Ngay chính điện và nhiều công trình phụ trợ, ít thấy bản sắc Việt Nam được khắc họa rõ nét trong tinh thần kiến trúc nơi đây.
Tóm lại, công trình này để giải trí thì được, còn các ý nghĩa khác mang tính giáo dục, lịch sử hầu như ít được chú trọng trừ khu bàn thờ các dân tộc là một bảng ghi tên các dân tộc rộng chừng dăm mét vuông.
Xây đền đài để xả stress ?.
Bốn bề trên vị trí các khung hình trang trí quanh chánh điện và nhiều nơi trong khu "Lạc cảnh" được trang trí bằng vài chục bài thơ của ... chính ông chủ Huỳnh Uy Dũng.
Ở đây không bàn đến chuyện thơ hay hay dở nhưng nên biết rằng, bà con lao động đến đây không phải để đọc thơ phú, nhất là loại thơ vô thưởng vô phạt này.
Tại vị trí trang trọng nhất trước chánh điện của ông, có một bức trướng lớn, hình như không phải để phục vụ cộng đồng.
Bức trướng được cẩn trên bệ đá hoành tráng, rộng chừng dăm mét ngang, có "tựa đề" là một câu cảm thán:
THÌ RA VẬY!!!
Sau đó là một đoạn văn hơi luộm thuộm về ngữ pháp, được thợ đục trình bày không đẹp, ghi:
Lại một ước mơ ngu xuẩn của "anh" nữa chứ gì?
Câu này không được biểu đạt kỹ để người đọc hiểu người ta hỏi ông Dũng hay ai hỏi ai, nhưng chữ "anh" thiết nghĩ không cần cho vào ngoặc kép.
Tiếp đến là một nội dung:
" Khi những người khác nói với tôi rằng: Tôi không thể làm chuyện này chuyện nọ...Rằng tôi chỉ là một kẻ mơ mộng, điên rồ, ngông cuồng, kiêu kỳ và rồi tôi sẽ thất bại. Tôi thấy tôi bị tổn thương và tức giận, tôi đã dùng nguồn năng lượng tiêu cực của họ cộng với tình cảm tiêu cực của tôi đối với họ, để tạo ra sự bùng nổ cảm xúc, đủ lớn, đủ mạnh, để trợ giúp cho tôi thực hiện những giấc mơ gian khổ.
Một lần nữa xin trả lời:
Thành công là sự trả ơn ngọt ngào nhất!
Thì ra vậy!."
Nhiều người cho rằng, nếu ai đó nghi ngờ ông Dũng "làm chuyện này chuyện nọ" gì đó, ở chỗ khác thì là việc riêng, việc tay đôi, không nhất thiết phải phân bua ở nơi đây.
Nếu họ nghi ngờ ông Dũng làm được ngay cái công trình này thì nên nói thẳng ra thuyết phục hơn.
Và nếu trước ngày đặt viên gạch đầu tiên, có ai đó nghi ngờ năng lực của một cá nhân làm một công trình lớn hàng ngàn tỷ đồng như thế này, thì cũng không phải "tình cảm tiêu cực" và cũng là chuyện bình thường.
Người quân tử không nên nặng lòng vì "ba cái vụ lẻ tẻ" như cách nói Nam bộ trong hoàn cảnh này mà bị "tổn thương" và làm công trình này hầu như chỉ để ... "thể hiện" cho ai đó thấy mình đã làm được thì giá trị văn hóa của công trình ít nhiều bị giảm sút.
Nét đáng nói hơn, là ở vị trí trang trọng này, cho dù bức trướng đá được làm bằng tiền của của ông Dũng, ông có quyền làm gì tùy ý nhưng nên vinh danh một cái gì đó, tuyên xưng một thông điệp gì đó cao cả hơn, phục vụ được nhiều người hơn là dựng bia đá chỉ như là để ... xả stress, để "trả ơn ngọt ngào" như kiểu này.
"Tiểu công trình" khá lớn này ít nhiều gây khó hiểu, khó chịu cho người vào "Lạc cảnh" thăm viếng, nhất là muốn chụp một tấm hình mà nó cứ "dính" vào khuôn ảnh, chẳng có ý nghĩa gì.
Phải chăng, vì những điều lấn cấn này, công trình ngày càng ít người thăm viếng.
Trước ngày "kích hoạt" bằng sự kiện ... đóng cửa, khu "Lạc cảnh" này ế thê thảm, lượng người vào coi chỉ còn bằng một phần mười lúc công trình còn mới mẻ.
Giữa tháng mười vừa rồi, PV giadinhonline.vn có mặt tại giờ cao điểm và trong ống kính, cả trước và sau cổng, trống mênh với vài bóng người!.
Để có một công trình ngàn tỷ, ông Dũng và nhiều người khác đã làm được.
Nhưng để "siêu thoát" khỏi những giới hạn tình cảm nhỏ nhoi, để đạt được cái "Tầm" của người làm văn hóa, để Đại Nam lạc cảnh trở thành một điểm giải trí lành mạnh, đông vui , nhiều ý nghĩa thì gia chủ còn phải phấn đấu nhiều.
Theo Gia Đình Việt Nam
Dấu ấn của đại gia Dũng "lò vôi" tại KDL Đại Nam Đã bỏ không ít công sức để gây dựng nên KDL Đại Nam nhưng ông Dũng "lò vôi" quyết định đóng cửa khiến dư luận phải tiếc nuối Những vụ lùm xùm lẫn tai tiếng xung quanh đại gia Dũng "lò vôi" trong thời gian qua vẫn không thể khiến dư luận phủ nhận dấu ấn của ông đối với khu du lịch...