Hãng bia Heineken rút khỏi thị trường Nga
Công ty sản xuất bia Heineken ( Hà Lan) ngày 28/3 thông báo rút khỏi thị trường Nga.
Chai bia Heineken trong dây chuyền sản xuất ở Schiltigheim, miền Đông Pháp. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Trước đó, đầu tháng 3/2022, Heineken đã dừng bán và sản xuất sản phẩm nhãn hiệu Heineken tại Nga cũng như dừng đầu tư mới và xuất khẩu sang Nga.
Thông báo của Heineken nêu rõ: “Sau khi đánh giá lại hoạt động, chúng tôi kết luận rằng việc sở hữu doanh nghiệp của Heineken tại Nga không còn được bảo đảm cũng như không thể đứng vững được trong môi trường hiện nay. Do đó chúng tôi quyết định rời Nga”.
Heineken cho biết có ý định chuyển giao doanh nghiệp cho một chủ sở hữu mới phù hợp với luật pháp Nga và quốc tế và sẽ không lấy lãi từ giao dịch này. Heineken dự kiến sẽ tốn 400 triệu euro (438,7 triệu USD) cho chi phí bất thường này.
Video đang HOT
Heineken cho biết sẽ tiếp tục hoạt động với quy mô thu hẹp trong thời gian chuyển giao để giảm nguy cơ bị quốc hữu hóa và đảm bảo an toàn cũng như phúc lợi cho nhân viên, khẳng định công ty “đảm bảo trả lương cho 1.800 nhân viên từ nay đến cuối năm 2022 và sẽ làm hết sức để bảo đảm việc làm cho họ trong tương lai”.
Hàng trăm công ty phương Tây đã đóng cửa hàng và văn phòng tại Nga kể từ khi xung đột xảy ra ở Ukraine, trong đó có những doanh nghiệp lớn như Ikea, Coca-Cola và MacDonalds.
Sau Goldman Sachs và JPMorgan, làn sóng ngân hàng rời Nga mới chỉ bắt đầu?
Theo New York Times, Goldman Sachs tuyên bố sẽ rút khỏi thị trường Nga, một trong những động thái tuân thủ lệnh trừng phạt đối với nền kinh tế của nước này.
Goldman Sachs là ngân hàng lớn đầu tiên của Mỹ tuyên bố rút khỏi Nga.
New York Times cho biết, Goldman Sachs đã trở thành ngân hàng lớn đầu tiên của Mỹ tuyên bố sẽ rút khỏi Nga sau khi các chính phủ phương Tây áp đặt một loạt các biện pháp trừng phạt nhằm làm tê liệt nền kinh tế của nước này. Vài giờ sau, JPMorgan Chase, ngân hàng lớn nhất ở Mỹ, cho biết họ cũng đang có hành động tương tự.
Mặc dù các ngân hàng Mỹ đã rút lui khỏi giao dịch trực tiếp với Nga trong những năm gần đây, Goldman, JPMorgan và các ngân hàng khác vẫn duy trì các hoạt động hạn chế để phục vụ các công ty ở đó. Nhưng cuộc tấn công của Nga vào Ukraine đã khiến nhiều tập đoàn toàn cầu từ McDonalds đến Apple hay Visa, Master Card tiến hành dừng hoạt động ở quốc gia này.
Bà Andrea Williams, phát ngôn viên của ngân hàng, cho biết: "Goldman Sachs đang ngừng hoạt động kinh doanh của mình ở Nga để tuân thủ các yêu cầu cấp phép và quy định. "Chúng tôi tập trung vào việc hỗ trợ khách hàng trên toàn cầu trong việc quản lý hoặc hoàn tất các nghĩa vụ đã có từ trước trên thị trường và đảm bảo cuộc sống của người dân".
Goldman có khoảng 80 nhân viên ở Nga và đang thu xếp việc đưa những người này rời đi, bà Williams cho biết. Một số nhân viên trong các bộ phận pháp lý và tuân thủ của Goldman sẽ ở lại trong nước để thực hiện bất kỳ công việc cần thiết nào được phép theo các lệnh trừng phạt do Mỹ và các đồng minh ban hành.
JPMorgan, công ty nắm giữ tài sản cho một số khách hàng trong nước, đang "giải quyết vấn đề kinh doanh của Nga" và không theo đuổi các dự án kinh doanh mới ở đó, Joseph Evangelisti, một phát ngôn viên của công ty, cho biết trong một tuyên bố. Các hoạt động thu nhỏ của ngân hàng cũng bao gồm quản lý rủi ro liên quan đến Nga cho khách hàng và trợ giúp nhân viên, ông nói. Hiện JPMorgan có hơn 100 nhân viên hoạt động tại Nga.
Vào cuối năm 2021, Goldman Sachs có hơn 700 triệu USD từ Nga, liên quan đến các khoản vay và các sản phẩm tài chính như cổ phiếu và trái phiếu, theo một hồ sơ pháp lý gần đây. Đó chỉ là một phần nhỏ trong hoạt động toàn cầu của ngân hàng trị giá 1,5 nghìn tỷ USD.
Hoạt động kinh doanh của JPMorgan ở Nga không đủ lớn để xếp hạng trong số 20 thị trường hàng đầu của chính định chế này. Thị trường thứ 20 trong danh sách của JPMorgan là Mexico, với 4,9 tỷ USD Mỹ. Ngân hàng có tổng tài sản 3,7 nghìn tỷ USD.
Các ngân hàng Mỹ và phương Tây đã rút lui khỏi Nga kể từ năm 2014, khi Mỹ áp đặt các hình phạt sau khi Tổng thống Vladimir V. Putin sáp nhập bán đảo Crimea. Ngân hàng lớn duy nhất của Hoa Kỳ giữ được sự hiện diện đáng kể là Citigroup, có khoảng 3.000 nhân viên ở đó. Citigroup cho biết hôm thứ Tư rằng họ sẽ "đánh giá hoạt động của chúng tôi trong nước".
Bộ phận tiêu dùng của Citi ở Nga đang điều hành các hoạt động hạn chế; ngân hàng đã rao bán doanh nghiệp này như một phần của kế hoạch rút lui khỏi thị trường nước ngoài rộng rãi hơn được công bố vào năm ngoái. Ngân hàng có 9,8 tỷ USD giao dịch với Nga vào cuối năm 2021, bao gồm các khoản cho vay doanh nghiệp và tiêu dùng và chứng khoán nợ của chính quyền địa phương, theo một hồ sơ. Mark Mason, Giám đốc tài chính của Citi, đã nói với các nhà đầu tư vào tuần trước rằng họ đang làm việc để giảm bớt lượng tài sản đó.
Các biện pháp trừng phạt kinh tế mới nhất đối với Nga có thể gây ra những hậu quả gián tiếp sâu rộng vì quy mô nền kinh tế và các mối liên kết quốc tế của nước này. Nga là nước xuất khẩu lớn các nguyên liệu thô như dầu mỏ, khí đốt tự nhiên và lúa mì.
Citigroup cũng là ngân hàng Mỹ duy nhất có hoạt động tại Ukraine. Jane Fraser, Giám đốc điều hành của Citigroup, cho biết tuần trước, hiện họ có hơn 200 nhân viên ở đó và đang giúp những người muốn rời khỏi biên giới để sang Ba Lan.
Lại là loạt ảnh chứng minh Nhật Bản như "xứ sở diệu kỳ" giữa đời thường, sao cái gì cũng sáng chế ra được vậy? Gọi Nhật Bản là "xứ sở diệu kỳ" vì quốc gia này ẩn chứa quá nhiều điều độc lạ. Khỏi cần nói nhiều chắc dân mạng Việt Nam cũng biết hàng loạt danh xưng được gán cho nước Nhật, nào là "quốc gia ngoài hành tinh", "đất nước đến từ tương lai", "vùng đất của năm 3021"... Sở dĩ gọi vậy là vì...