Hàng bánh mì “xưa và đắt” bậc nhất Hà Nội có món pate gan ngỗng trứ danh, đến giờ vẫn nổi và được nhiều người yêu thích
Không chỉ khác biệt trong từng loại nhân, bánh mì Nguyên Sinh còn gây ấn tượng đặc biệt bởi món pate gan ngỗng trứ danh.
Chẳng biết từ bao giờ, cùng với rất nhiều đặc sản khác, nào cốm, nào ô mai, bún thang, phở…, bánh mì cũng trở thành món ăn góp phần đặc biệt quan trọng trong nền ẩm thực đất Hà thành.
Nói đến bánh mì ở Hà Nội, đúng là có vô vàn loại bánh, vô vàn kiểu ăn. Từ những chiếc bánh chỉ 10k, rồi 20k, 30k…, thậm chí còn nhiều hơn thế. Mỗi loại một hương vị và mang nét đặc trưng riêng. Trong số đó, người ta bỗng thấy có một “nhân vật” có sự khác biệt rất lớn, ấy chính là những chiếc bánh mì Nguyên Sinh.
Tiệm bánh mì Nguyên Sinh được mở ra ở Hà Nội từ năm 1942, đến nay cũng ngót nghét 80 năm rồi. Sau này, tiệm còn mở thêm ở Sài Gòn và cứ thế, các cơ sở cùng tồn tại cho đến tận bây giờ.
Bánh mì Nguyên Sinh khác biệt rất lớn với các tiệm, các hàng bánh mì khác tại Hà Nội hiện nay. Thường thì người ta cho pate, xúc xích, lạp xưởng, trứng… vào nhân bánh, nhưng ở Nguyên Sinh lại sử dụng các loại thịt nguội. Kiểu nhân này thường phổ biến hơn ở Sài Gòn chứ Hà Nội lại không có nhiều.
Cách thưởng thức bánh mì cũng rất đặc biệt. Người ta phục vụ bằng một đĩa gồm nhiều loại thịt khác nhau như pate gan ngỗng, xúc xích, giò thủ, giò heo rút xương, thịt hun khói…, thêm chút dưa góp và sốt cũng do nhà làm. Bánh mì thì để riêng bên ngoài. Khi ăn, khách tự xé bánh mì ăn cùng hoặc kẹp thịt nào tuỳ ý. Giá mỗi suất như vậy là 95k.
Các món thịt nguội đều được làm theo bí quyết gia truyền do người chủ đầu tiên truyền lại. Rồi cứ thế, các đời con, cháu về sau duy trì theo đó. Dù hình thức có thể không khác biệt nhiều với những nơi khác, nhưng hương vị lại có nét rất riêng.
Video đang HOT
Ấn tượng nhất ở Nguyên Sinh phải kể đến món pate gan ngỗng với hương vị đặc trưng không lẫn với bất kì hàng nào. Với bí quyết riêng trong cách chế biến, nêm nếm gia vị mà người đầu bếp đã làm được nên món pate vừa ngon, bắt vị, lại còn có mùi thơm quyến rũ.
Ngoài bánh mì, ở Nguyên Sinh còn bán rất nhiều món khác như bít tết, súp, spaghetti… Đa phần khách đến đều mua bánh để mang đi, nhiều người thì mua riêng cả pate gan ngỗng để ăn kèm với các món khác.
Bạn đã ăn thử bánh mì ở đây chưa?
Bánh mì Nguyên Sinh
Địa điểm: 17 – 19 Lý Quốc Sư/ 201 AB Đội Cấn, Hà Nội
Thời gian mở cửa: 7h – 22h
Giá cả: 30k – 100
Đánh giá của người viết: 7/10 (có thể thử)
Theo ttvn.vn
Những món bún chất lừ, nổi tiếng khắp 3 miền
Bún thang, bún hến, bún nước lèo, bún mắm... là những món dễ ăn với những hương vị đặc trưng khắp 3 miền mà bạn đừng nên bỏ lỡ.
Bún thang
Bún thang được chế biến cầu kỳ với nhiều nguyên liệu. Ảnh: Baogiaothong
Đây là món ăn được xếp vào hàng đặc sản trong các loại bún của Hà Nội. Không chỉ nổi tiếng bởi vì ngon, món ăn này còn rất cầu kỳ trong cách chế biến. Nguyên liệu để chế biến món ăn này gồm tôm, trứng vịt, giò lụa, nấm hương... Bát bún thang trông thật hấp dẫn với cách chế biến cầu kỳ từ rất nhiều nguyên liệu thái chỉ sẵn như trứng rán mỏng, giò lụa, lườn gà xé, mùi tàu và rau răm. Trước khi ăn, bún thường được các thực khách bỏ thêm một chút hạt tiêu, tỏi, giấm ớt và đặc biệt là tinh dầu cà cuống.
Bún ốc
Bún ốc vốn là món ăn đặc trưng của Hà Nội bởi sự tinh tế, cầu kỳ và hương vị khó lẫn bởi thứ nước dùng chua chua thanh thanh, thêm chút cay của ớt chưng, hòa quyện cùng vị béo ngậy của từng con ốc, bùi bùi của đậu phụ.
Người ăn bị hấp dẫn với bát bún ốc thơm phức với những con ốc dai giòn, béo ngậy, vị bùi ngọt của những miếng đậu phụ chiên, màu đỏ tươi của vài lát cà chua cùng một chút hành hoa thái nhỏ. Ớt xào cay, mắm tôm cùng các loại rau sống luôn được ăn kèm với món bún để tạo nên hương vị thật đậm đà.
Bún bò Huế
Bún bò Huế là món ăn nổi tiếng khắp 3 miền. Ảnh: I.T
Bún bò được chế biến từ bún, giò heo, thịt bắp bò và nước dùng có màu đỏ ngon mắt. Người dân Huế thường thêm một chút mắm ruốc vào nước dùng của bún để tăng thêm hương vị cố đô đặc trưng. Một tô bún phải có thêm chút ớt bột và gia vị và được ăn kèm với nhiều loại rau như bắp chuối xắt nhỏ, rau cải con, xà lách, rau thơm và giá.
Bún nước lèo
Bún nước lèo khác biệt ở cách chế biến nước. Ảnh: cooky
Bát bún nước lèo được chế biến khá đơn giản chỉ gồm bún, thịt quay, cá, tôm nhưng mang đến cho thực khách sự hấp dẫn bởi vị đậm đà mà thanh ngọt. Rau muống, húng thơm, bắp chuối, giá đỗ thường ăn kèm với bún nước lèo. Chỉ cần ăn một miếng, bạn đã cảm nhận rõ ràng hương vị đặc trưng của món ăn.
Bún hến
Bún hến thanh đạm, dễ ăn được nhiều du khách thích thú. Ảnh: I.T
Thành phần hương vị tinh tế với rau thân chuối xắt nhỏ, hoa chuối xắt mỏng, rau diếp, hạt mè, đậu phộng chiên, da heo chiên, bún, hến... Một tô bún hến Huế vừa đủ ăn mà không quá no,;rất thích hợp với ăn chơi lúc xế chiều. Ngoài những con hến bé bằng đầu ngón tay út đặc trưng của đất kinh kỳ (Huế); món ăn này còn hút thực khách với hương thơm của mắm ruốc ăn kèm.
Theo 24h.com.vn
Tranh thủ thưởng thức ẩm thực đường phố Hà Nội nhân ngày lễ vắng vẻ Hiếm khi đường phố Hà Nội mới vắng vẻ, bạn còn chần chừ gì mà không đi hết những ngóc ngách thủ đô để thưởng thức ẩm thực đường phố trong không khí yên bình. Cháo sườn: Cháo sườn từ lâu là món ăn phổ biến của người Hà Nội. Món ăn này được bán vào mọi thời điểm trong ngày, là bữa...