Hàn-Triều duy trì đường dây nóng hàng ngày dù quan hệ căng thẳng
Sáng 4/4, Hàn Quốc và Triều Tiên vẫn thực hiện cuộc điện đàm định kỳ qua đường dây nóng, bất chấp việc Bình Nhưỡng cảnh báo về những hậu quả nghiêm trọng cuối tuần qua.
Một sĩ quan liên lạc điện đàm với đại diện bên Triều Tiên tại văn phòng liên lạc chung ở Seoul ngày 27/7/2021. Ảnh: Yonhap
Dẫn lời một quan chức thuộc Bộ Thống nhất Hàn Quốc, hãng thông tấn Yonhap cho biết: “Cuộc điện đàm hàng ngày giữa Hàn Quốc và Triều Tiên bắt đầu lúc 9h sáng vẫn diễn ra như bình thường tại văn phòng liên lạc liên Triều”.
Trước đó, vào ngày 3/4, bà Kim Yo-jong, quan chức cấp cao đảng Lao động Triều Tiên và là em gái nhà lãnh đạo Kim Jong-un, đã lên án phát ngôn mới đây của Bộ trưởng Quốc phòng Hàn Quốc Suh Wook về năng lực của Seoul trong khả năng tấn công Bình Nhưỡng.
Hãng thông tấn trung ương Triều Tiên (KCNA) ngày 3/4 dẫn lời bà Kim Yo-jong cho rằng bình luận của Bộ trưởng Suh Wook “sẽ chỉ làm trầm trọng thêm quan hệ liên Triều và căng thẳng quân sự trên bán đảo Triều Tiên”. Ngoài ra, bà Kim Yo-jong cũng khẳng định Triều Tiên “đang cân nhắc nhiều thứ” và Hàn Quốc “có thể đối diện với mối đe dọa nghiêm trọng” vì bình luận kiểu này.
Ngày 1/4, Bộ trưởng Hàn Quốc Suh Wook tuyên bố quân đội của ông có năng lực tấn công “chính xác và nhanh gọn” cơ sở chỉ huy và phóng tên lửa của Triều Tiên trong trường hợp có dấu hiệu xảy ra một vụ phóng nhằm vào Hàn Quốc.
Hàn Quốc thiết lập đường dây khẩn cấp với các doanh nghiệp hoạt động tại Nga
Chính phủ Hàn Quốc ngày 24/2 đã thiết lập đường dây liên lạc khẩn cấp với các công ty đang hoạt động tại Nga và mở văn phòng tư vấn cho các công ty xuất khẩu nhằm giảm thiểu tác động từ khủng hoảng Nga - Ukraine đến lĩnh vực công nghiệp của nước này.
Container hàng hóa tại cảng Busan, Hàn Quốc ngày 13/5/2020. Ảnh minh họa: YONHAP/TTXVN
Theo Bộ Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng, hiện có khoảng 120 công ty Hàn Quốc đang hoạt động tại Nga và chính phủ đã thiết lập đường dây nóng để hỗ trợ cần thiết trong bối cảnh căng thẳng leo thang trong khu vực. Trong ngày 24/2, Hàn Quốc đã hỗ trợ sơ tán 43 công dân đến Ukraine với mục đích kinh doanh
Bộ chủ quan cũng mở ban phụ trách dịch vụ tư vấn cho các nhà xuất khẩu Hàn Quốc về các lệnh trừng phạt quốc tế dự kiến sẽ áp dụng đối với Nga và các hỗ trợ pháp lý khác. Bộ Ngoại giao Hàn Quốc ngày 24/2 cho biết, nước này đang tham vấn với Mỹ và các nước khác để lên kế hoạch chi tiết các biện pháp kiểm soát xuất khẩu đối với Nga. Tổng thống Mỹ Joe Biden đã cảnh báo về "các biện pháp trừng phạt nghiêm khắc" đối với Nga và Hàn Quốc tuyên bố sẽ tham gia động thái này.
Xuất khẩu của Hàn Quốc sang Nga và Ukraine chiếm tỷ trọng tương đối thấp, nhưng căng thẳng địa chính trị được cho là có tác động tiêu cực đến ngành công nghiệp và nền kinh tế của nước này trong dài hạn, do cơ cấu tăng trưởng dựa vào xuất khẩu của Hàn Quốc phụ thuộc nhiều vào nguyên liệu thô nhập khẩu.
Chính phủ Hàn Quốc cũng tăng cường giám sát nguồn cung cấp năng lượng, giống cây trồng và các mặt hàng nông nghiệp thiết yếu khác trong bối cảnh giá dầu toàn cầu và các loại năng lượng khác có thể tăng cao do tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng Ukraine.
Bộ Tài chính Hàn Quốc cho biết nước này đã có các phương án dự phòng như đa dạng hóa các kênh nhập khẩu, thúc đẩy sản xuất trong nước và tăng cường hợp tác với các quốc gia đối tác nhằm đảm bảo ổn định chuỗi cung ứng.
Trong thông cáo ra ngày 24/2, Bộ Tài chính khẳng định bất chấp căng thẳng Nga- Ukraine leo thang, hiện chưa có động thái hoặc dấu hiệu bất thường nào có thể gây ra tác động lớn đến nền kinh tế Hàn Quốc. Hàn Quốc đã chuẩn bị đẩy đủ cho mọi tình huống.
Các nước vận hành đường dây nóng về bạo hành trẻ em thế nào? Việc báo các trường hợp nghi vấn bạo hành trẻ em từ sớm được coi là bước đầu ngăn ngừa mối nguy hiểm có thể xảy ra với các nạn nhân. Trên thế giới, nhiều nước đã vận hành hiệu quả đường dây nóng tố giác bạo hành trẻ em. Ảnh minh họa. Nguồn: RT Anh Cảnh sát Anh nhấn mạnh nếu người...