Han Sara xin lỗi vì ăn mặc phản cảm và gỡ bỏ tiết mục “Cô gái mở đường”
Màn trình diễn “Cô gái Gen Z” sáng tạo dựa trên ca khúc “ Cô gái mở đường” của Han Sara tại The Heroes nhận những ý kiến trái chiều.
Mới đây, nữ ca sĩ chính thức lên tiếng xin lỗi và gỡ bỏ video.
Han Sara đang đứng giữa tâm bão chỉ trích khi trình diễn “Cô gái Gen Z” dựa trên ca khúc cách mạng “Cô gái mở đường” của cố nhạc sĩ Xuân Giao. Khán giả cho rằng, Han Sara mặc váy ngắn và chuyển tải thông điệp không đúng với tinh thần ca khúc “Cô gái mở đường”.
Sau khi bị nhiều khán giả chỉ trích, Han Sara chính thức lên tiếng trên trang cá nhân. Cô đại diện cho team T-Sa (gồm Han Sara và producer T.R.I) tại The Heroes 2021 gửi lời xin lỗi đến khán giả.
Cụ thể, Han Sara cho biết, sau khi nhận được chủ đề từ master Nguyễn Hải Phong, Sara cùng producer T.R.I đã quyết định chọn làm mới “Cô gái mở đường” vì cả team đều rất yêu thích ca khúc nổi tiếng này.
“Từ nội dung ý nghĩa của ca khúc “Cô Gái Mở Đường”, team T-Sa đã sáng tạo “Cô gái Gen Z” với mong muốn truyền tải thông điệp nữ quyền của những cô gái thế hệ mới, tiếp bước và “mở đường” cho những điều mới mẻ trong cuộc sống, sự nghiệp”, Han Sara trần tình.
Nữ ca sĩ gửi lời xin lỗi khán giả và thông báo đã xóa video trên YouTube, Tiktok và các nền tảng khác: “Sau khi lên sóng, team T-Sa nhận được nhiều ý kiến cho rằng, sự sáng tạo lần này chưa phù hợp với nguyên bản của ca khúc “Cô gái mở đường”.
Đây là một thiếu sót lớn của team nên rất mong quý khán giả thông cảm và bỏ qua. Team T-Sa và chương trình The Heroes cũng xin phép tháo gỡ tất cả dữ liệu của tiết mục”.
Han Sara bị chê phản cảm. Ảnh: NSX.
Han Sara trình diễn ca khúc “Cô gái Gen Z” tại đêm chung kết 1 The Heroes hôm 6.11. Ca khúc được làm lại trên nền nhạc EDM, kết hợp hát với rap. Nữ ca sĩ có nhiều câu rap đề cao nữ quyền như: “Nữ nhân hào khí ngút trời/ Mẫu Âu Cơ vạn tuế/ Hai Bà Trưng xưng vương một thời còn Hồ Xuân Hương lưu danh hậu thế”.
“Đàn ông dù có là ai thì cũng được sinh ra từ một người phụ nữ/ Chị em chúng tôi là một cuốn từ điển còn các anh thì luôn phải tìm từng chữ”.
Ca khúc cũng sử dụng 3 câu hát từ bản gốc “Cô gái mở đường” là: “Ơi những cô con gái đang ngày đêm mở đường/ Hỏi em bao nhiêu tuổi mà sức em phi thường/ Em đi lên rừng cây xanh mở lối, em đi lên núi núi ngả cúi đầu”.
Tuy nhiên, sau khi lên sóng, màn trình diễn của Han Sara nhận nhiều ý kiến cho rằng, bản phối EDM của team Han Sara làm mất đi tính trang nghiêm, hào hùng vốn có của ca khúc cách mạng. Ngoài ra, nhiều người chê trách Han Sara và dàn vũ công vì mặc váy ngắn, phản cảm, không phù hợp nội dung tác phẩm.
Hoaprox: 'Tôi bị hiểu lầm là nhà sản xuất âm nhạc Trung Quốc'
Hoaprox (Nguyễn Thái Hòa) từng bị hiểu nhầm là producer người Trung Quốc khi bản nhạc "Ngẫu hứng" gây sốt ở quốc gia tỷ dân.
EDM (Electronic Dance Music) là tên gọi chung của các thể loại âm nhạc màu sắc điện tử. Ba năm trước, tiềm năng phát triển của EDM được định mức hơn 7 tỷ USD. Sự tác động của đại dịch Covid-19 khiến EDM chững lại, nhưng đây vẫn là dòng nhạc được dự đoán còn tiềm năng lâu dài để ít nhất truyền cảm hứng đến thế hệ Gen Z.
Tại Việt Nam, EDM trở thành xu hướng âm nhạc từ những năm 2014-2015. Touliver, SlimV thuộc thế hệ tiên phong của dòng nhạc này ở thị trường trong nước. Gần đây, Hoaprox - producer sinh năm 1997 - nổi lên bằng loạt bản nhạc EDM gây sốt. Trong đó, With You (Ngẫu hứng) và I Cant Find You đưa tên tuổi Hoaprox lan tỏa tới khán giả quốc tế.
Video đang HOT
Hoaprox đã ký hợp đồng phát hành sản phẩm ở những hãng đĩa hàng đầu của dòng EDM, bao gồm Spinnin Records (Hà Lan), Monstercat (Canada) và Universal Music (Pháp).
Thông qua Zing , Hoaprox trải lòng về niềm vui, nỗi buồn, hào quang và cả thời điểm ác mộng của một producer theo đuổi dòng EDM. Bi kịch là khi producer đứng trên bàn làm nhạc, truyền cảm xúc phấn khích cho hàng vạn người. Nhưng phía sau ánh đèn sân khấu, đôi lúc chỉ còn lại sự cô đơn với Hoaprox.
Hoaprox kiên trì theo đuổi màu sắc EDM đúng nghĩa trong nhiều năm. Ảnh: Bá Ngọc
Tay ngang làm nhạc
Tôi luôn thẳng thắn nói rằng mình là tay ngang khi làm nhạc EDM!
EDM đã có tuổi đời hàng chục năm ở các thị trường âm nhạc hàng đầu. Những producer đình đám của thể loại EDM trên thế giới thường đi qua nhiều năm đào tạo bài bản, tiếp thu kiến thức chuyên sâu. EDM ở làng Âu - Mỹ đã trở thành văn hóa âm nhạc.
Trong khi đó, ở thị trường Việt, những producer theo đuổi dòng này chủ yếu tự tìm tòi và học hỏi cách làm của đồng nghiệp quốc tế. Đó là lý do tôi gọi mình là tay ngang, bởi sau gần 10 năm tiếp cận âm nhạc và làm nghề, sự phát triển của EDM Việt chỉ ở mức là xu hướng âm nhạc và chưa xây được cái nền thật sự vững.
Năm 15 tuổi, tôi xác định âm nhạc là đam mê và tự nhủ phải nghiêm túc trên con đường đó. Tôi nghe qua loạt thể loại, nhưng EDM là thứ đọng lại duy nhất. Trong ký ức của tôi, EDM Việt chớm nở với cộng đồng trên dưới 1.000 người thời điểm hơn 10 năm trước. Sau đó, EDM phát triển chóng mặt và trở thành màu sắc lạ để khán giả Việt thưởng thức.
Touliver và SlimV và dàn producer góp mặt ở The Remix mùa đầu có thể xem là những người tiên phong của EDM Việt. Và tôi thuộc thế hệ trưởng thành kế tiếp bắt theo xu hướng âm nhạc mới.
Tôi nhận cát-xê đầu tiên giá khoảng 1 triệu đồng, cho bản nhạc hợp tác với một DJ. Tháng 8/2015, tôi lần đầu bước lên sân khấu, trong một party ở TP.HCM có khoảng 1.000 khán giả. Tôi choáng khi lần đầu đứng trước đám đông và trình diễn màu sắc âm nhạc do mình sáng tạo ra.
EDM Việt bùng nổ ở chính thời điểm đó. Các party, sự kiện, festival (lễ hội) về EDM mọc như nấm sau mưa. Tôi vươn lên từng cấp độ, từ sân khấu hàng nghìn, đến chục nghìn và vài chục nghìn người. Xen lẫn hành trình đó, tôi góp mặt ở The Remix mùa 3, cùng đội Bảo Thy giành ngôi quán quân.
Hai nỗi ám ảnh khi làm nhạc EDM
Tham dự The Remix là bước ngoặt cho sự nghiệp của tôi. Trước tiên, gia đình hiểu tôi làm công việc gì. Những ngày đầu vào nghề, tôi lầm lũi, đeo tai nghe và làm việc riêng một góc. Những người thân cận nhất cũng khó hình dung thứ mà tôi đam mê.
Những người theo đuổi EDM, thường đối diện cùng một vấn đề là sự cô đơn. Kỳ lạ ở chỗ, chúng tôi làm nhạc sôi động để mang tới cảm hứng cho khán giả, nhưng bản thân lại có tâm trạng trái ngược. Bởi giới producer EDM thường làm việc xuyên đêm, dán mắt vào màn hình và con chuột.
Chúng tôi tập trung tối đa cho một bản nhạc, thường có tiết tấu nhanh, sôi động. Và khi nghe đi nghe lại quá nhiều âm thanh sôi động, chúng tôi không còn thấy sôi động nữa, mà rơi vào các trạng thái cảm xúc chính mình cũng không thể diễn tả.
Tôi từng có giai đoạn thức trắng đêm để làm nhạc, ngủ cả buổi sáng, đi diễn, rồi lại thức và lặp lại cái guồng ác mộng đó. Những người sản xuất âm nhạc - không chỉ EDM mà trên mọi thể loại - thông thường phải đảm bảo yếu tố được tập trung. Mà để có sự tập trung, phương án nhanh và gọn nhất là làm việc một mình trong đêm khuya.
Hoaprox nổi lên khi là chàng trai đôi mươi và đã nếm đủ "ngọt, bùi" cùng EDM. Ảnh: NVCC.
- Liệu bản nhạc đi qua công đoạn mix-mastering có hoàn hảo, đáp ứng các tiêu chí hay không?
- Sản xuất một bản nhạc vì cái tôi hay phục vụ khán giả?
Tôi ám ảnh vì hai câu hỏi đó trong suốt quãng đường đã qua đi theo EDM, đặc biệt ở trường hợp thứ hai. Nhắc lại câu chuyện EDM tại Việt Nam chỉ đang phát triển ở mức xu hướng để thấy cách tiếp cận của khán giả là khác biệt so với thị trường quốc tế.
Ở Âu - Mỹ, EDM là văn hóa lâu đời. Trong những sự kiện hay festival nhạc điện tử, khán giả quốc tế đều tận hưởng hết mức. Họ hiểu EDM là thế nào, cảm nhạc ra sao và những cách hòa mình cùng người biểu diễn.
Còn với khán giả Việt Nam, sự cảm thụ về EDM chưa ở mức tự nhiên. Thông thường, họ sẽ bật nhảy theo hiệu ứng đám đông xung quanh, hoặc nghe tới một ca khúc quen thuộc - dù giai điệu đó chưa thật "máu". Còn khi tôi trình diễn bản nhạc của mình, đậm bass cùng giai điệu phấn khích, thì khán giả thờ ơ.
Trong suy nghĩ của tôi, dường như mình đang phục vụ cho nhu cầu thưởng thức của khán giả, hơn là làm nhạc vì cái chất của mình. Tôi đánh lên bài nhạc, đám đông ở dưới nhún nhảy và hát theo, nhưng trong lòng không thật sự thỏa mãn. Sự chênh lệch giữa thị trường Việt và âm nhạc thế giới khiến những người làm nghề cũng bị lệch pha cảm xúc.
Tôi biết đó là câu chuyện không của riêng ai. Mỗi producer phải chấp nhận và tìm cách giải quyết, hơn là chờ đợi vào sự thay đổi. Đó là lý do tôi tìm cơ hội phát triển ở thị trường quốc tế, song song việc duy trì chỗ đứng ở trong nước. Về cơ bản, tôi nhận thấy bản thân đang đi đúng hướng và nỗi ám ảnh "sản xuất một bản nhạc vì cái tôi hay phục vụ khán giả" cũng dần vơi đi.
Nhìn quốc tế để thấy bản thân nhỏ bé
Nhiều khán giả hiểu lầm về chuyện người sản xuất âm nhạc điện tử là một DJ thông thường, chuyên biểu diễn ở các sự kiện. Mà thực tế, vai trò sản xuất âm nhạc sẽ đảm đương loạt công đoạn. Tôi vẫn kết hợp cùng các ca sĩ sản xuất âm nhạc, hoặc tự làm ra sản phẩm của riêng mình và mời ê-kíp khác hợp tác.
Nói một cách dễ hiểu, nhà sản xuất âm nhạc EDM khác DJ ở chỗ, chúng tôi là nghệ sĩ, có thể tự phát hành sản phẩm.
Tôi may mắn khi được đồng hành cùng Spinnin Records, Monstercat hay Universal Music. Trong đó, Spinnin là hãng đĩa lớn đầu tiên tiếp cận tôi và ký hợp đồng phát hành sản phẩm. Monstercat là cộng đồng mà những người làm EDM đều khao khát hợp tác. Trong khi đó, Universal sẽ giúp sản phẩm của tôi lan tỏa đến nhiều khán giả hơn.
Bản Ngẫu hứng nhận hàng tỷ lượt streams ở Trung Quốc.
Tôi nói mình là tay ngang trong EDM. Khi tiếp cận các ê-kíp sản xuất hàng đầu các hãng đĩa, tôi càng nhận ra điều đó. Sự thật là những producer khi được đào tạo bài bản, lớp lang sẽ có cách làm nhạc khác biệt. Bản With You - hợp tác với ê-kíp của Alan Walker - là một trong những sản phẩm khiến tôi được mở mang tầm mắt.
Vài năm trước, khi làm nhạc, tôi thường suy nghĩ kiểu "đao to búa lớn". Cụ thể là luôn muốn tạo ra bản nhạc thật sức nặng, dẫn đến suy nghĩ quá nhiều về cách sử dụng âm thanh. Đến khi làm việc trực tiếp cùng producer quốc tế, tôi nhìn ra một điều, họ sản xuất trên 2 tiêu chí - hiệu quả và đơn giản.
Một producer hàng đầu với vốn kinh nghiệm dày dặn, tay nghề cao sẽ làm đơn giản những công đoạn tưởng chừng phức tạp. Đây là phẩm chất mà bản thân tôi phải học hỏi rất nhiều. Ngay lúc này, tôi cảm thấy nhỏ bé trước tài năng, quy trình sản xuất của những producer thế giới.
Tôi từng phải lên tiếng đính chính khi Ngẫu hứng bị hiểu lầm là bản EDM của một producer Trung Quốc. Gần đây, With You - phiên bản hoàn thiện của Ngẫu hứng - được khán giả ở Na Uy nghe nhiều nhất trong hơn 8 triệu lượt nghe - đứng trên cả Việt Nam.
Những bước đi đầu tiên của tôi trên con đường quốc tế đã có thành quả ban đầu.
Hai năm qua, nền công nghiệp EDM ảnh hưởng nặng vì dịch bệnh. Covid-19 đã tách biệt đám đông, dẫn đến các sự kiện, festival âm nhạc điện tử không thể sáng đèn. Những producer hàng đầu ở thể loại nhạc điện tử đành tạm gác lại kế hoạch, chờ ngày sân khấu trở lại và phát hành dự án mới. Với producer Việt, đây là giai đoạn không thể toàn tâm để nghĩ tới sản xuất âm nhạc.
Covid-19 rồi sẽ qua, và âm nhạc sẽ khôi phục đúng vị thế sẵn có. Đây là dịp quý giá để chính bản thân tôi nhìn lại chặng đường gần 10 năm làm nghề. Những thế hệ đàn anh, hoặc đồng nghiệp cùng giai đoạn, phần lớn đều rẽ sang con đường phù hợp thị trường nhạc Việt. Họ hướng tới mainstream (chính thống) để làm nhạc cho lớp nghệ sĩ Vpop.
Hướng tới mainstream là một trong những kế hoạch tôi vạch ra trong tương lai, nhưng sẽ chiếm phần nhỏ thôi, vì với tôi, niềm đam mê với EDM là tất cả!
EDM từng đứng trên đỉnh làng nhạc thế giới ở giai đoạn 2016-2018. Các producer Marshmello, Alan Walker, Skrillex, The Chainsmokers, David Guetta, Acivii hay Martin Garrix đã tạo ra loạt bản nhạc, MV thuộc dòng EDM hút tỷ lượt nghe.
Những producer hàng đầu đều ít nhất một lần trải qua cảm giác cô đơn, áp lực khi gánh trên vai trọng trách truyền sự sôi động, năng lượng tích cực đến khán giả. Hơn 3 năm trước, làng EDM chịu cú sốc khi Acivii đột ngột qua đời. Chủ nhân hit Wake Me Up đã tự kết liễu cuộc đời vì chứng trầm cảm.
Trên sân khấu, Avicii là chàng trai tuyệt vời, người vẽ ra những giai điệu bất hủ của dòng EDM. Nhưng khi trở về, ngồi một mình ở phòng thu, loạt cảm xúc tệ hại bủa vây Avicii và cái chết là sự lựa chọn cuối cùng.
Khoe ảnh "da thịt" hút mắt kèm dòng trạng thái gây chú ý, Noo Phước Thịnh lại bị cho là chơi chữ phản cảm Noo Phước Thịnh từng gây xôn xao vì chơi chữ nhạy cảm. Trên trang fanpage mới đây, Noo Phước Thịnh có chia sẻ hình ảnh khoe body cùng ngực trần vạm vỡ sau thời gian dài luyện tập thể thao. Đi kèm với bức ảnh khoe "da thịt", Noo Phước Thịnh có đăng tải dòng trạng thái chúc mừng chị em phụ nữ...