Hàn Quốc yêu cầu Triều Tiên xin lỗi vụ ‘bắn chết quan chức’
Hàn Quốc yêu cầu Triều Tiên phải giải thích, xin lỗi vì bắn chết quan chức nước này, đồng thời trừng phạt những người chịu trách nhiệm.
“ Việc bắn chết công dân của chúng tôi, người không có vũ khí cũng không có ý định kháng cự, và làm tổn hại thi thể ông ấy không thể được biện minh vì bất kỳ lý do gì. Triều Tiên cần xin lỗi và có hành động rõ ràng để ngăn chặn bất kỳ sự việc nào như vậy tái diễn“, Suh Choo-suk, trưởng ban thư ký Hội đồng An ninh Quốc gia (NSC) thuộc Phủ tổng thống Hàn Quốc hôm nay cho hay.
Bộ Quốc phòng Hàn Quốc trước đó nói rằng quan chức 47 tuổi thuộc Bộ Đại dương và Nghề cá mất tích khỏi con tàu 499 tấn trưa 21/9 khi đang làm nhiệm vụ kiểm tra ngoài khơi đảo Yeonpyeong.
“ Triều Tiên phát hiện người này trong vùng biển của họ và bắn ông ấy, sau đó đốt thi thể, theo phân tích kỹ lưỡng của quân đội chúng tôi từ nhiều nguồn tin tình báo“, Bộ Quốc phòng cho biết. “ Quân đội của chúng tôi lên án mạnh mẽ hành động này và kêu gọi Triều Tiên giải thích cũng như trừng phạt những người chịu trách nhiệm“.
Triều Tiên hiện chưa bình luận về thông tin từ phía Hàn Quốc.
Tàu cao tốc Hàn Quốc tuần tra ngoài khơi đảo Yeonpyeong gần Triều Tiên hồi tháng 7. (Ảnh: Yonhap)
Đây là lần đầu tiên một công dân Hàn Quốc bị bắn chết ở Triều Tiên kể từ tháng 7/2008, sau khi Park Wang-ja bị bắn chết tại khu nghỉ mát trên núi Kumgang của Triều Tiên khi đang lang thang trong khu vực cấm.
Video đang HOT
Sự việc được cho là sẽ tiếp tục làm xấu đi mối quan hệ liên Triều vốn đã rạn nứt nặng nề sau khi Triều Tiên phản đối truyền đơn từ Hàn Quốc và giật sập tòa nhà văn phòng liên lạc liên Triều hồi tháng 6.
Theo quan chức Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Hàn Quốc (JSC), quan chức mất tích được cho là đã nhảy xuống biển trong một nỗ lực bị nghi là đào tẩu sang Triều Tiên và trôi dạt vào vùng biển Triều Tiên. Đồng nghiệp của quan chức tìm thấy đôi giày của ông trên tàu và báo tuần duyên. Tuy nhiên, hoạt động tìm kiếm sâu rộng không mang lại kết quả nào.
Khi phát hiện người này trên biển vào khoảng 15h30 ngày 22/9, các thủy thủ của một tàu Triều Tiên đã đeo mặt nạ phòng độc và chất vấn ông này từ xa. Người đàn ông Hàn Quốc mặc áo phao và bám vào một món đồ trôi nổi.
Trong cuộc chất vấn, quan chức Hàn Quốc dường như bày tỏ mong muốn đào tẩu sang Triều Tiên, theo một quan chức JCS. Thiết bị giám sát của Hàn Quốc trên đảo Yeonpyeong ghi nhận ngọn lửa vào tối 22/9, sau đó được xác nhận là do Triều Tiên hỏa thiêu thi thể quan chức nói trên.
Đồng nghiệp của quan chức này tại Cục Quản lý Nghề cá Tây Hải, cơ quan thuộc Bộ Đại dương và Nghề cá, cho biết ông đang gặp vấn đề tài chính. Quan chức này từng xem xét nộp đơn phá sản vì nợ nần. Ông ly hôn 4 háng trước và đã vay tiền từ nhiều đồng nghiệp với khoản nợ đã vượt quá 20 triệu won (17.000 USD). Một số chủ nợ thậm chí đã nộp đơn yêu cầu tòa án ra lệnh tịch thu lương của ông.
Giới chức Hàn Quốc cho rằng Triều Tiên bắn quan chức có thể là một phần của hướng dẫn chống COVID-19.
Triều Tiên đã nỗ lực hết sức để ngăn chặn đại dịch COVID-19, dù Bình Nhưỡng tuyên bố chưa ghi nhận trường hợp nào. Nước này đã đóng cửa biên giới với Trung Quốc hồi tháng 1 và nâng mức khẩn cấp tối đa đối phó COVID-19 hồi tháng 7.
Đầu tháng này, Tư lệnh Lực lượng Mỹ tại Hàn Quốc (USFK), tướng Robert Abrams cho biết Triều Tiên đã triển khai các lực lượng hoạt động đặc biệt gần biên giới với Trung Quốc và ra lệnh bắn những người vượt biên. Các quan chức quân sự ở đây vẫn chưa thể xác nhận liệu lệnh này có được áp dụng ở khu vực biên giới liên Triều.
Đường giới hạn phía Bắc (NLL) giữa Hàn Quốc và Triều Tiên. (Đồ họa: Korea Herald)
Trong khi các vụ đào tẩu ở bán đảo Triều Tiên chủ yếu là người Triều Tiên tới Hàn Quốc, năm nay đã chứng kiến một số vụ vượt biên sang Triều Tiên gây nhiều chú ý.
Một người đàn ông từng đào tẩu sang Hàn Quốc cách đây ba năm hồi tháng 7 vượt biên để quay về Triều Tiên, khiến Bình Nhưỡng lo ngại anh ta mang nCoV vào nước này. Triều Tiên trước đó tuyên bố không ghi nhận ca nhiễm nào. Triều Tiên phong tỏa một thành phố biên giới và cách ly hàng nghìn người, mặc dù WHO sau đó cho biết kết quả xét nghiệm của anh này không đủ sức thuyết phục.
Tuần trước, cảnh sát Hàn Quốc bắt một người đào tẩu cố gắng trở về Triều Tiên bằng cách đột nhập vào một địa điểm huấn luyện quân sự ở thị trấn biên giới Cheorwon của Hàn Quốc.
Hàn Quốc kêu gọi Triều Tiên tôn trọng thỏa thuận song phương
Bộ Thống nhất Hàn Quốc đề nghị Triều Tiên tuân thủ các thỏa thuận đã ký, sau khi Bình Nhưỡng tuyên bố sẽ hành động chống lại Seoul.
"Hàn Quốc và Triều Tiên nên cố gắng tôn trọng mọi thỏa thuận liên Triều đã đạt được. Chúng tôi đang quan tâm nghiêm túc đến tình hình hiện nay", Bộ Thống nhất Hàn Quốc hôm nay ra thông cáo cho biết.
Quân đội Hàn Quốc đang duy trì trạng thái sẵn sàng để ứng phó với mọi tình huống trên bán đảo Triều Tiên, đồng thời kêu gọi Bình Nhưỡng tuân thủ các thỏa thuận quân sự giữa hai bên. "Chúng tôi luôn theo dõi chặt chẽ các động thái của quân đội Triều Tiên", Bộ Quốc phòng Hàn Quốc cho hay.
Quan chức Hàn Quốc vận hành đường dây nóng với Triều Tiên năm 2018. Ảnh: Yonhap.
Các phát biểu được đưa ra chỉ một ngày sau khi Kim Yo-jong, em gái kiêm cố vấn của lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un tuyên bố "đã đến lúc đoạn tuyệt với giới chức Hàn Quốc".
"Bằng cách thực thi quyền lực được lãnh đạo tối cao, đảng và nhà nước ủy nhiệm, tôi đã chỉ thị cho bộ phận phụ trách các vấn đề với kẻ thù thực hiện quyết liệt những hành động tiếp theo. Quyền thực hiện hành động tiếp theo chống lại kẻ thù sẽ được giao cho Bộ Tổng tham mưu quân đội", Kim Jo-yong nói thêm.
Em gái lãnh đạo Kim Jong-un không nói rõ hành động của quân đội là gì, nhưng dường như ám chỉ khả năng phá hủy Văn phòng Liên lạc chung tại thành phố biên giới Kaesong của Triều Tiên.
Kim Yo-jong tuần trước lên án Seoul vì không ngăn chặn các nhà hoạt động thả truyền đơn qua biên giới. Bình Nhưỡng kể từ đó ra một loạt các tuyên bố phản đối, trong khi hãng thông tấn nhà nước Triều Tiên KCNA mô tả phát tán truyền đơn là "hành động tấn công phủ đầu trước chiến tranh".
Lãnh đạo Mặt trận Thống nhất đảng Lao động Triều Tiên Jang Kum-chol cũng tuyên bố đã mất hết niềm tin vào Hàn Quốc và cảnh báo Seoul sẽ phải chịu đựng khoảng thời gian "hối tiếc và đau khổ" vì không ngăn chặn hoạt động rải truyền đơn.
Việc người Triều Tiên đào tẩu thả truyền đơn bằng bóng bay qua biên giới đã là vấn đề nhức nhối giữa Seoul và Bình Nhưỡng từ lâu. Những truyền đơn này thường mang thông điệp chỉ trích tham vọng hạt nhân hay vấn đề nhân quyền của Triều Tiên.
Quan hệ giữa hai miền bán đảo xấu đi kể từ khi các cuộc đàm phán hạt nhân giữa Washington và Bình Nhưỡng lâm vào bế tắc. Bình Nhưỡng gần như cắt đứt liên lạc với Seoul sau hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều năm ngoái.
Các hoạt động tại văn phòng liên lạc liên Triều cũng bị đình chỉ vì đại dịch Covid-19 và Triều Tiên đã tiến hành hàng chục cuộc thử nghiệm vũ khí tầm ngắn từ đầu năm tới nay. Hầu hết thỏa thuận quân sự Hàn - Triều, được ký kết trong chuyến thăm của Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in đến Triều Tiên năm 2018, cũng không được thực hiện.
Mỹ có thể nâng cấp lá chắn tên lửa tại Hàn Quốc Mỹ có thể đang tăng cường năng lực hệ thống THAAD tại Hàn Quốc, không đơn giản là thay các quả đạn cũ như tuyên bố, theo giới chuyên gia. Quân đội Mỹ hôm 28/5 chuyển một số tên lửa và trang thiết bị mới cho Hệ thống Phòng thủ Tầm cao Giai đoạn cuối (THAAD) đang đặt tại Hàn Quốc, thay thế...