Hàn Quốc: Y bác sĩ “quay cuồng” vì Covid-19
Nhiều y bác sĩ và nhân viên y tế Hàn Quốc đang phải gồng mình chiến đấu với dịch Covid-19 tại nước này, trong bối cảnh số ca nhiễm virus không ngừng gia tăng và chưa có dấu hiệu được kiểm soát.
Tờ Yonhap đưa tin, các y bác sĩ tại thành phố Daegu đã gần như kiệt sức vì mệt mỏi và thiếu ngủ kéo dài để điều trị, chăm sóc cho những người bị nhiễm Covid-19.
“Chúng tôi thường xuyên phải bỏ bữa, không được tắm rửa và ngủ đúng giờ”, một bác sĩ tại Daegu chia sẻ.
Tính đến chiều ngày 27, số bệnh nhân nhiễm virus Corona tại Daegu đã vượt quá 1.000 người. Những giường bệnh tại Trung tâm Y tế Daegu và các bệnh viện xuất hiện ngày càng nhiều.
Ngoài số bệnh nhân nhập viện điều trị do dương tính với virus, rất nhiều người khác đang phải cách ly và chờ xét nghiệm, những trường hợp này cũng cần có sự chăm sóc của nhân viên y tế.
Đã có một số nhân viên y tế bị nhiễm virus Corona và 260 người khác đang phải cách ly tại Daegu.
Nhân viên y tế Hàn Quốc đang nghỉ giải lao (ảnh: Yonhap)
Ngày 25.2, một người đàn ông 73 tuổi tại Daegu đã tử vong trong khi đang chờ nhập viện vì dương tính với virus Corona. Thành phố Daegu đã tăng thêm 1.013 giường bệnh vào ngày 27.2, tuy nhiên, chỉ trong chiều cùng ngày, đã có 447 người phải nhập viện vì nhiễm virus, đặt ra áp lực không hề nhỏ với các y bác sĩ làm việc tại đây.
Nhằm chia sẻ áp lực cho các bác sĩ tại Daegu, Hội đồng Y tế thành phố Daegu đã gửi lời kêu gọi các bác sĩ và nhân viên y tế khắp cả nước đến tham gia điều trị cho những bệnh nhân nhiễm Covid-19 tại đây.
Video đang HOT
Sáng ngày 27.2, 490 nhân viên y tế tình nguyện đã đổ về Daegu để trợ giúp công tác chống dịch. Bộ Quốc phòng Hàn Quốc cho biết, sẽ gửi 750 bác sĩ quân y tới Daegu làm việc trong thời gian tới. Hơn 100 triệu won đã được quyên góp và gửi tới Hiệp hội Y tế thành phố Daegu.
Không chỉ ở Daegu, các y bác sĩ tại các bệnh viện ở nơi khác cũng đang phải “vật lộn” với công việc khi số bệnh nhân nghi nghiễm Covid-19 ngày càng tăng lên.
Các nhân viên y tế tại Daegu bắt đầu cho một ngày làm việc mới (ảnh: Yonhap)
Tại Trung tâm y tế công cộng Dongnae-gu (Busan), các bác sĩ, nhân viên y tế đang phải “quay cuồng” hàng ngày trong bộ đồ bảo hộ. Họ phải kiểm tra nhiệt độ, xét nghiệm, hướng dẫn bảo vệ sức khỏe cho các trường hợp đang bị cách ly theo dõi Covid-19.
“Tất cả nhân viên tại Trung tâm đã được huy động, nhưng chúng tôi vẫn phải làm việc liên tục từ sáng đến tối. Sự mệt mỏi của đội ngũ y tế đang ngày càng gia tăng và chúng tôi rất cần được hỗ trợ”, một quan chức tại Trung tâm Y tế công cộng Dongnae-gu cho biết.
Bệnh viện Đại học Quốc gia Bundang (Seoul) – một trong những cơ sở được chỉ định điều trị cho người nhiễm virus Corona, đang phải tiếp nhận ngày càng nhiều trường hợp đang trong tình trạng nguy kịch được chuyển từ thành phố Daegu tới.
Công tác chống dịch Covid-19 đang được gấp rút thực hiện (ảnh: Yonhap)
Ông Park Hyo-sook, 59 tuổi, Giám đốc khoa điều dưỡng tại bệnh viện Bundang, cho biết:
“Chúng tôi chưa đến nỗi kiệt sức, nhưng một số y bác sĩ có con nhỏ hoặc cha mẹ già yếu, họ rất cần được quan tâm”.
Tại Bệnh viện Công giáo Daejeon (thành phố Daejeon), trung bình mỗi ngày có 60 người đến khám lâm sàng virus Corona và các bác sĩ cũng nhận được khoảng 200 cuộc gọi mỗi ngày yêu cầu tư vấn sức khỏe liên quan đến một số triệu chứng của virus.
“Các nhân viên y tế ở đây phải hết sức cẩn thận khi tiếp xúc với những trường hợp nghi nhiễm virus Corona. Họ phải bỏ bữa và còn không có cả thời gian đi vệ sinh”, một bác sĩ làm việc tại Bệnh viện Công giáo Daejeon chia sẻ.
Theo danviet.vn
Hồng Kông yêu cầu quan chức hạn chế đeo khẩu trang để nhường cho bác sĩ
Lãnh đạo Hồng Kông đã yêu cầu các quan chức chính phủ hạn chế khẩu trang y tế để nhường khẩu trang cho các y bác sĩ đang "chiến đấu" chống lại virus corona.
Đặc khu trưởng Carrie Lam. Ảnh: SCMP
Phát biểu trong cuộc họp báo ngày 4/2, Đặc khu trưởng Carrie Lam (Lâm Trịnh Nguyệt Nga) cho biết chính quyền Hồng Kông sẽ cắt giảm tối đa việc sử dụng khẩu trang y tế trong bối cảnh mặt hàng này đang khan hiếm.
"Chúng tôi tin rằng chính quyền nên đi đầu, vì vậy chúng tôi đã ban hành hướng dẫn nội bộ yêu cầu tất cả các bộ phận tuân theo quy định về khẩu trang. Mục tiêu là để dành khẩu trang cho nhân viên y tế", bà Carrie Lam nói.
Theo đó, các quan chức và viên chức chỉ được đeo khẩu trang khi có vấn đề về sức khỏe, khi làm việc trong môi trường phải tiếp xúc trực tiếp với người dân, và khi xuất hiện ở những nơi đông người.
"Chúng tôi sẽ giám sát chặt chẽ. Nếu không thuộc các trường hợp trên, họ sẽ không được đeo khẩu trang.
Trên thực tế, tôi đã nói với họ rằng không được đeo khẩu trang, hoặc phải tháo khẩu trang ra ngay dù đang che kín mặt.
Nếu mỗi người dùng vài chiếc khẩu trang một ngày, thì sẽ tạo áp lực rất lớn đối với nguồn cung khẩu trang vốn đang khan hiếm."
Trước đó, trong cuộc họp báo liên ngành đầu tiên về dịch viêm phổi do virus corona ngày 25/1, và trong cuộc họp báo ngày 3/2, bà Lam đều không đeo khẩu trang.
Lần duy nhất bà Lam xuất hiện với khẩu trang khi họp báo là hôm 31/1.
Bà Lam đeo khẩu trang họp báo hôm 31/1. Ảnh: SCMP
Lời kêu gọi của Đặc khu trưởng Carrie Lam được đưa ra trong bối cảnh Hồng Kông xác nhận trường hợp tử vong đầu tiên do virus corona.
Nạn nhân là một người đàn ông 39 tuổi, có bệnh mãn tính.
Hiện, số bệnh nhân nhiễm virus corona đã được xác nhận ở Hồng Kông là 17 người.
MINH HẠNH
Theo SCMP/SGGP
Cúm mùa khiến 6.600 người chết ở Mỹ trong vài tháng: Vì sao dân Mỹ thờ ơ hơn virus Corona? Virus cúm khiến ít nhất 6.600 người chết ở Mỹ trong mùa đông năm nay, nhưng nó hoàn toàn không được chú ý như khi đối phó với dịch bệnh virus Corona. Virus cúm và các dạng virus tương tự mỗi năm lây nhiễm tới 5 triệu người trên toàn thế giới. Virus Corona bắt nguồn từ Vũ Hán, Trung Quốc đang trở...