Hàn Quốc xây dựng sáng kiến chính sách nhằm thống nhất hai miền Triều Tiên
Bộ Thống nhất Hàn Quốc ngày 27/1 đã báo cáo lên Tổng thống Yoon Suk-yeol kế hoạch công tác năm 2023, đặt trọng tâm triển khai đề xuất nhằm phi hạt nhân hóa Bán đảo Triều Tiên, cải thiện quan hệ liên Triều và hướng tới xây dựng sáng kiến chính sách trung và dài hạn, nhằm thống nhất hai miền Triều Tiên.
“Tuyên bố chung Bình Nhưỡng”, được ký kết ngày 19/9/2018 giữa Tổng thống Hàn Quốc khi đó là ông Moon Jae-in (trái) và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un. Ảnh: Yonhap/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại Seoul, Bộ Thống nhất Hàn Quốc nhận định trong năm 2023, trật tự thế giới có xu hướng ngày càng bất ổn hơn trong bối cảnh cuộc xung đột giữa Nga – Ukraine vẫn tiếp diễn, Triều Tiên vẫn kiên định đường lối cứng rắn, theo đó việc triển khai chính sách thống nhất sẽ ngày càng trở nên khó khăn hơn.
Phương hướng chính sách trọng tâm trong năm 2022 được xác định là thiết lập mối quan hệ liên Triều đúng đắn, triển khai đề xuất, xúc tiến bình thường hóa quan hệ liên Triều…
Video đang HOT
Bộ Thống nhất cũng sẽ đề ra các biện pháp cụ thể để triển khai các đề xuất trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, quân sự; kêu gọi sự đồng thuận và phối hợp ở cả trong và ngoài nước; chủ trương tìm kiếm cơ hội đối thoại liên Triều thông qua các tổ chức dân sự, tổ chức quốc tế để tạo bước đột phá cho quan hệ liên Triều.
Bộ Thống nhất sẽ xây dựng sáng kiến chính sách trung và dài hạn, nhằm thống nhất hai miền Nam – Bắc trong trật tự quốc tế mới. Để hiện thực hóa mục tiêu này, Bộ sẽ thu thập ý kiến của các nhân vật kỳ cựu và người dân ở trong và ngoài nước, công bố “Sáng kiến tương lai thống nhất mới” (tên tạm thời) trong năm 2023. Một quan chức Bộ Thống nhất cho biết sáng kiến này sẽ đề ra phương hướng xây dựng một Bán đảo Triều Tiên hòa bình, thịnh vượng và thống nhất.
Dự kiến trong năm 2024, Bộ Thống nhất Hàn Quốc sẽ công bố “phương án thống nhất dân tộc”, thành lập Ủy ban hoạch định tương lai thống nhất, dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Bộ trưởng, với sự tham gia cố vấn của hơn 10 chuyên gia dân sự danh tiếng.
Bên cạnh đó, Bộ Thống nhất sẽ khởi động các dự án hợp tác quốc tế, chú trọng vai trò của các quốc gia đã thực hiện thành công quá trình thống nhất đất nước như Đức và Việt Nam.
Các tổ chức của Hàn Quốc gửi hàng viện trợ nhân đạo cho Triều Tiên
Bộ Thống nhất Hàn Quốc ngày 15/12 cho biết 3 tổ chức dân sự nước này đã gửi hàng thực phẩm trị giá 1,2 tỷ won (922.000 USD) đến Triều Tiên kể từ tháng 9/2021 theo chương trình cứu trợ của chính phủ nhằm hỗ trợ những người Triều Tiên dễ bị tổn thương.
Xe chở gạo viện trợ nhân đạo của Hàn Quốc đi qua trạm kiểm soát ở thành phố biên giới liên Triều Paju để vào Triều Tiên. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Theo thông báo, 2 chuyến hàng được cho là dầu đậu nành đã được bàn giao cho Triều Tiên sau khi Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol nhậm chức hồi tháng 5 năm nay.
Một quan chức Bộ Thống nhất cho biết cũng tương tự các chính phủ trước, chính quyền của Tổng thống Yoon Suk-yeol có nguyên tắc nhất quán là sẽ nỗ lực cung cấp cứu trợ nhân đạo cho Triều Tiên bất chấp mọi tình hình chính trị và quân sự.
Chương trình viện trợ được khởi động vào tháng 9/2021 và được triển khai đến hết ngày 10/12. Chương trình này kêu gọi Bộ Thống nhất cung cấp 10 tỷ won cho các tổ chức dân sự để hỗ trợ nỗ lực cung cấp cứu trợ dinh dưỡng cho Triều Tiên trong bối cảnh thiếu lương thực kéo dài và dịch COVID-19 tại nước này.
Trước đó ngày 13/12, trong cuộc họp báo cuối năm, Bộ trưởng Thống nhất Hàn Quốc Kwon Young-se tuyên bố Hàn Quốc sẽ tiếp tục thuyết phục Triều Tiên ngừng các hành động quân sự làm gia tăng căng thẳng, đồng thời nỗ lực xúc tiến việc nối lại tiếp xúc liên Triều vào năm 2023. Theo Bộ trưởng Kwon Young-se, Chính phủ Hàn Quốc sẽ tìm kiếm các biện pháp để xây dựng lòng tin với Triều Tiên, đồng thời tạo điều kiện để Bình Nhưỡng lựa chọn đối thoại và tiếp xúc với Seoul.
Hàn Quốc cũng sẽ thiết lập quan hệ hợp tác liên Triều thông qua việc cho phép nối lại các hoạt động trao đổi trong các lĩnh vực xã hội, văn hóa và nhân đạo vào đầu năm tới. Cũng theo quan chức này, Hàn Quốc sẵn sàng cung cấp viện trợ lương thực hoặc các hỗ trợ nhân đạo khác cho Triều Tiên nếu Bình Nhưỡng chấp nhận đề nghị đối thoại của Seoul.
Tình hình trên Bán đảo Triều Tiên đang có xu hướng trở nên căng thẳng trong khi các cuộc đàm phán về phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên đều đi vào bế tắc. Trên thực tế, từ đầu tháng 10 đến nay, Hàn Quốc đã tiến hành một loạt tập trận quy mô lớn bao gồm cuộc tập trận đa quốc gia, tập trận giữa Hàn Quốc và Mỹ, tập trận ba bên Mỹ, Hàn Quốc và Nhật Bản. Về phần mình, Triều Tiên đã thực hiện các vụ thử vũ khí, trong đó có tên lửa đạn đạo, với tần suất chưa từng có trong năm nay.
Hàn Quốc công bố chi tiết nội dung 'Kế hoạch táo bạo' với Triều Tiên Ngày 21/11, Bộ Thống nhất Hàn Quốc đã công bố những mục tiêu và nguyên tắc để xúc tiến "Kế hoạch táo bạo" trong chính sách với Triều Tiên của chính quyền Tổng thống Yoon Suk-yeol. Triều Tiên phóng tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) Hwasong-17 ngày 18/11/2022. Ảnh minh họa: YONHAP/TTXVN Phóng viên TTXVN tại Hàn Quốc dẫn thông cáo...