Hàn Quốc: Vụ phóng ICBM của Triều Tiên không liên quan đến thử nghiệm động cơ mới
Ngày 11/11, một nghị sĩ Hàn Quốc cho biết vụ phóng tên lửa đạn đạo liên lục địa ( ICBM) Hwasong-19 mà Triều Tiên thực hiện gần đây không liên quan đến thử nghiệm đông cơ mới.
Vụ phóng thử tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) Hwasong-19 của Triều Tiên ngày 31/10/2024. Ảnh: Yonhap/TTXVN
Theo báo cáo của Cơ quan Tình báo quốc phòng Hàn Quốc gửi nghị sĩ Yu Yong Weon, thành viên Ủy ban quốc phòng thuộc Quốc hội Hàn Quốc, xét về chiều dài, đường kính thân tên lửa tăng lên và độ cao tối đa được cải thiện, Hwasong-19 được đánh giá là một loại ICBM mới khác với Hwasong-18.
Quân đội Hàn Quốc cũng cho biết họ không phát hiện dấu hiệu nào về việc Triều Tiên tiến hành các cuộc thử nghiệm động cơ nhiên liệu rắn kể từ ngày 20/3/2024, khi truyền thông nhà nước Triều Tiên đưa tin về một cuộc thử nghiệm loại động cơ này trên mặt đất cho một loại tên lửa siêu thanh tầm trung mới.
Trước đó, hãng thông tấn trung ương Triều Tiên (KCNA) ngày 1/11 xác nhận nước này đã thử thành công ICBM Hwasong-19 một ngày trước đó và đã đạt được trạng thái “không thể đảo ngược” trong việc phát triển các phương tiện phóng vũ khí hạt nhân.
KCNA cho biết dưới sự chỉ đạo của nhà lãnh đạo Kim Jong Un, Triều Tiên đã tiến hành cuộc thử nghiệm tên lửa “quan trọng” tạo ra dấu mốc trong việc “duy trì ưu thế tuyệt đối” của lực lượng vũ trang nước này. Triều Tiên nêu rõ Hwasong-19 đã bay qua 1.001,2 km ở độ cao tối đa 7.687,5 km và bay trong 5.156 giây.
Vụ phóng diễn ra chỉ một ngày sau khi Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ và Hàn Quốc có cuộc thảo luận thường niên tại thủ đô Washington của Mỹ.
Căng thẳng mới xoay quanh Triều Tiên
Trong khi vấn đề binh sĩ của CHDCND Triều Tiên được cho là đã hiện diện ở chiến trường Ukraine gây nhiều chỉ trích, Bình Nhưỡng lại vừa tiến hành thử tên lửa dẫn đến nhiều căng thẳng mới.
Vị thế "không thể đảo ngược"
Hãng thông tấn Trung ương Triều Tiên (KCNA) ngày 1.11 đưa tin CHDCND Triều Tiên phóng thử thành công tên lửa đạn đạo liên lục địa mới mang tên Hwasong-19 vào một ngày trước đó.
Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un chỉ đạo cuộc thử nghiệm và cho biết nước này đạt vị thế "không thể đảo ngược" trong việc phát triển phương tiện phóng vũ khí hạt nhân. Ông Kim bày tỏ sự hài lòng về việc thử nghiệm thành công giúp Triều Tiên "đảm bảo trong việc phát triển và sản xuất các phương tiện phóng hạt nhân cùng loại là hoàn toàn không thể đảo ngược".
Triều Tiên khoe tên lửa đạn đạo mới Hwasong-19 'mạnh nhất thế giới'
Cũng theo KCNA, cuộc thử nghiệm quan trọng giúp Bình Nhưỡng đạt thành tựu mới trong việc "duy trì sự vượt trội tuyệt đối" của lực lượng vũ trang, theo bài báo. "Cuộc thử nghiệm hệ thống vũ khí chiến lược mới nhất đã cập nhật những kỷ lục gần đây về khả năng tên lửa chiến lược của Triều Tiên và chứng minh tính hiện đại, đáng tin cậy của lực lượng răn đe chiến lược mạnh nhất thế giới của nước này", theo KCNA.
Tên lửa của Triều Tiên phóng ngày 31.10. ẢNH: AFP
Triều Tiên mô tả ICBM mới là "phương tiện tấn công cực mạnh" và là phiên bản "tối thượng" của loạt tên lửa tầm xa của nước này. Phía Triều Tiên cho biết tên lửa Hwasong-19 bay 1.001,2 km với trần bay 7.687,4 km và bay trong 5.156 giây (gần 86 phút). Đây còn là thời gian bay lâu nhất của một tên lửa do Triều Tiên sản xuất. Những bức ảnh do phương tiện truyền thông nhà nước đăng tải cho thấy tên lửa được phóng từ xe vận chuyển 11 trục. Con gái của ông Kim, được biết đến với cái tên Ju-ae, cũng đã thị sát vụ phóng tên lửa.
Liên quan vụ việc này, quân đội Hàn Quốc ngày 1.11 cho hay họ phát hiện tên lửa được bắn ở góc cao vào khoảng 7 giờ 10 sáng từ khu vực Bình Nhưỡng của Triều Tiên và bay khoảng 1.000 km trước khi rơi xuống vùng biển phía đông bán đảo Triều Tiên. Họ đánh giá đó là tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) mới và sử dụng nhiên liệu rắn.
Phản ứng sau cuộc phóng trên, Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol yêu cầu có các biện pháp nghiêm khắc để đối phó "sự khiêu khích" của Triều Tiên, đồng thời ban hành lệnh cấm xuất khẩu sang Bình Nhưỡng nguyên liệu để sản xuất tên lửa dùng nhiên liệu rắn.
Chiến đấu cơ Mỹ, Hàn Quốc tập trận sau khi Triều Tiên phóng tên lửa
Nhật Bản và Mỹ đã lên án Triều Tiên. Cùng ngày, người phát ngôn Lâm Kiếm của Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết Bắc Kinh theo dõi những diễn biến sau khi Triều Tiên thử ICBM, nhấn mạnh việc giữ gìn hòa bình và ổn định là lợi ích của tất cả các bên.
Hàng ngàn binh sĩ Triều Tiên đã đến Nga ?
Trong khi đó, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken ngày 31.10 cho rằng binh sĩ CHDCND Triều Tiên có mặt ở tỉnh Kursk (Nga) sẽ ra tiền tuyến chống lại Ukraine trong những ngày tới. Theo Reuters dẫn lời ông Blinken, có khoảng 10.000 quân Triều Tiên đang ở Nga, trong đó có tới 8.000 quân ở vùng Kursk.
Cùng ngày, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin cáo buộc việc Nga hiện huấn luyện binh lính Triều Tiên về pháo, máy bay không người lái và các hoạt động bộ binh cơ bản, cho thấy họ "hoàn toàn có ý định" sử dụng lực lượng này trên chiến trường. Ông Austin cũng cho biết Washington sẽ công bố gói hỗ trợ an ninh mới cho Kyiv trong vài ngày tới.
Trả lời phỏng vấn trên kênh KBS ngày 31.10, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã chỉ trích điều mà ông gọi là phản ứng gần như "bằng không" của các đối tác trước việc Nga triển khai quân đội Triều Tiên tham gia cuộc xung đột ở Ukraine.
Bên cạnh đó, chính phủ Ukraine ngày 31.10 cáo buộc Triều Tiên cử 3 vị tướng cùng hàng ngàn binh sĩ đến Nga. Trong bài phát biểu tại Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc, phái đoàn Ukraine nói 3 vị tướng nằm trong số 500 quan chức Triều Tiên được cử đến Nga. Kyiv nêu thêm binh sĩ Triều Tiên dự kiến được chia thành 5 đội hình, mỗi đội hình có 2.000 - 3.000 người.
Mỹ, Ukraine nói 8.000 lính Triều Tiên ở Kursk, gồm 3 tướng
Ukraine nêu tên 3 vị tướng là thượng tướng Kim Yong-bok (chỉ huy các lực lượng đặc nhiệm Triều Tiên), thượng tướng Ri Chang-ho (Phó tổng tham mưu trưởng), và thiếu tướng Sin Kum-cheol (người đứng đầu Tổng cục tác chiến Triều Tiên), theo Reuters.
Bình Nhưỡng chưa phản hồi các tuyên bố của phái đoàn Ukraine. Nhưng cũng tại cuộc họp Hội đồng Bảo an ngày 31.10, Đại sứ Nga tại Liên Hiệp Quốc Vassily Nebenzia khẳng định hoạt động hợp tác quân sự giữa Moscow và Bình Nhưỡng phù hợp với luật quốc tế.
Nga bày tỏ quan ngại với Thổ Nhĩ Kỳ
Trong một diễn biến khác, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov bày tỏ quan ngại khi Thổ Nhĩ Kỳ tiếp tục cung cấp vũ khí cho Ukraine trong khi tuyên bố muốn đảm nhận vai trò trung gian hòa giải cho các bên trong xung đột Nga - Ukraine. Ngoài ra, ông Lavrov có kế hoạch thăm Malta vào tháng 12 để tham dự cuộc họp của Hội đồng Bộ trưởng Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE). Đây là chuyến thăm đầu tiên của ông Lavrov tới một quốc gia thuộc Liên minh châu Âu kể từ khi xung đột Nga - Ukraine bùng nổ vào tháng 2.2022.
Triều Tiên tung hình ảnh phóng tên lửa chiến lược "mạnh nhất thế giới" Triều Tiên công bố hình ảnh nước này phóng vũ khí Hwasong-19 mà Bình Nhưỡng mô tả là "tên lửa chiến lược mạnh nhất thế giới". Vụ phóng tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Hwasong-19 vào ngày 31/10 (Ảnh: KCNA). Truyền thông nhà nước Triều Tiên ngày 1/11 đưa tin Bình Nhưỡng đã phô trương sức mạnh quân sự bằng vụ thử...