Hàn Quốc viện trợ các nước chống dịch Covid-19, khởi tố 6 người vi phạm cách ly
Ngoài tập trung khống chế Covid-19 trong nước, Hàn Quốc còn viện trợ cho hàng loạt nước khác đối phó với đại dịch hung hãn này.
Bộ Ngoại giao Hàn Quốc đã công bố gói viện trợ nhân đạo quy mô 6 triệu USD cho 14 quốc gia đối phó dịch Covid-19, gồm 5 nước châu Á, ba nước Trung Nam Mỹ, 6 quốc gia châu Phi và Trung Đông.
Iran là một trong các nước hưởng lợi từ chương trình viện trợ chống Covid-19 của Hàn Quốc. Ảnh: Wana.
Trong đó, Hàn Quốc sẽ hỗ trợ 2 triệu USD cho Iran. Tehran cũng đã yêu cầu Seoul cung cấp bộ kit chẩn đoán, máy kiểm tra khuếch đại gen (PCR) và các thiết bị khử độc dạng phun. Hàn Quốc đang xem xét gửi bộ kit chẩn đoán, trước mắt sẽ gửi hai máy kiểm tra khuếch đại gen và 500 thiết bị khử độc tới Iran trong tuần này.
Bộ Ngoại giao Hàn Quốc cho biết Seoul cũng đang xem xét viện trợ 1 triệu USD cho 4 quốc gia khác.
Việc cung cấp bộ kít chẩn đoán cho Mỹ, Bộ Ngoại giao cho biết hiện có ba doanh nghiệp Hàn Quốc đang bàn thảo ký hợp đồng xuất khẩu bộ kít sang Mỹ trong thời gian sớm nhất.
ính đến nay, đã có 55 quốc gia yêu cầu Hàn Quốc viện trợ nhân đạo. Seoul sẽ tiến hành hỗ trợ theo thứ tự để không ảnh hưởng đến nhu cầu trong nước. Theo Bộ Ngoại giao, nếu tình hình ngân sách cho phép, Hàn Quốc sẽ cung cấp viện trợ bổ sung.
Ủy ban đối sách phòng dịch trung ương thuộc Cơ quan quản lý dịch bệnh Hàn Quốc (CDC) công bố rằng, đến thời điểm hiện tại, Hàn Quốc đã có tổng cộng 9.976 ca nhiễm virus gây Covid-19, tăng 89 ca so với số liệu ngày trước.
Trong các ca nhiễm mới, thành phố Daegu chiếm nhiều nhất với 21 ca lây nhiễm tập thể tại bệnh viện, nâng tổng số ca mắc Covid-19 tại địa phương này lên 6.725 ca. Tiếp đó là tỉnh Gyeonggi với 17 ca, thành phố Seoul 14 ca… 18 ca dương tính được xác định trong quá trình kiểm dịch nhập cảnh, nâng tổng số ca nhiễm nhập cảnh từ nước ngoài lên 601 ca.
Trong khi đó, tính đến ngày 1/4, đã có 7.558 người nhập cảnh vào Hàn Quốc, 70% mang quốc tịch Hàn. Có 158 người nước ngoài nhập cảnh theo diện lưu trú ngắn hạn và đã được đưa tới trung tâm điều trị dành cho bệnh nhân nhẹ để cách ly hai tuần.
Bắt đầu từ tháng 4, Hàn Quốc áp dụng biện pháp cách ly hai tuần bắt buộc với toàn bộ người nhập cảnh từ nước ngoài, du khách nhập cảnh từ Châu Âu sẽ được đưa đi xét nghiệm ngay tại sân bay.
Cho đến nay, đã có 52 trường hợp vi phạm quy định cách ly bắt buộc, 6 trường hợp trong đó đã bị khởi tố.
Tính đến thời điểm hiện tại, Hàn Quốc đã có tổng cộng 169 ca tử vong do dịch Covid-19, tăng 4 người so với số liệu một ngày trước. Số ca được điều trị khỏi và dỡ bỏ cách ly tăng 261 người, đạt tổng cộng 5.828 người, tỷ lệ tử vong là 1,69%./.
Bùi Hùng
Đại dịch châu chấu đe dọa an ninh lương thực 25 triệu dân toàn cầu
Khi cả thế giới đang chống dịch Covid-19, hàng triệu người dân châu Phi và Trung Đông đang đứng trước thảm họa từ nạn châu chấu, do biến đổi khí hậu gây ra.
Theo Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc (FAO), đại dịch châu chấu là mối đe dọa lớn tới nguồn lương thực của hàng triệu người trên Trái Đất, khi chúng vừa gây thiệt hại nghiêm trọng ở Kenya, Ethiopia và Somalia.
Nạn châu chấu có thể bùng phát từ Tây Phi đến Ấn Độ, ảnh hưởng khu vực có diện tích khoảng 16 triệu km vuông. (Nguồn: FAO)
Keith Cressman, chuyên gia dự báo thảm họa châu chấu của FAO cho biết, biến đổi khí hậu đã tạo ra nạn châu chấu hoành hành và là mối đe dọa cho an ninh lương thực của 25 triệu người trên thế giới.
Chuyên gia của FAO giải thích rằng, nguyên nhân khiến quần thể châu chấu sa mạc gia tăng trong thời gian qua là do môi trường ẩm ướt và xuất hiện nhiều địa điểm có thảm thực vật.
Cơn bão Mekunu hồi tháng 5/2018 tạo ra môi trường sống lý tưởng ở sa mạc ở khu vực Ả Rập Saudi, Ô-man và Yemen cho châu chấu sa mạc.
" Ngay khi khí hậu vừa khô hanh trở lại và thời kỳ sinh sản kết thúc thì một cơn bão mới ập tới", ông Cressman cho biết.
" Điều này tiếp tục tạo môi trường sống thuận lợi và chu kỳ sinh sản khác cho châu chấu. Bởi vậy thay vì tăng lên 400 lần, chúng đã tăng lên 8000 lần", chuyên gia nhấn mạnh.
" Thông thường một cơn bão sẽ tạo ra điều kiện lí tưởng trong khoảng 6 tháng, sau đó các nguồn sống sẽ cạn kiệt, việc sinh sản không được thuận lợi, chúng sẽ chết hoặc di cư", đại diện FAO giải thích.
Video: Những thảm họa châu chấu trên thế giới (Nguồn: VTC14)
Nước biển ấm lên do biến đổi khí hậu, làm gia tăng số lượng các cơn bão và tiếp đó là lượng mưa tăng, tạo điều kiện cho châu chấu sa mạc sinh sôi. Đại diện FAO chỉ thêm rằng, cát ẩm hoặc đất sét chính là nơi loại côn trùng này sinh sản.
Theo báo cáo của FAO, gần đây đã có ít nhất 10 quốc gia hứng chịu thiệt hại do nạn châu chấu. Đó là Kenya, Ethiopia, Yemen, Iran, Sudan, Eritrea, Ai Cập, Arap Saudi, Somalia và Oman.
Tháng 2 vừa qua, Liên hợp Quốc đã kêu gọi tài trợ 138 triệu USD nhằm giúp đỡ các quốc gia bị ảnh hưởng bởi nạn châu chấu. Tới ngày 16/3, tổng số tiền tài trợ đã nhận được là 105 triệu USD.
TRẦN TRANG (Nguồn: Sputnik)
500 loại virus corona được tìm thấy ở dơi Báo cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) dẫn các nghiên cứu gần đây cho thấy hơn 500 loại virus khác nhau được tìm thấy ở dơi tại Trung Quốc. Theo báo cáo được công bố hôm 11/2, ngày càng có nhiều bằng chứng chứng minh mối liên hệ giữa Covid-19 (nCoV) và các virus corona được tìm thấy ở dơi,...