Hàn Quốc vẫn duy trì thị phần pin ô tô điện trên toàn cầu
Các doanh nghiệp sản xuất pin ô tô điện Hàn Quốc vẫn duy trì được đà tăng trưởng bất chấp thị trường pin ô tô điện toàn thế giới nửa đầu năm nay đã bị co hẹp hơn 20% do tác động của đại dịch COVID-19.
Sản xuất pin ô tô điện của Hàn Quốc vẫn duy trì xu hướng tăng trưởng được phân tích là nhờ doanh số các dòng xe ô tô điện lắp pin của Hàn Quốc tăng. Ảnh minh họa: AFP/ TTXVN
Báocáo khảo sát thị trường năng lượng của Công ty SNE Reserch (Hàn Quốc) vừa công bố cho thấy, tổng dung lượng pin ô tô điện trên toàn thế giới trong 6 tháng đầu năm nay đạt 42,6 GWh (Gigawatt giờ), giảm 23% so với cùng kỳ năm 2019.
Nguyên nhân chủ yếu là do nhu cầu sử dụng ô tô điện tại các thị trường lớn như Mỹ và Trung Quốc giảm mạnh do kinh tế các nước này rơi vào suy thoái vì dịch bệnh COVID-19.
Do nhu cầu sụt giảm, thị phần của các doanh nghiệp sản xuất pin Trung Quốc và Nhật Bản đều giảm song riêng 3 công ty sản xuất pin Hàn Quốc lại tăng mạnh. Tính đến tháng 6 vừa qua, thị phần của Công ty hóa học LG đạt 24,6% (10,5 GWh), lần đầu tiên vươn lên vị trí số một thế giới trong nửa đầu năm 2020.
Dung lượng pin của LG tăng 82,8% so với cùng kỳ năm 2019 và tiến từ vị trí thứ 4 lên vị trí đầu bảng. Thị phần của công ty Samsung SDI trong 6 tháng đầu năm 2020 là 6% (2,6 GWh), tăng 34,9% so với cùng kỳ năm 2019, tiến một bậc lên vị trí thứ 4.
Video đang HOT
Thị phần của hãng SK Innovation là 3,9% (1,7 GWh), tăng 66% so với cùng kỳ năm 2019, tăng ba bậc lên vị trí thứ 6 thế giới. Trong khi đó, Công ty Contemporary Amperex Technology (CATL) của Trung Quốc chiếm thị phần 23,5% (10 GWh), hãng Panasonic của Nhật Bản chiếm 20,4% (8,7 GWh), lần lượt đứng thứ hai và thứ ba thế giới song dung lượng pin của hai hãng này giảm mạnh so với cùng kỳ năm 2019.
Theo nhận định của SNE Reserch, lý do cơ bản khiến ba công ty sản xuất pin ô tô điện của Hàn Quốc vẫn duy trì xu hướng tăng trưởng được phân tích là nhờ doanh số các dòng xe ô tô điện lắp pin của Hàn Quốc tăng.
Khảo sát của SNE Research cho thấy Công ty hóa học LG vẫn tăng trưởng mạnh là nhờ dòng xe ô tô điện Model 3 của hãng Tesla, Zoe của hãng Renault và E-Tron của hãng Audi (loại 95 kWh) “đắt hàng”.
Trong khi đó, hãng Samsung SDI tăng trưởng nhờ doanh số khả quan của dòng xe điện E-Tron (loại 71 kWh) của hãng Audi, 330e của hãng BMW, e-Golf của hãng Volkswagen, Poster II Electric của hãng Hyundai, và Bongo 1T của hãng Kia./.
Tesla vượt mặt Hyundai, gây sốt ở Hàn Quốc
Từ một kẻ xa lạ, thương hiệu ôtô điện Mỹ đang tạo ra xu hướng mới ở quốc gia Đông Á, đặc biệt với những chuyên gia công nghệ.
Kang Sung-mo, người điều hành một ty quảng cáo sản phẩm ở thủ đô Seoul, là một trong số đó. "Tôi không quan tâm tới xe hơi, nhưng tôi quan tâm tới thương hiệu Tesla và công nghệ của họ", doanh nhân 39 tuổi nói với Reuters.
Kang mua một chiếc Tesla Model 3 hồi tháng 12/2019, sau khi rời bỏ một chiếc crossover của Hyundai mua vào mùa hè cùng năm. Người đàn ông này nói rằng mối liên hệ với danh tiếng của Tesla về sự sáng tạo sẽ rất tốt cho hình ảnh của anh.
Một phụ nữ đi qua một cửa hàng Tesla ở tỉnh Gyeonggi, Hàn Quốc, ngày 6/7. Ảnh: Reuters
Hãng xe điện Mỹ có tháng kinh doanh tốt nhất ở Hàn Quốc vào tháng 6, khi bán được 2.827 xe. Trước đó, tình hình trong tháng 4 và 5 đều rất ảm đạm do sản xuất bị đình trệ dưới tác động của dịch Covid-19. Model 3 hiện là xe nhập khẩu ăn khách số 2 tại quốc gia Đông Á, đứng trước cả BMW series 5 và Audi A6, chỉ sau Mercedes E-class.
Ngược lại, Hyundai - kẻ thống trị tại Hàn Quốc - phải chứng kiến sự ế ẩm với doanh số của mẫu xe điện Kona EV giảm 31% trong tháng 6, chỉ bán được 2.513 xe.
Hiện còn 4.000-5.000 khách hàng Hàn Quốc đã đặt mẫu Model 3 và phải đợi ít nhất tới tháng 9 để nhận xe, một nguồn tin thân cận cho biết.
Tesla tăng độ phủ sóng trong số những người chuyên nghiệp, những người gần như không bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh, và giống như một biểu tượng của sự thành công.
Đầu tháng 7, Tesla vượt Toyota thành hãng xe giá trị nhất thế giới. Chốt phiên hôm 2/7, cổ phiếu Tesla tăng 3,7% lên 1.119 USD. Mã này đã tăng 5 lần trong một năm qua, kéo vốn hóa công ty lên 207 tỷ USD. Trong khi đó, vốn hóa Toyota hiện tại vào khoảng 205 tỷ USD.
Cửa hàng Tesla ở khu nhà giàu Cheongdam-dong, Gangnam, Seoul, Hàn Quốc, nơi mở cửa từ tháng 3/2017. Ảnh: Forbes
Những chính sách hỗ trợ hào phóng ở Hàn Quốc, cụ thể 10.380 USD đối với mẫu Model 3 rõ ràng đã giúp tăng doanh số, khi giá xe chưa tới 40.000 USD. Tesla còn hưởng lợi nhờ được quảng cáo miễn phí, khi nam diễn viên Yoo Ah-in, nổi tiếng với phong cách riêng, lái chiếc Model X đi mua đồ tạp hóa trong một chương trình thực tế lên sóng hồi tháng 6. Ngay sau đó, lượng đặt hàng tăng đột biến.
Một số khách hàng nhấn mạnh, rằng họ mua một chiếc Tesla vì những lý do thiết thực. Kim Dong-hwan, làm việc trong lĩnh vực IT ở Seoul, muốn tránh các phương tiện công cộng trong thời gian dịch bệnh cũng như sự mệt mỏi khi lái xe đường dài.
Tuy nhiên, không có gì hoàn hảo. Chiếc Model 3 của Kim bị lỗi và anh phải đợi nhiều tháng trước khi xe được sửa. Nhưng Kim nói rằng lợi ích và sự thu hút về mặt cảm xúc của một thương hiệu có công nghệ tiên tiến là rất đáng giá.
"Tôi rất hài lòng khi nói rằng, tính năng tự lái của Tesla giúp giảm sự mệt mỏi khi lái xe", Kim khẳng định.
Tesla sắp tung mẫu xe Model 3 có pin chạy được 1,6 triệu km Tesla dự kiến cho ra mắt một mẫu pin có thể giúp xe ô tô điện chạy được một triệu dặm (1,6 triệu km) ngay trong năm nay hoặc đầu năm 2021. Loại pin này sẽ được trang bị trên mẫu Model 3 tại Trung Quốc. Mẫu xe điện Model 3 của Tesla tại lễ bàn giao ở nhà máy Thượng Hải, Trung...