Hàn Quốc vận động người dân từ bỏ thịt chó thế nào?
Sự kết hợp giữa chế tài xử lý và các chiến dịch tuyên truyền vận động đã giúp người dân Hàn Quốc dần từ bỏ thói quen ăn thịt chó.
Cùng với Trung Quốc, Việt Nam…, Hàn Quốc là một trong số ít các quốc gia châu Á nơi người dân có thói quen ăn thịt chó và coi đây là một phong tục, một “nét văn hóa” từ lâu đời. Truyền thống ăn thịt chó này được người Hàn Quốc gìn giữ qua “đại tiệc thịt chó” được tổ chức vào 3 ngày nóng nhất trong năm có tên gọi là Boknal.
Trong những ngày nóng nực này, người dân Hàn Quốc tìm cách hạ hỏa bằng món thịt chó và rượu. Họ cho rằng thịt chó có những chất có thể giúp cân bằng nhiệt trong cơ thể để chống lại sự oi bức của mùa hè. Vào thập niên 1980, Hàn Quốc cũng ra các quy định hợp pháp hóa việc ăn thịt chó và nuôi chó làm thịt của người dân.
Bên trong một nhà hàng thịt chó ở Hàn Quốc
Tuy nhiên, cùng với sự phản đối ngày càng nhiều của các tổ chức bảo vệ động vật và dư luận quốc tế, Hàn Quốc đang tìm cách thay đổi thói quen và phong tục ăn thịt chó của người dân. Mặc dù khoảng 1/3 người dân nước này từng ăn thịt chó ít nhất một lần trong đời, nhưng ngày nay chỉ còn một bộ phận rất nhỏ còn tiếp tục thường xuyên ăn thịt chó. Vậy điều gì đã giúp Hàn Quốc có thể kêu gọi được đa số người dân từ bỏ “nét văn hóa” này?
Ông Park So-youn, chủ tịch tổ chức Quyền Cùng Sinh tồn của Động vật trên Trái Đất (CARE), cho rằng một trong những lý do khiến Hàn Quốc muốn người dân từ bỏ thói quen ăn thịt chó là họ không muốn thu hút sự chỉ trích, chế nhạo của dư luận quốc tế và khiến cả thế giới tin rằng toàn bộ dân tộc Hàn Quốc đều ăn thịt chó.
Người dân Hàn Quốc thường ăn thịt chó vào dịp Boknal để hạ hỏa
Hàn Quốc đã bắt đầu bằng các khuôn khổ pháp lý để hạn chế tình trạng người dân ăn thịt chó. Năm 2007, Quốc hội Hàn Quốc thông qua Luật Bảo vệ Động vật, quy định hành vi buôn bán, giết mổ thịt chó một cách dã man là bất hợp pháp. năm 2007 của Hàn Quốc nhấn mạnh: “Hành vi giết hại động vật tàn bạo như treo cổ, hoặc giết thịt nơi công cộng, trước mặt các đồng loại của con vật đều bị nghiêm cấm”.
Video đang HOT
Sau khi đạo luật này được thông qua, nhà chức trách Hàn Quốc đã bắt đầu xử lý, trừng phạt những người hành hạ, ngược đãi và sát hại dã man các loài động vật nuôi, nhất là loài chó. Hồi tháng Hai, cảnh sát Hàn Quốc đã bắt giữ một công nhân người Indonesia vì hành vi giết thịt tàn bạo một con chó, và anh này đã phải chịu mức án tù cùng mức phạt tiền rất nặng.
Cùng với các chế tài pháp lý, Hàn Quốc cũng đã đẩy mạnh chiến dịch vận động nhằm kêu gọi mọi người nói “không” với thịt chó.
Các nhà hoạt động Hàn Quốc phản đối việc giết mổ và ăn thịt chó
Năm 2011, tổ chức CARE đã tập hợp nhiều thành viên tại một địa điểm giết mổ chó tập trung đúng vào Boknal để phản đối việc giết chó hàng loạt làm thịt. Các tình nguyện viên của CARE kêu gọi mỗi người tham gia cứu lấy một chú chó từ trong lò mổ, nhằm truyền tải một thông điệp rằng “chó là bạn chứ không phải món ăn”.
Đến năm 2012, một nhóm hoạt động khác có tên gọi Quyền Động vật cũng đã thực hiện một chiến dịch với nội dung tương tự trước của Đại sứ quán Hàn Quốc tại thủ đô Bangkok, Thái Lan. Thông điệp của chiến dịch này là “Chó là bạn chứ không phải đồ ăn” hay “Chó là người bạn tốt nhất của con người, còn con người là hi vọng tươi sáng nhất của loài chó”.
Một bức ảnh đầy ý nghĩa với thông điệp “Tôi cầu xin sự sống, chứ không xin thức ăn”
Dưới sức ép mạnh mẽ và những chiến dịch vận động quyết liệt, thói quen ăn thịt chó trong xã hội Hàn Quốc đã có những thay đổi nhất định. Hồi năm ngoái, Chợ Moran Seongnam, một trong những địa điểm giết mổ chó lớn nhất dịp Boknal của Hàn Quốc đã tuyên bố sẽ xây dựng một công viên tại chính lò mổ của họ.
Công viên mới được xây dựng rộng khoảng 37.000 mét vuông này từng là nơi tập trung hàng ngàn con chó để giết thịt trong dịp Boknal. Sau khi lò giết mổ Moran Seongnam bị đóng cửa, khu vực xung quanh chỉ còn 7 lò nuôi và giết mổ chó, với 73 người điều hành chính thức.
Chợ Moran Seongnam từng là “địa ngục trần gian” với loài chó
Việc chính quyền thành phố Seongnam quyết định đóng cửa lò mổ chó trên đã nhận được rất nhiều lời khen ngợi của người dân và các tổ chức bảo vệ động vật. Tổ chức Quyền Động vật Hàn Quốc (KARA) cho rằng công viên Moran Seongnam là một “bước ngoặt” trong cuộc đấu tranh bảo vệ quyền và phúc lợi động vật ở Hàn Quốc.
Một khảo sát gần đây của Bộ Nông nghiệp Hàn Quốc cho thấy chỉ còn khoảng 30% người dân nước này còn ăn thịt chó, và 59% người trẻ Hàn Quốc dưới 30 tuổi hoàn toàn chưa từng ăn thịt chó. Trong đó, 62% họ nói rằng, chó là vật nuôi chứ không phải thực phẩm, và việc ăn thịt chó là một “nét văn hóa lỗi thời” cần được loại bỏ.
Theo Trí Dũng (Tổng hợp)
Dân Việt
Vụ người Việt bán thịt chó sôi sục Hồng Kông
Dư luận Hồng Kông sục sôi với hình ảnh nhà hàng Việt Nam làm thịt chó để bán được chia sẻ trên mạng.
Hình ảnh nam nhân Việt làm thịt chó trong nhà hàng Việt
gây rúng động Hồng Kông.
Cảnh sát Hồng Kông vừa bắt giữ bà Lai, người Việt 49 tuổi, vì đã giết chó và sau đó làm món ăn kiểu Việt Nam để bán cho khách hàng tại nhà hàng ở đường Nam Cheong, khu Sham Shui Po. Bà Lai bị bắt cùng với tang vật là những khúc xương nghi của chó, thịt và các dụng cụ làm bếp. Bà Lai sau đó được trở về nhà sau khi nộp tiền bảo lãnh, nhưng lại tiếp tục phải tới sở cảnh sát Hồng Kông trình diện vào giữa tháng 5.
Trước đó, một người đàn ông họ Heung, 28 tuổi, cho đăng tải trên mạng xã hội vài hình ảnh nam nhân viên nhà hàng Việt Nam đang giết cho để làm món ăn bán cho thực khách tại Hồng Kông. Những bức ảnh giết chó được đưa lên mạng xã hội vào tối 11/4 lập tức khiến dư luận Hồng Kông sục sôi vì tại đây luật cấm giết chó, mèo làm món ăn.
Bà Lai, chủ nhà hàng người Việt, bị bắt vì tình nghi giết chó,
bán các món ăn làm từ thịt chó
Cảnh sát bị chỉ trích là đã phản ánh quá chậm trước vụ việc này và hiện vẫn đang tìm kiếm thêm bằng chứng để buộc tội. Nam nhân viên giết chó xuất hiện trong ảnh của anh Heung hiện chưa bị bắt. Heung cho biết anh đã gọi cho cảnh sát vào chiều 10/4 sau khi nhìn thấy 1 nam nhân viên nhà hàng đang giết chó để chế biến món ăn. Tuy nhiên, nhiều tiếng sau cảnh sát mới tới khi mà hiện trường vụ giết chó đã được dọn dẹp.
Nhà hàng Việt đóng cửa sau vụ bán thịt chó
Theo một người phụ nữ sống gần nhà hàng của người Việt, vào ngày bà đã dung bữa tại đây và cảm thấy có vị khá lạ, nhưng nghĩ rằng đó là kiểu Việt Nam nên không thắc mắc gì. Bà tâm sự đã nôn mửa sau khi biết món mà mình ăn có thể là thịt chó.
Tại Hồng Kông, mức phạt nặng nhất cho tội giết chó, mèo để làm thức ăn là 5.000 đô la Hồng Kông và án tù giam 6 tháng.
Theo Báo Giao Thông
Người Nga bỏ thuốc lá và bia rượu nhờ ông Putin Chỉ 28,6% người trưởng thành ở Nga hút thuốc năm 2013, giảm 5,1% so với mức 33,% của 2008. Trong khi đó, tổng tiêu thụ rượu bình quân hằng năm giảm từ 16,2 lít/người xuống còn 11,6 lít/người, The Moscow Times dẫn báo cáo từ Cơ quan Thống kê Liên bang Nga (SSS). Tổng thống Nga Putin vận động người Nga rèn luyện...