Hàn Quốc tuyên bố vụ phóng vệ tinh thành công
Vệ tinh khoa học của Hàn Quốc đã liên lạc với trạm mặt đất vào sáng nay 31.1, đánh dấu bước thành công trọn vẹn của sứ mệnh phóng vệ tinh đầu tiên của nước này, Yonhap dẫn lời các quan chức cho biết.
Theo đó, tín hiệu từ vệ tinh đã truyền về trạm mặt đất của Viện Khoa học và Công nghệ Hàn Quốc đặt tại Daejeon, cách Seoul 160 km về phía nam, vào lúc 3 giờ 27 phút sáng 31.1 (giờ địa phương).
Tên lửa Naro-1 rời bệ phóng tại Trung tâm Vũ trụ Naro – Ảnh: AFP
Trước đó, vệ tinh STSAT-2C nặng 100 kg đã được tên lửa đẩy KSLV-1 (Korea Space Launch Vehicle-1, còn được gọi là Naro-1) nặng 170 tấn đưa vào không gian từ Trung tâm Vũ trụ Naro ở bờ biển phía nam Hàn Quốc, vào lúc 16 giờ ngày 30.1 (giờ địa phương, tức 14 giờ cùng ngày theo giờ VN).
Video đang HOT
Như vậy, với thành công đột phá này, Hàn Quốc đã trở thành đất nước thứ 13 trên thế giới làm chủ công nghệ phóng vệ tinh vào không gian.
Theo Yonhap thì vệ tinh STSAT-2C do Viện Khoa học và Công nghệ Hàn Quốc chế tạo, có tuổi thọ khoảng một năm, bay quanh Trái đất khoảng 14 lần một ngày để thu thập thông tin về bức xạ vũ trụ.
Trong khi đó, tên lửa đẩy KSLV-1 là kết quả hợp tác giữa Hàn Quốc và Nga. Tầng hai của Naro-1 – tên lửa gồm hai tầng sử dụng nhiên liệu rắn – do Viện Nghiên cứu Hàng không Vũ trụ Hàn Quốc chế tạo, trong khi tầng đầu tiên do Trung tâm Nghiên cứu và Chế tạo không gian Khrunichev (Nga) thực hiện.
Sau thành công bước đầu trên, hiện Seoul đang có kế hoạch tiếp tục phát triển một tàu vũ trụ và hứa hẹn sẽ sớm đưa nó vào không gian. Ngoài ra, nước này cũng có kế hoạch tự phát triển một tên lửa đẩy mới có thể nâng một khối lượng lớn hơn vào năm 2021.
Theo TNO
Hàn Quốc phóng vệ tinh đầu tiên vào ngày 30.1
Hàn Quốc vào hôm nay (24.1) khẳng định nước này sẽ tiếp tục nỗ lực thực hiện đợt phóng vệ tinh vào ngày 30.1 này, nhằm có thể gia nhập câu lạc bộ không gian, bao gồm cả những nước châu Á như Trung Quốc, Nhật Bản và Ấn Độ.
AFP dẫn thông tin từ Bộ Giáo dục, Khoa học và Công nghệ Hàn Quốc cho biết, đợt phóng được mong đợi này, đã hai lần bị hoãn vào phút chót hồi cuối năm ngoái, dự kiến sẽ diễn ra trong khoảng thời gian từ 15 giờ 55 phút đến 19 giờ 30 phút ngày 30.1 (giờ địa phương, tức 13 giờ 55 phút đến 17 giờ 30 phút cùng ngày theo giờ VN).
Tên lửa Naro-1 trên bệ phóng tại Trung tâm Vũ trụ Naro hồi cuối năm 2012 - Ảnh: AFP
Cũng theo Bộ trên, việc chuẩn bị được các chuyên gia Hàn Quốc và Nga thực hiện đang diễn ra khá "trơn tru" tại Trung tâm Vũ trụ Naro ở bờ biển phía nam Hàn Quốc và dự kiến tên lửa đẩy nặng 140 tấn sẽ được di chuyển tới bệ phóng vào ngày 28.1.
Được biết, đây là nỗ lực thứ 3 của Hàn Quốc trong sứ mệnh tự mình phóng vệ tinh vào quỹ đạo để gia nhập câu lạc bộ các quốc gia làm chủ công nghệ không gian, trong đó có các nước châu Á như Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ.
Trước đó, tên lửa KSLV-1, còn được gọi là Naro-1, đã hai lần thất bại khi vệ tinh không thể tách khỏi tên lửa để đi vào quỹ đạo hồi năm 2009 và tên lửa nổ tung chỉ hai phút sau khi rời bệ phóng vào năm 2010.
Tầng hai của Naro-1 - tên lửa gồm hai tầng sử dụng nhiên liệu rắn - do Viện Nghiên cứu Hàng không Vũ trụ Hàn Quốc (KARI) chế tạo, trong khi tầng đầu tiên do Trung tâm Nghiên cứu và Chế tạo không gian Khrunichev (Nga) thực hiện.
Theo AFP, tham vọng không gian của Hàn Quốc trong những năm qua bị kiềm chế bởi đồng minh Mỹ do Washington lo ngại việc đất nước Đông Á này phát triển chương trình tên lửa trên sẽ kéo theo sự chạy đua vũ trang trong khu vực, đặc biệt là đối với CHDCND Triều Tiên.
Trong khi đó, Nhật Bản và Trung Quốc đã có đợt phóng vệ tinh đầu tiên trong thập niên 1970, Ấn Độ thành công trong thập niên 1980. Còn Hàn Quốc, nền kinh tế lớn thứ tư châu Á, do thiếu sự hỗ trợ của Mỹ đã phải tụt lại phía sau.
Từ năm 2001, nước này đã cộng tác với Nga để triển khai chương trình không gian của mình.
Theo TNO
Hàn Quốc hồi hộp trước đợt phóng vệ tinh lần ba Vào ngày mai 26.10, Hàn Quốc sẽ lần thứ ba nỗ lực phóng tên lửa đầu tiên do nước này tự sản xuất. Đây là vụ phóng mang tính chất sống còn đối với một dự án đưa vệ tinh vào vũ trụ của nước này. Tên lửa đẩy Korea Space Launch Vehicle (KSPV) dự kiến sẽ được phóng từ Trung tâm Vũ...