Hàn Quốc tung ‘đòn’ đáp trả các vụ phóng tên lửa của Triều Tiên
Ngày 21/3, Bộ Ngoại giao Hàn Quốc thông báo biện pháp trừng phạt mới nhằm vào các công dân Triều Tiên và cấm xuất khẩu một số mặt hàng liên quan lĩnh vực vệ tinh của Bình Nhưỡng.
Hình ảnh vụ phóng ICBM của Triều Tiên hôm 16/3. (Nguồn: KCNA)
Theo đó, bộ trên công bố “danh sách theo dõi” để cấm xuất khẩu các mặt hàng liên quan lĩnh vực phát triển vệ tinh của Triều Tiên, sau khi nước này phóng một tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM).
Danh sách mặt hàng bao gồm các bộ phận quang học, tấm pin mặt trời, ăng-ten và thiết bị định vị toàn cầu (GPS).
Trong một thông báo, Bộ Ngoại giao Hàn Quốc nêu rõ: “Chúng tôi đã quyết định thực hiện các biện pháp đáp trả hàng loạt hành động của Triều Tiên, trong đó có vụ phóng tên ICBM hôm 16/3″.
Video đang HOT
Theo bộ trên, “những hành động của Bình Nhưỡng đặt ra mối đe dọa nghiêm trọng đối với hòa bình và ổn định của Bán đảo Triều Tiên cũng như cộng đồng quốc tế”.
Đây là lần đầu tiên Hàn Quốc công bố danh sách các vật liệu có thể hạn chế hoạt động sản xuất vệ tinh của Triều Tiên. Tuy nhiên, do gần như không có hoạt động thương mại giữa hai nước nên lệnh trừng phạt này sẽ không có nhiều tác dụng ngay lập tức.
Bên cạnh đó, Seoul cũng áp đặt các biện pháp trừng phạt mới nhằm vào 4 cá nhân và 6 thực thể liên quan các chương trình vũ khí của Bình Nhưỡng.
Các cá nhân bao gồm quan chức cấp cao của đảng Lao động Triều Tiên Ri Yong Gil, nguyên Tổng cục trưởng Tổng cục Chính trị đảng Lao động Triều Tiên Kim Su Gil, Giám đốc điều hành của một công ty công nghệ thông tin Triều Tiên Jung Sung Hwa, và doanh nhân người Singapore Tan Wee Beng.
Đến nay, Bình Nhưỡng chưa đưa ra phản ứng với động thái trên của Seoul.
Cùng ngày, hãng thông tấn Yonhap của Hàn Quốc đưa tin, các trang web của một số cơ quan quan trọng ở Triều Tiên, trong đó bao gồm các hãng truyền thông nhà nước và Bộ Ngoại giao, đã bị đánh sập mà không rõ lý do.
Tính đến 9h sáng cùng ngày (giờ địa phương, 7h giờ Việt Nam), đã có sự cố kết nối với các tên miền của Triều Tiên kết thúc bằng “.kp”, chẳng hạn như hãng thông tấn Trung ương Triều Tiên ( KCNA) và tờ báo chính Rodong Sinmun.
Hiện chưa xác định được nguyên nhân của sự cố này. Theo cập nhật mới nhất, các trang web kể trên đều đã có thể truy cập được.
Vào tháng 1/2022, các trang web lớn của Triều Tiên được cho là gặp sự cố tương tự do bị nghi ngờ là một cuộc tấn công từ chối dịch vụ phân tán. Khi đó, mạng của Triều Tiên bị gián đoạn khoảng 6 tiếng đồng hồ.
Hàn Quốc tung 'chiêu' mới vô hiệu hóa tên lửa Triều Tiên ngay trước khi phóng
Ngày 3/3, Hàn Quốc thông báo sẽ đưa ra một khái niệm hoạt động hiệu quả hơn với mục đích vô hiệu hóa các mối đe dọa từ những hệ thống tên lửa và hạt nhân đang phát triển của Triều Tiên, ngay từ giai đoạn trước khi phóng.
'Kill Web' là cách tiếp cận linh hoạt, cho phép quân đội Hàn Quốc điều chỉnh các quyết định mục tiêu ban đầu để tối ưu hóa các hoạt động tấn công. (Nguồn: Shutterstock)
Khái niệm mới có tên "Kill Web", như một phần của kế hoạch cơ bản cho Đổi mới Quốc phòng 4.0 - sáng kiến của chính quyền Tổng thống Yoon Suk Yeol nhằm khai thác các công nghệ tiên tiến, bao gồm cả trí tuệ nhân tạo (AI), để xây dựng một quân đội thông minh và mạnh mẽ hơn.
Theo một quan chức giấu tên của Bộ Quốc phòng Hàn Quốc, "Kill Web" đề cập một bộ máy tích hợp nhiều lớp sử dụng các hoạt động mạng, chiến thuật chiến tranh điện tử và các phương tiện khác để phá vỡ và vô hiệu hóa động thái bắn tên lửa của kẻ thù ngay cả trước khi nó được phóng.
Trong khi hệ thống tấn công phủ đầu "Kill Chain" hiện tại được thiết kế để thực hiện một nhiệm vụ dự phòng theo quy trình tuyến tính, tuần tự, thì "Kill Web" là cách tiếp cận linh hoạt, cho phép các sĩ quan hiện trường điều chỉnh các quyết định mục tiêu ban đầu để tối ưu hóa các hoạt động tấn công.
"Kill Chain" là một trụ cột trong hệ thống răn đe ba mũi nhọn của Hàn Quốc, bao gồm cả trừng phạt và trả đũa ồ ạt.
Đây là kế hoạch hoạt động nhằm làm mất khả năng lãnh đạo của Triều Tiên trong một cuộc xung đột lớn và hệ thống phòng thủ tên lửa và phòng không của Hàn Quốc.
Những động thái lần đầu tiên Triều Tiên thực hiện trong năm 2022 Triều Tiên phóng số lượng tên lửa nhiều kỷ lục trong năm 2022 và trong đó, có những vụ phóng đánh dấu lần đầu tiên thực hiện sau nhiều năm. Triều Tiên thử ICBM lần đầu tiên từ năm 2017 Vụ phóng tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) "Hwasong Gun 17" của Triều Tiên ngày 18/11/2022. Ảnh: AFP/TTXVN Hãng thông tấn...