Hàn Quốc tự sản xuất xe tăng đắt nhất thế giới
Mẫu xe tăng “báo Đen” K2 của quân đội Hàn Quốc đã lập kỉ lục là chiếc xe đắt tiền nhất trên thế giới
Theo thông tin trên Pháp luật thành phố Hồ Chí Minh, mẫu xe tăng K2 chủ lực của quân đội Hàn Quốc sau khi mắt công chúng cũng đã xác lập kỉ lục là mẫu xe tăng đắt nhất trên thế giới.
Được biết, chiếc xe tăng này được mệnh danh là “ báo đen” trên chiến giường, có giá lên đến 8,5 triệu USD. Rất khó có thể xác định liệu mức giá được kê khai bởi sách kỷ lục Guiness là chính xác hay không, do các vấn đề về bảo mật thông tin quân sự của Hàn Quốc. Tuy nhiên, các tính năng của Báo Đen K2 được mô tả sơ lược trên trang mạng của Guiness được tờ Sputnik (Nga) đánh giá là khá ấn tượng.
Mẫu xe tăng K2 do Hàn Quốc tự sản xuất.
Chiếc xe tăng này nặng đến 55 tấn. Được thiết kế với chiều dài 10,8 m, rộng 3,60 m, cao 2,4 m. Xe có tổ lái 3 người (chỉ huy, pháo thủ và lái xe). Mẫu xe tăng này được trang bị nòng pháo 120 mm với khả năng mang theo 40 quả đạn pháo. Nó còn được lắp thêm một súng đại liên K6 nòng 12,7 mm hạng nặng, với khả năng chứa 3.200 viên đạn. Ngoài ra Báo Đen K2 còn có một súng máy gắn trong tháp pháo, cỡ nòng 7,62 mm và được trang bị 12.000 viên đạn, báo trên cho hay.
Được biết, K2 được trang bị động cơ 1.500 mã lực của hãng Doosan Infracore (tương đương động cơ MTU-890 của Đức) nên có thể chạy với vận tốc tối đa là 70 km/giờ và có khả năng tăng tốc từ 0 lên 32 km/giờ chỉ trong vòng bảy giây. Phạm vi hoạt động của mẫu xe tăng này là 450 km. Đặc biệt, chiếc xe tăng này còn có khả năng vượt địa hình sông với lòng sông sâu không quá 5 m do được trang bị một hệ thống ống khí lặn.
Theo báo Người Đưa Tin, xe tăng K2 được phát triển theo chương trình XK2 của Hàn Quốc, bắt đầu từ năm 1995. Chiếc xe tăng này do chính các chuyên gia Hàn Quốc chế tạo bằng hoàn toàn công nghệ nội địa. Hiện tại, xe tăng K2 là một trong những dòng xe tăng chiến đấu chủ lực tối tân nhất thế giới, vượt trội hơn hẳn các dòng xe tăng hiện có của CHDCND Triều Tiên và Trung Quốc.
Được biết, dù chính thức ra mắt thế giới từ năm 2009 nhưng mãi cho đến năm 2013 thì chiếc xe tăng K2 mới chính thức được sản xuất hàng loạt. Hiện tại, Hàn Quốc đang lên kế hoạch trang bị gần 680 đơn vị tăng cho quân đội nước này. Tuy nhiên, con số này đến nay đã được giảm xuống còn 390 đơn vị.
Nhân Văn (tổng hợp)
Theo_Đời Sống Pháp Luật
Video đang HOT
Những vũ khí uy lực nhất của quân đội Hàn Quốc
Pháo tự hành K9, xe tăng đắt nhất thế giới Báo Đen hay tàu khu trục lớp Sejong Đại đế là những vũ khí của đáng sợ của quân đội Hàn Quốc.
Pháo tự hành K9, một trong những vũ khí bộ binh mạnh nhất của Hàn Quốc. Ảnh:Moddb
Phao tư hanh K9
K9 là sản phẩm của tập đoàn Samsung Techwin phát triển cho quân đội Hàn Quốc. Nhà sản xuất trang bị cho pháo những công nghệ hiện đại hàng đầu thế giới.
Theo Military-today, hệ thống được trang bị pháo chính 155 mm, có khả năng bắn các loại đạn tiêu chuẩn NATO, tầm bắn tiêu chuẩn 30 km, tối đa 40 km với đạn tăng tầm. Điểm vượt trội của K9 là chế độ bắn loạt nhiều viên ở quỹ đạo khác nhau và đánh trúng mục tiêu cùng lúc.
Người ta trang bị cho pháo hệ thống nạp đạn tự động, tốc độ bắn trung bình khoảng 6 viên/phút. Bên cạnh đó, K9 còn có xe tiếp đạn tự động K10 đi kèm cho phép duy trì hỏa lực trong thời gian dài. K9 được đánh giá là vũ khí đắc lực giúp Hàn Quốc chế ngự lực lượng pháo binh hùng hậu của đối phương nếu xảy ra chiến tranh.
Xe tăng K2 Black Panther
Xe tăng K2 Black Panther của Hàn Quốc khai hỏa trong một cuộc tập trận. Ảnh:Military-today
Theo Global Security, K2 Black Panther đã trở thành xe tăng chiến đấu chủ lực đắt nhất thế giới vào năm 2013 với đơn giá 8,8 triệu USD/xe. Báo Đen được trang bị những công nghệ tiên tiến, đưa nó trở thành một trong những xe tăng tốt nhất thế giới.
Vũ khí chính của K2 là pháo nòng trơn 120 mm sản xuất tại Hàn Quốc theo giấy phép từ Rheinmetall, Đức. Pháo được trang bị hệ thống nạp đạn tự động, tốc độ bắn tối đa 10 viên/phút. Vũ khí phụ gồm: một súng máy đồng trục 7,62 mm và đại liên 12,7 mm.
Điểm mạnh của K2 là có hệ thống điều khiển hỏa lực tiên tiến. Hệ thống cảm biến trên xe có khả năng nhắm mục tiêu tự động cho phép tấn công mục tiêu với độ chính xác cao. Đây là vũ khí hiệu quả giúp Hàn Quốc chống lại lực lượng tăng, thiết giáp của đối thủ.
Tiêm kích F-15K Slam Eagle
F-15K tiêm kích chủ lực của Không quân Hàn Quốc. Ảnh: Wikipedia
Chiến đấu cơ này là phiên bản của F-15E sản xuất cho Không quân Hàn Quốc. Máy bay được thiết kế cho nhiệm vụ tấn công chính xác tầm xa trong mọi điều kiện thời tiết. Điểm vượt trội của F-15K là được trang bị radar quét mạng pha điện tử chủ động, radar AESA AN/APG-63. Radar này có khả năng phát hiện mục tiêu ở cự ly 150 km, theo dõi đồng thời 14 đối tượng và tấn công 6 mục tiêu cùng lúc.
F-15K có khả năng mang tất cả những vũ khí hiện đại nhất hiện nay như: Tên lửa không đối không tầm ngắn AIM-9, tầm trung AIM-7 và AIM-120. Đặc biệt, Slam Eagle có thể mang tên lửa không đối hạm AGM-84D Harpoon hoặc không đối đất AGM-84E SLAM. Xét về đặc tính kỹ thuật, F-15K không có đối thủ trên bán đảo Triều Tiên.
Tàu khu trục Sejong Đại đế
Sejong Đại đế, chiếm hạm mạnh nhất của Hải quân Hàn Quốc. Ảnh: Wikipedia
Sejong Đại đế là tàu chiến mang nhiều tên lửa thứ 2 thế giới sau tuần dương hạm Kirov của Nga. Tàu khu trục này được trang bị tới 128 ống phóng thẳng đứng (VLS), trong đó có 80 VLS Mk41 và 48 K-VLS. Hệ thống phóng này có thể khởi động tên lửa đánh chặn SM-2, tên lửa chống ngầm K-ASROC Red Shark.
Tàu được vũ trang một pháo hạm 127 mm, 2 hệ thống phòng thủ tầm cực gần. Đặc biệt, chiến hạm này có khả năng mang theo 16 tên lửa chống hạm SSM-700K Hae Sung, tầm bắn 150 km. Bên cạnh khả năng phòng không, chống hạm, chống ngầm mạnh mẽ, Sejong Đại đế còn mang theo 32 tên lửa hành trình tấn công mặt đất Hyunmoo III, tầm bắn 1.500 km.
Cảm biến chính của tàu là radar AN/SPY-1 của hệ thống chiến đấu tối tân Aegis. Về mặt lý thuyết, Sejong Đại đế có thể làm nhiệm vụ phòng thủ tên lửa trong trường hợp chiến tranh leo thang. Bên cạnh đó, những tên lửa hành trình tấn công mặt đất mà chiến hạm này mang theo có thể được sử dụng đáp trả các đợt tấn công bằng tên lửa của nước ngoài.
Tàu ngầm lớp Chang Bogo
Tàu ngầm Chang Bogo trong cuộc tập trận RIMPAC 2004. Ảnh: Wikipedia
Tàu ngầm lớp Chang Bogo là phiên bản của tàu ngầm điện-diesel Type-209 của Đức sản xuất tại Hàn Quốc. Tàu kế thừa những tinh hoa công nghệ tàu ngầm Đức cùng một số cải tiến để phù hợp với yêu cầu của hải quân nước này. Chang Bogo có lượng giãn nước 1.400 tấn khi lặn.
Tàu được trang bị 8 ống phóng ngư lôi 533 mm, ống phóng này có khả năng khởi động tên lửa chống hạm UGM-84 Harpoon. Hệ thống điện tử tiên tiến, vũ khí mạnh mẽ là những điểm vượt trội của Chang Bogo. Trong trường hợp chiến tranh lan rộng, tàu ngầm này sẽ là phương tiện hữu hiệu để Hàn Quốc vô hiệu hóa hạm đội tàu ngầm đối phương.
Tàu đổ bộ trực thăng lớp Dokdo
Dokdo là chiến hạm lớn nhất của Hàn Quốc. Ảnh: Hanjinsc
Theo Military-today, Dokdo là một trong 10 tàu đổ bộ trực thăng mạnh nhất thế giới. Tàu có lượng giãn nước toàn tải 18.800 tấn. Chiến hạm này có thể chở theo 10 xe tăng chiến đấu chủ lực, 10 xe thiết giáp chở quân, 720 thủy quân lục chiến, 2 tàu đổ bộ khí đệm.
Boong tàu đủ chổ cho 5 trực thăng hoạt động cùng lúc, nhà chứa máy bay trên tàu có thể mang theo 10 máy bay. Nếu chiến tranh xảy ra trên biển, Dokdo sẽ trở thành phương tiện đắc lực của Hàn Quốc trong việc đổ quân lên các vị trí trọng yếu từ đó nắm lợi thế chiến lược.
Theo Zing
Pakistan thử thành công tên lửa hành trình mới Người phát ngôn của quân đội Pakistan cho biết, hôm qua (19/1), nước này đã tiến hành thử một quả tên lửa hành trình có tên Ra'ad. "Pakistan đã tiến hành thử thành công tên lửa hành trình phóng từ trên không tự chế Ra'ad", ông cho biết trong một tuyên bố. Tên lửa hành trình phóng từ trên không (ALCM) tối tân...