Hàn Quốc trước những dấu hiệu cảnh báo từ việc thắt chặt chính sách tiền tệ kéo dài
Thống đốc Ngân hàng trung ương Hàn Quốc (BoK) Rhee Chang-yong ngày 1/1 cho rằng những lo ngại của thị trường gần đây về công ty bất động sản gặp khó khăn tài chính là dấu hiệu cảnh báo về những rủi ro từ việc thắt chặt chính sách tiền tệ kéo dài.
Đồng won Hàn Quốc (phải) và đồng đô la Mỹ tại Seoul, Hàn Quốc, ngày 22/8/2022. Ảnh: THX/ TTXVN
Ông Rhee cho rằng, điều quan trọng là cần có sự phối hợp chính sách một cách hợp lý khi Hàn Quốc tiến tới kết thúc nỗ lực kéo dài trong việc kiểm soát lạm phát, dù đây vẫn là ưu tiên hàng đầu.
Ông Rhee đề cập đến những lo ngại về độ tin cậy của các khoản vay trong lĩnh vực bất động sản ở các nền kinh tế lớn và việc một công ty bất động sản Hàn Quốc quy mô vừa đã buộc tái cơ cấu số nợ lớn là những dấu hiệu cảnh báo về nền kinh tế. Theo ông, cần có sự chuẩn bị về khả năng mất ổn định về tài chính do việc tiếp tục thắt chặt chính sách. Ông cho rằng cần chú ý đặc biệt để đảm bảo các rủi ro về tín dụng không gia tăng.
Video đang HOT
Ông Rhee đã có cuộc gặp Bộ trưởng Tài chính Choi Sang-mok và các nhà chức trách lĩnh vực tài chính cuối tuần trước và cam kết hỗ trợ thanh khoản sau thông báo của Taeyoung Engineering & Construction về việc tái cơ cấu nợ khiến thị trường lo ngại. Công ty bất động sản lớn thứ 16 của Hàn Quốc có số nợ 4.580 tỷ won (3,6 tỷ USD), trong đó có các khoản vay để tài trợ dự án.
Mục tiêu lạm phát mà BoJ đặt ra là 2% vẫn được duy trì, dù các yếu tố trong và ngoài nước đòi hỏi sự điều chỉnh để lộ trình lãi suất phù hợp nhất.
Lạm phát giá tiêu dùng hàng năm tại Hàn Quốc đã hạ nhiệt tháng thứ hai liên tiếp trong tháng 12/2023, xuống 3,2%, đúng như dự kiến của BoK là sức ép giá cả sẽ giảm dần về mức mục tiêu vào cuối năm 2024.
Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol ngày 1/1 cho rằng sức ép giá cả sẽ tiếp tục giảm trong năm 2024 và khẳng định chính phủ sẽ thực hiện các giải pháp nhằm đảm bảo những người dễ chịu tác động như chủ doanh nghiệp nhỏ sẽ hưởng lợi từ việc lạm phát giảm.
Giá trị tài sản của các gia đình Hàn Quốc giảm lần đầu tiên trong một thập kỷ
Giá trị tài sản của các gia đình Hàn Quốc giảm lần đầu tiên trong một thập kỷ, sau khi Ngân hàng trung ương nước này (BoK) tăng mạnh lãi suất, góp phần đưa đến sự điều chỉnh của thị trường bất động sản.
Người dân di chuyển trên đường phố tại thủ đô Seoul, Hàn Quốc, ngày 15/9/2020. Ảnh: Yonhap/TTXVN
Theo số liệu của BoK và Cơ quan Thống kê Hàn Quốc, tổng giá trị tài sản mỗi gia đình giảm 3,7%, xuống 527 triệu won (399.742 USD) trong vòng 12 tháng (3/2022-3/2023).
Giá trị các tài sản thực dẫn đầu đà giảm, với mức giảm 5,9%. Giá trị các tài sản tài chính vẫn tăng 3,8%, mặc dù tốc độ tăng đã giảm một nửa so với giai đoạn trước.
Giá trị tài sản của các gia đình giảm có thể ảnh hưởng đến lòng tin và chi tiêu tiêu dùng, động lực chính của tăng trưởng kinh tế.
Trong tháng trước, BoK đã hạ dự báo tăng trưởng kinh tế năm 2024 từ 2,2% xuống 2,1%, do động lực tiêu dùng và đầu tư xây dựng yếu đi.
Thị trường bất động sản phân khúc trung và cao cấp đã giành lại động lực kể từ tháng 3/2023, dù BoK duy trì lãi suất ở mức 3,5%, sau khi tăng 3 điểm phần trăm từ tháng 8/2021 đến tháng 1/2023.
Giá bất động sản phục hồi có thể góp phần cải thiện lòng tin tiêu dùng trong mùa Hè, sau khi giảm trong bốn tháng kể từ tháng 8/2023.
Xung đột Hamas - Israel: ECB đánh giá ảnh hưởng đến lạm phát là hạn chế Ngày 10/10, Thống đốc ngân hàng trung ương Pháp, thành viên Hội đồng Thống đốc của Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB), Francois Villeroy de Galhau nhận định dù xung đột giữa phong trào Hồi giáo Hamas và Israel đang tác động đến giá tiêu dùng, song lạm phát sẽ vẫn nằm trong khoảng mục tiêu 2% của ECB. Thống đốc Ngân...