Hàn Quốc trợ cấp tiền hàng tháng để thanh niên sống ẩn dật ra khỏi nhà
Hàn Quốc sẽ trợ cấp sinh hoạt hàng tháng cho những thanh niên sống ẩn dật để khuyến khích họ ra khỏi nhà và tái hòa nhập xã hội.
Chương trình này dành cho nhóm từ 9 đến 24 tuổi.
Ánh đèn trong một căn hộ tại Busan, Hàn Quốc. Ảnh: AFP
Tờ Guardian (Anh) ngày 13/4 cho biết chương trình này nằm trong biện pháp mới được Bộ Gia đình và Bình đẳng giới Hàn Quốc thông qua. Biện pháp này còn bao gồm cả hỗ trợ về công việc, giáo dục và y tế.
Tình trạng thanh niên sống ẩn dật, thu mình lại trong nhà và không tiếp xúc với xã hội một thời gian được gọi là “ hikikomori” trong tiếng Nhật Bản. Chính phủ Hàn Quốc đang cố gắng để những người sống trong tình trạng này có thể rời khỏi nhà và đến trường học, đi làm.
Video đang HOT
Trợ cấp sinh hoạt hàng tháng 650.000 won (490 USD) sẽ dành cho các hikikomori trong nhóm từ 9-24 tuổi. Khoản trợ cấp này cũng bao gồm chi phí dành cho thiếu niên trải nghiệm văn hóa.
Theo Viện các vấn đề y tế và xã hội Hàn Quốc, khoảng 350.000 người thuộc độ tuổi từ 19-39 tại nước này đang được coi là cô đơn và cô lập, chiếm 3% nhóm tuổi này.
Theo một tài liệu của chính phủ Hàn Quốc, khoảng 40% người trẻ bắt đầu sống tách biệt, thu mình lại từ khi còn là thiếu niên. Tài liệu này còn đề cập đến những người trẻ lựa chọn sống ẩn dật sau khi gặp trở ngại trong đời sống gia đình. Một trường hợp cho biết tình trạng trầm cảm bắt nguồn từ bạo lực gia đình. Một trường hợp khác chia sẻ bắt đầu xa lánh xã hội khi gia đình phá sản.
Những biện pháp mới hướng đến củng cố hỗ trợ của chính phủ để “đảm bảo thanh niên sống ẩn dật có thể khôi phục cuộc sống thường nhật và tái hòa nhập vào xã hội”.
Giáo sư khoa học chính trị Shin Yul tại Đại học Myongji ở Seoul nhận định: “Chính sách này về cơ bản là một biện pháp phúc lợi. Việc thử các phương thức khác nhau để thúc đẩy dân số trong độ tuổi lao động là tốt nhưng nó không thể coi như giải pháp lâu dài để sửa chữa vấn đề dân số”.
Hàn Quốc có tỷ lệ thanh niên thất nghiệp khá cao, khoảng 7,2%. Nước này cũng đang cố gắng xử lý tình trạng tỷ lệ sinh giảm nhanh chóng.
Ngày 22/2, Cơ quan Thống kê Hàn Quốc (KOSTAT) công bố số liệu cho thấy tỷ lệ sinh tại nước này năm 2022 ở mức thấp chưa từng có với tổng cộng 249.000 trẻ chào đời, giảm 4,4% so với mức ghi nhận năm 2021.
Tổng tỷ suất sinh (TFR) của Hàn Quốc năm 2022 – số con trung bình mà một phụ nữ sinh trong đời – là 0,78. Đây cũng là mức thấp nhất kể từ năm 1970 khi KOSTAT bắt đầu tổng hợp dữ liệu liên quan.
KOSTAT cho biết thêm, với số liệu trên, năm 2022 là năm thứ 5 liên tiếp TFR thấp dưới 1. Trước đó, KOSTAT ước tính dân số nước này sẽ giảm tự nhiên từ 200.000 người trở lên bắt đầu vào năm 2038.
Có nhiều lý do khiến phụ nữ Hàn Quốc ngần ngại sinh con, trong đó có chi phí nuôi trẻ em cao, giá nhà tăng, triển vọng việc làm hạn chế…
Chủ tịch WB: Suy thoái kinh tế toàn cầu có thể kéo dài qua năm 2023
Ngày 19/9, Chủ tịch Ngân hàng Thế giới (WB) David Malpass cảnh báo nguy cơ kinh tế toàn cầu suy thoái có thể kéo dài sang năm 2023 và lâu hơn nữa.
Toàn cảnh cảng container ở Busan, Hàn Quốc. Ảnh minh họa: YONHAP/TTXVN
Trả lời kênh Fox Business, ông Malpass cho biết kinh tế Trung Quốc cũng như các nền kinh tế lớn khác, trong đó có Mỹ, có nhiều cơ hội để phục hồi. Tuy nhiên, Chủ tịch WB bày tỏ lo ngại các nước khác trên thế giới có thể tiếp tục suy giảm kinh tế vào năm 2023 và lâu hơn nữa.
Nguy cơ suy thoái toàn cầu đã được WB cảnh báo trong báo cáo mới công bố ngày 15/9 vừa qua, đặt trong bối cảnh các biện pháp kiềm chế lạm phát của các ngân hàng trung ương được dự báo sẽ ảnh hưởng đến tăng trưởng.
Cụ thể các biện pháp được áp dụng hiện nay có thể vẫn chưa đủ để hạ nhiệt lạm phát, khiến các ngân hàng trung ương cần tăng thêm tăng lãi suất, từ đó kìm hãm tăng trưởng kinh tế. Trong kịch bản này, WB dự báo tăng trưởng Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) toàn cầu sẽ giảm xuống 0,5% vào năm 2023 - tức là giảm 0,4% tăng trưởng tính theo đầu người, đồng nghĩa với việc kinh tế toàn cầu rơi vào suy thoái.
Trong kịch bản tồi tệ nhất, các nền kinh tế phát triển sẽ suy thoái trong khi các nền kinh tế đang phát triển và mới nổi ghi nhận tăng trưởng giảm.
Hồi đầu tháng 6, WB đã hạ dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu xuống còn 2,9%, so với dự báo 4,1% đưa ra hồi tháng 1.
Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản chuẩn bị ứng phó với siêu bão Hinnamnor Giới chức tỉnh Chiết Giang, miền Đông Trung Quốc, đã phát đi các cảnh báo bão Hinnamnor, yêu cầu các tàu đánh cá trở về cảng và sơ tán người dân ở những khu vực có thể gặp nguy hiểm. Từ ngày 3/9, Cơ quan Phòng chống bão lũ tỉnh Chiết Giang đã nâng mức phản ứng khẩn cấp với bão lên cấp...