Hàn Quốc: Triều Tiên sẽ phải trả giá nếu có hành động quân sự
Quân đội Hàn Quốc hôm 17/6 cảnh báo sẽ khiến Triều Tiên phải “trả giá” nếu có hành động quân sự chống lại Seoul.
Tuyên bố được Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Hàn Quốc (JCS) đưa ra vài giờ sau khi Triều Tiên tuyên bố sẽ tái triển khai quân đội tới một khu công nghiệp liên Triều tại thị trấn Kaesong ở biên giới phía tây và khu du lịch chung núi Kumgang ở phía đông, theo Yonhap.
Triều Tiên tuyên bố sẽ khôi phục các chốt canh gác đã bị dỡ khỏi khu phi quân sự ngăn cách hai miền bán đảo và nối lại toàn bộ các cuộc diễn tập quân sự thường xuyên gần biên giới liên Triều, trong động thái rõ ràng nhằm xóa bỏ thỏa thuận giảm căng thẳng quân sự đã ký năm 2018.
Lính thủy đánh bộ Hàn Quốc tuần tra gần biên giới liên Triều hôm 16/6. Ảnh: Yonhap.
“Những động thái này cản trở hai thập kỷ nỗ lực của Hàn Quốc và Triều Tiên nhằm cải thiện quan hệ liên Triều và gìn giữ hòa bình trên bán đảo Triều Tiên. Nếu Triều Tiên thực sự có động thái như vậy, chắc chắn họ sẽ phải trả giá”, Jeon Dong Jin, chỉ huy hành quân tại JCS, cho biết.
Trước đó, em gái của nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un, bà Kim Yo Jong, đe dọa sẽ hủy bỏ hoàn toàn thỏa thuận trong sự tức giận vì các nhà hoạt động ở Hàn Quốc rải truyền đơn chống Bình Nhưỡng qua biên giới.
Bà Kim nói Seoul nên sẵn sàng cho việc “hủy bỏ thỏa thuận hai miền trong lĩnh vực quân sự mà hầu như không có giá trị” nếu không có biện pháp xử lý hoạt động rải truyền đơn.
Sau một loạt tuyên bố làm gia tăng căng thẳng trên bán đảo, Bình Nhưỡng đã cho phá hủy văn phòng liên lạc liên Triều ở thị trấn Kaesong hôm 16/6.
“Về tình hình an ninh hiện nay, quân đội chúng ta đang theo dõi chặt chẽ các động thái của quân đội Triều Tiên một cách liên tục và duy trì tư thế sẵn sàng một cách vững vàng”, ông Jeon nói.
“Chúng tôi sẽ tiếp tục nỗ lực để giữ tình hình một cách ổn định, ngăn chặn sự việc leo thang thành một cuộc khủng hoảng quân sự”.
Triều Tiên phá hủy văn phòng liên lạc chung với Hàn Quốc gần DMZ
Bộ Thống nhất Hàn Quốc xác nhận Triều Tiên vừa giật sập văn phòng liên lạc chung ở Kaesong sau khi khói, tiếng nổ xuất hiện tại khu vực này vào ngày 16/6.
Triều Tiên từ chối tiếp đặc sứ Hàn Quốc, quyết đưa quân đội áp sát biên giới
Triều Tiên hôm thứ Tư (17/6) từ chối lời đề nghị đàm phán với 2 đặc phái viên của Hàn Quốc, tuyên bố sẽ đưa quân đội trở lại khu vực phi quân sự.
Theo Reuters, bước đi này sẽ tiếp tục đi ngược lại các thỏa thuận hòa bình liên Triều. Hôm 16/6, Triều Tiên cho nổ tung văn phòng liên lạc chung ở thị trấn biên giới. Văn phòng cũng là một phần thỏa thuận năm 2018 của các nhà lãnh đạo hai bên.
Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in hôm thứ Hai (15/6) đề nghị cử cố vấn an ninh quốc gia Chung Eui-yong và Giám đốc tình báo Suh Hoon làm đặc phái viên đàm phán với Triều Tiên. Tuy nhiên bà Kim Yo-jong, em gái của nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đã "thẳng thừng từ chối lời đề nghị thiếu khôn ngoan và nham hiểm này", KCNA nói.
Triều Tiên từ chối cử đặc sứ, khẳng định sẽ đưa quân trở lại biên giới. (Ảnh minh họa: KCNA)
"Tìm giải pháp cho cuộc khủng hoảng hiện nay giữa miền Bắc và miền Nam là không thể, bởi sự yếu kém và thiếu trách nhiệm của chính quyền Hàn Quốc. Vấn đề chỉ có thể chấm dứt khi được trả giá một cách phù hợp", báo Triều Tiên tuyên bố.
Văn phòng Tổng thống Hàn Quốc chưa đưa ra bình luận đáp trả.
Người phát ngôn Bộ Tổng tham mưu Quân đội Nhân dân Triều Tiên (KPA) cho biết sẽ huy động quân đội tới Núi Kumgang và Kaesong gần biên giới, nơi liên Triều đã thực hiện các dự án kinh tế chung trong quá khứ.
Triều Tiên cũng sẽ thiết lập lại các đồn cảnh sát ở Khu phi quân sự (DMZ), trong khi tăng cường các đơn vị pháo binh gần biên giới biển phía Tây, sẵn sàng nâng cao khả năng chiến đấu mức cao nhất.
Triều Tiên cũng sẽ khởi động lại việc gửi tờ rơi chống Seoul qua biên giới. "Các khu vực thuận lợi cho việc phát tán tờ rơi chống lại miền Nam sẽ mở ra trên toàn tuyến đầu và các chuyến đi của người dân chúng tôi để phát tán tờ rơi sẽ được đảm bảo về mặt quân sự và an ninh triệt để", người phát ngôn Triều Tiên cho biết.
Video: Nổ văn phòng liên lạc liên Triều
KPA cũng cho biết họ đã nghiên cứu kế hoạch hành động để tái nhập các khu vực phi quân sự theo một hiệp ước quân sự liên Triều năm 2018, "biến tiền tuyến thành một pháo đài".
Bộ Quốc phòng Seoul trước đó kêu gọi Triều Tiên tuân thủ thỏa thuận đã ký trước đó.
Triều Tiên cho nổ tung văn phòng liên lạc, Hàn Quốc họp an ninh khẩn cấp Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in họp khẩn với các quan chức an ninh hàng đầu, sau khi Triều Tiên phá hủy văn phòng liên lạc chung ở biên giới. Ngày 16/6, Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in triệu tập cuộc họp khẩn cấp với các quan chức an ninh hàng đầu sau khi Triều Tiên phá hủy văn phòng liên lạc liên...