Hàn Quốc triển khai dịch vụ taxi tự lái đầu tiên ở thủ đô Seoul
Theo kế hoạch, thành phố Seoul của Hàn Quốc dự kiến đưa vào vận hành 12 phương tiện giao thông công cộng tự hành tại quận Sangam-dong vào cuối năm nay.
Dịch vụ taxi tự lái tại thủ đô Seoul, Hàn Quốc. (Nguồn: Tòa thị chính Seoul)
Ngày 9/2, chính quyền thành phố Seoul thông báo số taxi tự lái đầu tiên ở thủ đô của Hàn Quốc sẽ đi vào hoạt động tại khu vực phía Tây thành phố trong tuần này.
Theo thông báo, 4 ôtô tự hành sẽ bắt đầu cung cấp dịch vụ taxi công cộng tại quận Sangam-dong ở phía Tây Seoul ngày 10/2 và hoạt động trên 2 tuyến đường giao thông riêng biệt.
Hành khách có thể gọi một trong các taxi này trên ứng dụng điện thoại thông minh TAP! với giá cố định 2.000 won (1,67 USD)/cuốc xe và có thể thanh toán tự động trên ứng dụng.
Chính quyền thành phố Seoul nêu rõ các taxi tự lái này được phép lưu thông ở 2 khu thương mại riêng biệt trong quận Sangam-dong, sẽ đón và trả khách tại bất kỳ điểm nào dọc theo các tuyến đường mà hành khách đặt trên ứng dụng.
Thành phố Seoul cũng có kế hoạch khai trương hoạt động của các xe buýt tự lái tại quận Sangam-dong vào tháng Ba tới.
Tính cả kế hoạch này, thành phố Seoul dự kiến đưa vào vận hành 12 phương tiện giao thông công cộng tự hành tại quận Sangam-dong vào cuối năm nay.
Quận Sangam-dong đã được chọn làm khu vực triển khai dự án thử nghiệm phương tiện tự hành của thành phố.
Ứng dụng TAP! có thể tải xuống trên Google Play Store hoặc App Store của Apple bắt đầu từ ngày 10/2.
Video đang HOT
Theo chính quyền thành phố Seoul, những người sử dụng dịch vụ mới này lần đầu tiên sẽ được miễn phí trong khuôn khổ chương trình khuyến mãi khi ra mắt dịch vụ./.
Hàn Quốc với 3 chiến lược phát triển ngành công nghiệp ô tô tương lai
Hàn Quốc đang định hình chiến lược phát triển ngành công nghiệp ô tô với mục tiêu đưa quốc gia Đông Bắc Á này trở thành quốc gia cạnh tranh nhất thế giới trong ngành công nghiệp ô tô vào năm 2030.
Xe buýt tự lái Zero Shuttle chạy thử trên tuyến đường ở Seongnam, Hàn Quốc. Ảnh: Yonhap
Theo lộ trình này, Hàn Quốc tập trung vào việc thúc đẩy tăng trưởng đổi mới sáng tạo trong lĩnh vực sản xuất chế tạo các phương tiện trong tương lai, bao gồm cả việc thương mại hóa xe hoàn toàn tự hành vào năm 2027 và tăng tỷ lệ xe thân thiện với môi trường lên 33% tổng số xe mới được bán ở Hàn Quốc vào năm 2030.
*Xe thân thiện với môi trường "lên ngôi"
Bộ Địa chính và Giao thông Hàn Quốc cho biết tính đến hết tháng 10/2021, tổng số ô tô đăng ký trong nước đạt 24,78 triệu chiếc. Số xe đăng ký mới trong quý III/2021 đạt 407.000 xe, trong đó các loại xe thân thiện môi trường, như xe điện, xe hydro, xe lai (hybrid) tăng thêm 90.000 chiếc (9,2%) so với quý II/2021, đạt 1.063.000 xe.
Bên trong buồng lái một mẫu xe tự hành chạy thử nghiệm của tập đoàn Cruise. Nguồn: AFP/TTXVN
Riêng số lượng ô tô điện là 201.000 chiếc, tăng 16,4%. Đây là lần đầu tiên số lượng ô tô điện được đăng ký tại Hàn Quốc vượt 200.000 xe, tăng gấp 3,6 lần so với quy mô cuối năm 2018 với 56.000 xe. Xét theo loại xe, có 81,3%, khoảng 164.000 chiếc là ô tô con chạy điện, 17,4% tương đương 35.000 xe là ô tô tải điện.
Chính phủ Hàn Quốc có kế hoạch đưa ra thị trường 4,5 triệu xe điện chạy bằng pin nhiên liệu hydro và xe điện vào năm 2030. Đây là lộ trình nằm trong kế hoạch chuyển đổi sang ô tô tương lai đã được thông qua trước đó.
* Những chiến lược đầy tham vọng
Ba chiến lược mà Hàn Quốc theo đuổi để phát triển ngành công nghiệp ô tô trong tương lai bao gồm: đẩy nhanh phát triển công nghệ, thúc đẩy doanh số bán ô tô thân thiện với môi trường trong nước và đẩy sớm thời hạn thương mại hóa xe hoàn toàn tự hành từ năm 2030 lên năm 2027, trong khi tiếp tục chuẩn bị cho kỷ nguyên "ô tô bay" và các dịch vụ xe trong tương lai.
Để thúc đẩy việc chuyển đổi sang ô tô tương lai, Hàn Quốc thông qua khoản đầu tư tư nhân 60.000 tỷ won (50,5 tỷ USD), chủ yếu đến từ hai tập đoàn sản xuất ô tô lớn nhất Hyundai và Kia Motor. Ảnh: Yonhap
Mục tiêu cụ thể mà Hàn Quốc đề ra là tăng tỷ lệ xe chạy bằng điện và hydro lên 33% trong tổng số xe mới được bán ở trong nước. Hàn Quốc cũng đặt mục tiêu tăng thị phần toàn cầu của các loại xe thân thiện với môi trường lên 10% vào năm 2030.
Xe chạy bằng điện và hydro hiện chỉ chiếm 2,6% doanh số bán ô tô mới tại Hàn Quốc. Mục tiêu của chính phủ là tăng tỷ lệ phần trăm lên khoảng 10% vào năm 2022, trước khi cuối cùng vượt qua mốc 30% vào năm 2030.
Để thúc đẩy việc chuyển đổi sang ô tô tương lai, Chính phủ Hàn Quốc đang thực hiện một quá trình chuyển đổi nhanh sang một hệ sinh thái xe tương lai rộng mở thông qua khoản đầu tư tư nhân 60.000 tỷ won (50,5 tỷ USD), chủ yếu đến từ hai tập đoàn sản xuất ô tô lớn nhất Hyundai và Kia Motor.
Các dự án này sẽ tập trung đầu tư cho việc chuyển đổi sản xuất của các công ty linh kiện, tài trợ cho phát triển và hoàn thiện công nghệ xe tự hành để thương mại hóa.
Theo đó, đến năm 2024, sẽ có hệ thống và cơ sở hạ tầng (các con đường chính) cho các phương tiện tự lái và tung ra các phương tiện tự lái đáp ứng tiêu chuẩn SAE Quốc tế về tự động hóa "cấp độ bốn". Sau khi đạt được các mục tiêu này, các phương tiện tự hành sẽ được thương mại hóa cho các quốc lộ chính trên toàn quốc vào năm 2027.
Thủ đô Seoul vừa qua đã đưa vào vận hành dự án ô tô con tự hành thương mại đầu tiên và dự kiến đưa xe buýt tự hành vào hoạt động từ đầu năm 2022. Seoul đặt mục tiêu đến năm 2023 sẽ sử dụng xe buýt tự hành trên các tuyến tỉnh lộ đường dài.
Trước đó, thành phố Sejeong cũng đã công bố ứng dụng xe tự hành tại một số tuyến cố định sau thời gian hoàn thành nghiên cứu và hoàn thiện.
Hai nhà sản xuất ô tô lớn nhất của Hàn Quốc gồm Hyundai hay Kia Motor đều đã công bố kế hoạch dừng sản xuất ô tô động cơ đốt trong để chuyển sang các mẫu xe thân thiện với môi trường.
Tại sự kiện "Hydrogen Wave" ("Làn sóng Hydro") được tổ chức hồi tháng 9/2021, Chủ tịch tập đoàn Hyundai Chung Eui-sun tuyên bố: " Thời gian tới, Hyundai sẽ chỉ ra mắt các mẫu xe thương mại mới là xe điện hoặc xe hydro, nhằm đẩy sớm chuyển đổi sang "xã hội hydro".
Theo đó, Hyundai sẽ sản xuất xe hydro ở tất cả các dây chuyền sản xuất xe thương mại cho tới năm 2028. Tập đoàn này nhấn mạnh sẽ trở thành nhà sản xuất ô tô đầu tiên trên thế giới chuyển đổi toàn diện sang ô tô thương mại thân thiện môi trường.
Tại sự kiện cùng ngày, ô tô Hyundai cũng ra mắt mẫu xe tải tự hành chạy hoàn toàn bằng hydro "Trailer Drone", có thể chạy trên 1.000 km cho mỗi lần sạc.
Tiếp nối Hyundai, hãng Kia cũng quyết định dừng bán ô tô chạy bằng động cơ đốt trong, chỉ bán ô tô điện và ô tô chạy bằng hydro từ năm 2035 trong chiến lược trung hòa carbon đến năm 2045.
Về mặt chính sách, Hàn Quốc đã cho thành lập Hiệp hội công nghiệp tự hành giữa tháng 10/2021. Hiệp hội có sự tham gia của khối Nhà nước và tư nhân nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh hệ sinh thái ngành công nghiệp tự hành của Hàn Quốc, Hiệp hội có sự tham gia của hơn 60 doanh nghiệp ở các lĩnh vực đa dạng như ô tô, phụ tùng ô tô, viễn thông, công nghệ thông tin (IT), dịch vụ, nền tảng.
Thời gian tới, Hiệp hội sẽ tìm kiếm và kiến nghị lên chính phủ các chính sách và bài toán cải thiện thể chế nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh ngành công nghiệp tự hành của Hàn Quốc; tìm kiếm dự án hợp tác giữa các doanh nghiệp, xây dựng mạng lưới quốc tế, với mục đích phá vỡ ranh giới và đẩy mạnh hợp tác giữa các ngành công nghiệp ở lĩnh vực tự hành.
Một số nhà phân tích cho rằng sự suy giảm của các loại xe sử dụng động cơ đốt trong là không thể tránh khỏi, nhưng các loại xe thân thiện với môi trường, phương tiện tự hành cũng đang còn bộc lộ nhiều hạn chế về mặt kỹ thuật, cơ sở hạ tầng và thói quen sử dụng.
Đặc biệt, việc gia tăng độ bền và kéo dài thời gian sử dụng của pin cũng như giảm giá thành chế tác đang là vấn đề lớn đối với các nhà sản xuất.
Để nhanh chóng lấp đầy những lỗ hổng về công nghệ và hệ sinh thái, công nghiệp ô tô tương lai cần một khoản đầu tư không hề nhỏ và Hàn Quốc cần phải chạy đua với thời gian để đạt được mục tiêu chiếm ưu thế hàng đầu thế giới trong lĩnh vực này.
Thời đại của ô tô tương lai đã xuất hiện rất rõ ràng và giờ chỉ còn là mức độ đầu tư và thời điểm chấp nhận rộng rãi của người tiêu dùng./.
Hàn Quốc: Chuyển bốt điện thoại thành trạm sạc xe điện Trong bối cảnh điện thoại di động đẩy các điện thoại công cộng trở thành "đồ bỏ" nhiều thành phố tại Hàn Quốc đã lên kế hoạch chuyển đổi những nơi này thành các điểm sạc pin cho các loại xe điện. Tại thành phố Jeonju, cách thủ đô Seoul 240 km về phía Nam, chính quyền thành phố này cho biết đã...